Đăng bởi: Ngô Minh | 30.05.2012

VUA MINH MẠNG CHỌN QUỐC HOA

VUA MINH MẠNG CHỌN QUỐC HOA
Ngô Minh
Cửu Đỉnh ở Đại Nội Huế – là báu vật bằng đồng vô giá của nước ta, “một bộ Đại Nam nhất thống chí bằng hình ảnh vô cùng độc đáo được đúc khắc trên chín đỉnh đồng đồ sộ đầu tiên của Việt Nam”, một Tượng đài thể hiện chủ quyền quốc giả, tượng đàu văn hóa Việt . Nghiên cứu các cảnh được chọn, ta thấy vua Minh Mạng thấu hiểu giang sơn gấm vóc Việt Nam vô cùng thâm hậu . 9 đỉnh là : Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương đỉnh, Anh Đỉnh , Nghị đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Mỗi đỉnh có 17 cảnh sông, núi, mây, gió, hoa cỏ, cây trái.v.v.. đặc trưng cho 3 miền Việt Nam, tổng cộng 153 cảnh, có cả Biển Đông ( Hoàng Sa, Trường Sa), Biển Tây . Trong sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” (NXB Thi Thức,1-2011), nhà văn Dương Phước Thu đã có một phát hiện thú vị : Tất cả các loại cảnh vật khắc trên đỉnh đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9 : 9 Chính ngọn núi lớn , 9 con sông lớn; 9 loài chim; 9 loài cây lương thực; 9 loại rau củ..v.v.. .
Riêng hoa cũng có 9 loài hoa được vua Minh Mạng chọn trong hàng ngàn vạn loài hoa ở nước ta. 9 LOÀI HOA ĐƯỢC VUA CHỌN CÓ THỂ GỌI LÀ QUÔC HOA. Theo thứ tự được khắc trên các đỉnh như sau : 1. hoa tử vi, 2.hoa sen, 3.hoa nhài, 4.hoa hồng, 5.hoa hải đường, 6.hoa hướng dướng, 7.hoa sói, 8.hoa dâm bụt , 9.hoa ngọc lan . Nếu Cửu Đỉnh là tượng đài văn hóa Việt thì 9 loại hoa được vua chọn có thể gọi là quốc hoa. Cuộc bình chọn quốc hoa vừa qua, hoa sen được chọn là quốc hoa. Hoa sen cũng được vua Minh Mạng chọn khắc vào đỉnh thứ 2 là Nhân Đỉnh, đúng là quốc hoa. Tại sao 9 loài hoa ấy được chọn khắc vào Cửu Đỉnh ? Theo chúng tôi, có 4 yếu tố để hoa được chọn : Hoa có sắc đẹp, có hương thơm, có nhiều giá trị trong đời sống, được nhân dân ưa chuộng. Ngày Tết trong Nam ngoài Bắc, ai cũng thích hoa Đào, hoa Mai, nhưng hai loại hoa này không được vua Minh Mạng chọn khắc vào Cửu Đỉnh. Tại sai vậy ? Có lẽ vì hai loài hoa này không đáp ứng được các tiêu chí trên. Xin nói rõ hơn về 9 loại hoa được chọn :

1.Hoa tử vi ( Tử vi hoa) khắc ở Cao Đỉnh, tức là loài hoa được vua quý nhất, vừa có hoa, có hương , lại là vị thuốc, được coi là “kỳ hoa dị thảo”. Hoa có mùi thơm dịu, phảng phất, nhẹ nhàng, thường nở vào mùa thu. Hoa nở thành chùm, dài hơn 10 cm, sáu cánh rời nhau, phiến hoa quăn và uốn lượn ở mép. Hoa tươi lâu, nên ngày xưa vua chúa Trung Quốc, Việt Nam rất ưa thích loại hoa này, cho trồng nhiều ở trong các tiền sảnh trong cung cấm. Hoa tử vi có sắc tím , sắc hồng, sắc bạch. Hoa tử vi lại là cây thuốc quý. Hoa, rễ hoa có vị hơi đắng, tính hàn, có thể chữa hoạt huyết, chỉ huyết, giải độc, thanh nhiệt. Rễ hoa, cánh hoa còn dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở, viêm gan, thuốc chữa trị cho phụ nữ sau khi sinh sản bị mắc chứng sản hậu lưu huyết, đau bụng… Người Huế rất thích trồng hoa tử vi ở vườn nhà.

2.Hoa sen ( Liên hoa) khắc ở Nhân Đỉnh, còn gọi Thủy chi hoa, Tịnh khách hoa, Lục nguyệt xuân, Bó bua (Thái), Ngậu (Tày). Loài hoa thường mọc ở nơi bùn lấy. Bùn càng tanh hôi sen càng phát triển. Từ cổ xưa hoa sen đã được người Việt chọn làm biểu trưng cho sự tinh khiết, cao quý, thể hiện khí tiết của bậc quân tử (liên hoa chi quân tử) . jh Hình ảnh hoa Sen được chạm khắc trên nhiều công trình xây dựng, đình, chùa… được vẽ trên những bức tranh, được ca ngợi trong những áng thơ văn tuyệt tác… Tất cả các phần của cây sen đều đều có giá trị trong cuộc sống. Hoa sen để trưng bày, thờ cúng, Lá sen để gói cơm sen, gói thực phẩm ở chợ, hột sen ( liên tử) dùng làm lương hực, là chất bổ dưỡng, có giá trị tăng sức lực, giảm nóng, trừ thấp, cao huyết áp, băng huyết…Ngày xưa chè sen Tịnh Tâm chỉ dùng trong Hoàng cung. Bây giờ hột sen Tịnh Tâm vẫn là thứ hàng quý hiếm dùng nấu chè cho người già, dùng làm quà biếu. Liên ngẫu ( củ sen) chế biến nhiều món ăn ngon. Tim sen ( liên tâm) dùng chữa chứng mất ngủ, tim đập nhanh. Ngó sen dùng để xào nấu, làm rau sống…Thực là một loại hoa ích lợi cả hình lẫn tướng.
3. Hoa Nhài, hoa lài ( Mạt lỵ hoa) ở Chương đỉnh. Loài hoa này có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở nhiều nơi của châu Á để làm cảnh, buổi sớm lấy hoa ướp trà và làm thuốc. Hoa nở màu trắng, thơm ngát, có loại đơn, có loại kép.Vì mùi thơm đậm của hoa (nhất là lúc đêm khuya) nên một số văn nhân thi sĩ ví loài hoa này với kỹ nữ. Hoa nhài còn được xem là biểu trưng cho sự thanh lịch, tao nhã : Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Hoa nhài là vị thuốc điều hòa chân khí, trừ hỏa, khử hàn tích…
4- Hoa hồng (Mai khôi hoa) là hình ảnh thứ nhất trong 17 hình ảnh được khắc ở Anh đỉnh. Ở Việt Nam có nhiều giống hồng như hồng trắng, hồng đỏ, hồng phấn, hồng nhung (đỏ thẫm), hồng vàng, hồng cam… Hoa Hồng có dáng đẹp mỹ miều, hương thơm dịu, được người phương Đông quý chuộng vì nó là biểu tượng của sự hoàn mỹ, thanh cao, sự thành đạt, vinh hiển, quyền quý. Đây là hoa của tình yêu, là tiếng nới của con tim. Ở trong các nhà chùa sư nữ, hoa hồng được cắm để cũng dưỡng lên chư Phật, Bồ Tát. Ngoài sắc đẹp, hương thơm, hoa hồng còn là vị thuốc chữa bệnh cho phụ nữ như kinh nguyệt không đều, thông kinh, băng huyết, làm thuốc chữa ho cho trẻ em.
5. Hoa Hải đường khắc ở Nghị đỉnh , là một loài hoa có dáng đẹp, sang trọng và quý phái. Cánh hoa cân đối, cứng cáp, màu đỏ hồng tươi thắm. lòng hoa có nhị, cánh hoa lớn mà dày. Hoa Hải đường nở từ cuối Đông đến cuối Xuân, cương quyết đứng vững trước những cơn gió rét để dâng tặng cho đời nét đẹp hài hòa, tươi thắm và đầy cương nghị của mình. Người Huế thường trồng hoa Hải đường ở vườn nhà, vườn chùa, đình làng. Nhiều khi người ta hái hoa này để dâng cúng. Trà mi là hoa cùng loài với hải đường. Hoa và rễ cây Hải đường được chế biến thành thuốc cầm máu, giải độc trong các trường hợp xuất huyết tử cung, chảy máu cam rất hiệu nghiệm.
6- hoa Hướng dương (Quỳ hoa) khắc ở Thuần đỉnh, còn gọi là Nghinh dương hoa, Thái dương hoa, hoa Mặt trời… Hoa Hướng dương có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được trồng nhiều ở châu Âu vào thế kỷ 16 để lấy hạt làm dầu. Hoa đóa lớn, sang trọng. Hạt ăn được như hạt dưa. Có thể dùng làm thuốc trị ngộ độc nhẹ, chữa cao huyết áp, chóng mặt , đau răng, viêm khớp, rất tốt cho tim mạch. Người Việt Nam rất yêu hoa hướng dương.
7- Hoa sói, hoa hòe ( Trân châu hoa) được khắc ở Tuyên đỉnh . Còn gọi là Kim tác lan. Trân châu mọc thành từng bụi , hình hoa giống như ống chân gà, sắc trắng mà thơm. Là loại hoa quý, người Việt nhiều nơi trồng để làm cảnh. Hoa Sói là hoa kép (gié) ở ngọn, màu xanh hay vàng xanh. Do trái cây sói có hình tròn, nhỏ, màu đẹp như hạt ngọc nên người xưa gọi là Trân châu. Hoa trân châu có thể làm thuốc trị bệnh suy huyết ở trên đầu và mặt, nhức buốt không ngủ…
8. Hoa dâm bụt ( Thuấn hoa) khắc ở Dụ đỉnh . Còn gọi là Râm bụt, Bông bụt, Bông cẩn, Bông bụp, Triêu khai mộ lạc hoa (sáng nở, chiều rụng), Mộc cẩn hoa. Được trồng làm cảnh, làm hàng rào ở nông thôn. Hoa Dâm bụt to, có năm cánh, màu hồng, đỏ, đỏ thẫm, hồng nhạt… tươi thắm, rực rỡ, thanh tú. Thơ Nguyễn Trãi viết :” Ánh nước hoa in một đóa hồng/ Vết nhơ chẳng bến, bụt làm lòng/ Chiều mai nở chiều hôm rụng/ Sự lạ cho hay tuyệt sắc không”. Bông, lá, rễ hoa dâm bụt có nhiều dược tính quý như trị viêm da đầu, , chữa mịt nhọ đang mưng mủ, chưa cầm máu, kích thích lưu thông máu, lợi tiểu…
9. Ngọc lan hoa ( Ngũ diệp lan) khắc ở Huyền đỉnh. Ngọc lan cây gỗ thân cao to. Trồng 3 năm thì ra hoa. Hoa Ngọc lan là một loại hoa màu trắng, hương thơm ngát khắp một vùng, thường nở vào mùa Hè. Do dáng hoa đẹp, thanh nhã, trắng tinh khiết nên Ngọc lan thường được trồng làm cảnh trong vườn để thưởng thức hương hoa. Ngày nay ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam , Đà Nẵng , Bình Định … ngọc lan được trồng rất nhiều trong khuôn viên đình chùa , công sở…Hoa Ngọc lan còn được dùng để bày tỏ lòng thành kính sâu xa khi dâng cúng lên Trời Phật, tổ tiên….
Thế mới biết vua Minh Mạng chọn hoa tinh diệu thật.
—————
( Nguồn : Sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của Dương Phước Thu ,(NXB Thi Thức,1-2011 )


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Chuyên mục

%d người thích bài này: