Đăng bởi: Ngô Minh | 05.09.2012

HÌNH TƯỢNG NÔNG NGHIỆP TRÊN CỬU ĐỈNH

           HÌNH TƯỢNG NÔNG NGHIỆP TRÊN CỬU ĐỈNH

                                                                 Ngô Minh

 

          Cửu Đỉnh ở Đại Nội Huế – là báu vật bằng đồng vô giá của nước ta, “một bộ Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh vô cùng độc đáo và sang trọng được đúc khắc trên chín đỉnh đồng đồ sộ đầu tiên của Việt Nam, một Tượng đài văn hóa Việt . Nghiên cứu các cảnh được chọn, ta thấy vua Minh Mạng thấu hiểu giang sơn  gấm vóc Việt Nam vô cùng thâm hậu, nhất là nhà vua rất tường tận nông nghiệp, nông thôn, nên  vua đã cho khắc rất nhiều hình ảnh nông nghiệp vào Cửu Đỉnh. 9 đỉnh là : Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương đỉnh, Anh Đỉnh , Nghị đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Mỗi đỉnh có 17 cảnh sông, núi, mây, gió, hoa cỏ, cây trái.v.v.. đặc trưng cho 3 miền Việt Nam, tổng cộng 153 cảnh.   Trong sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” (NXB Thi Thức,1-2011), nhà văn Dương Phước Thu đã có một phát hiện thú vị : Tất cả các loại cảnh vật khắc trên đỉnh đều được  chọn lọc và sắp xếp theo số 9 : 9 Chính ngọn núi lớn , 9 con sông lớn; 9 loài chim; 9 con linh vật…

 

           Riêng các hình ảnh  liên quan đến nông nhiệp, nông thôn Việt Nam thế kỷ XIX, được khắc trên Cửu Đình, cũng chia thành từng nhóm như : 9 loài cây lương thực; 9 loại rau củ, 9 loại cây lấy quả, 9 loài dược liệu quý, 9 loài hoa,  9 con thú bốn chân, 9 loại cá, ôc, côn trùng, 9 con sông đào phục vụ nông nghiệp.v.v…Trên Cửu Đỉnh có 153 hình ảnh được chọn khắc, đặc trưng cho 17 lĩnh vực cuộc sống, thì  hình ảnh về nông nghiệp chiếm  gần 50%. Theo sách “Đất nước Việt nam qua Cửu Đỉnh Huế’, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh nông nghiệp Việt Nam để bạn đọc hiểu thêm về giá trị nhân văn của Cửu Đỉnh và sự am tường về nông nghiệp, nông thôn của vị vua thứ hai triều Nguyễn.

 

 

         Cây lúa tẻ ( Canh) được khắc trên đỉnh quan trọng nhất là Cao Đỉnh. Ở đỉnh này có 6 trên 17 hình ảnh nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp quan trọng nhất của đất nước là : Cây hoa tử vi, cây rau hành, cây lưa tẻ, kênh Vĩnh Tế, con trạch và quả mít. Sinh thời vua Minh Mạng sức cho dân trăm họ phải trồng cây mít ở vườn, ở đường cái quan để vừa có bóng mát, vừa có gỗ vừa có quả ăn. Lúa tẻ là loại lúa rất thơm, cho gạo hảo hạng, nuôi sống con người đứng đầu các loại lúa tẻ, đại diện cho 47 loại lúa tẻ ở nước ta thời ấy. Đều là hạt ngọc nhà trời. Ở đồng An Cựu, Huế xưa có loại lúa tẻ hương đạo , tục danh  nhe vàng, dân địa phương quen gọi là de, hột hơi dài, sắc gạo rất trắng mà thơm và mền cơm. Tháng 10 cấy, tháng 3 gặt. Đây là loại gạo tiến vua. Ca dao có câu : Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi / Gạo de An Cựu để nuôi mẹ già , là nói về thứ lúa de ấy.. Ở miền Bắc có giống tám thơm, miền Nam có nàng hương, đều là thứ lúa cho gạo hảo hạng.

 

          Hoa sen ( Liên hoa) khắc ở Nhân Đỉnh là đỉnh xếp thứ 2, còn gọi Thủy chi hoa, Tịnh khách hoa, Lục nguyệt xuân, Bó bua (Thái), Ngậu (Tày). Ở Nhân Đỉnh có các hình tượng nông nghiệp như :Con đồi mồi, hoa sen, lứa nếp,  rau hẹ, cá voi, sông đào Phổ Lợi ( Huế); cây lòn bon ( lòn bon, phụng quân mộc) . Quả lon bon rất ngọt, từng chùm như dâu da, ớ nhiều ỏ rừng Quảng Nam. Hiện vẫn được bán trên thị trường Huế, Đà Năng, Quảng Nam…. Tương truyền, thời gian bị quân Tây Sơn đuổi, Nguyễn Vương ẩn náu ở nguồn sông Vu Gia, rừng Quang Nam, nhờ ăn quả lon bon này mà sống . Khi Nguyễn Vương lên ngôi vua Gia Long, người đã đặt tên cho cây trái này là phụng quân mộc (cây gặp vua). Có lẽ vì thế mà vua Minh Mạnh cho khắc cây lòn bon vào Cửu Đỉnh.

           Hoa sen là loài hoa thường mọc ở  nơi bùn lấy. Bùn càng tanh hôi sen càng phát triển. Từ cổ xưa hoa sen đã được  người Việt chọn làm biểu trưng cho sự tinh khiết, cao quý, thể hiện khí tiết của bậc quân tử (liên hoa chi quân tử) .   jh Hình ảnh hoa Sen được chạm khắc trên nhiều công trình xây dựng, đình, chùa… được vẽ trên những bức tranh, được ca ngợi trong những áng thơ văn tuyệt tác… Tất cả các phần của cây sen đều đều có giá trị trong cuộc sống. Hoa sen để trưng bày, thờ cúng, Lá sen để gói cơm sen, gói thực phẩm ở chợ, hột sen ( liên tử) dùng làm lương hực, là chất bổ dưỡng, có giá trị tăng sức lực, giảm nóng, trừ thấp, cao huyết áp, băng huyết…Ngày xưa chè sen Tịnh Tâm chỉ dùng trong Hoàng cung. Bây giờ hột sen Tịnh Tâm vẫn  là thứ hàng quý hiếm dùng nấu chè cho người già, dùng làm quà biếu. oàng Cung, bây giưof cũng thứ hàng quý hiếmHoangfLiên ngẫu ( củ sen) chế biến nhiều món ăn ngon. Tim sen ( liên tâm) dùng chữa chứng mất ngủ, tim đập nhanh. Ngó sen dùng để xào nấu, làm rau sống…Thực là một loại hoa ích lợi cả hình lẫn tướng.

 

Củ tỏi

          Cây củ kiệu ( Giói) được khắc trên  Chương Đỉnh, là đỉnh thứ ba. Ở đỉnh này có các hình ảnh  nông nghiệp như sau : Con gà trống ( Kê) , cây của kiệu, con tê giác, con rùa, cây đậu xanh, cây đậu khấu, quả xoài, sông đào Lợi Nông, con cá sấu, hoa lài.

          Cây củ kiệu còn gọi là hóa thông, hay thái chi, thuộc họ hành . Kiệu là  mộtt hứ cây rau củ, có thể dugnf khi tươi cả lá và củ làm gia vị, hoặc có thể phơi qua nắng để muối hoặc có thể chế biến mắm, ăn rất ngon. Những người tu hành, ăn trường chay không hay dùng kiệu vì mùi hăng qua hơi thở khi nói. Kiệu là cây chịu nắng, ưa trồng trên cát. Nên vugnf mienf Trung trồng nhiều. Dân Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên vào tới ngũ Quảng bên kia đèo Hải Vân  là vugnf đất có kiệu ngon hơn cả. Kiệu còn là vị thuốc lợi tiêu. Món kiệu muối, kiệu bóp là món nhậu bình dân rất được ưa chuộng..

 

              Hoa hồng (Mai khôi hoa) là hình ảnh thứ nhất  trong 17 hình ảnh được khắc trên Anh đỉnh. Ở Đỉnh này, có hác hihnf ảnh nông nhiệp và nông thôn như sau : Hoa hồng, gỗ kiền kiền, con trăn, quả cau, củ nghệ vàng, cây dâu, con ngụa, con ve sầu.

          Ở Việt Nam có nhiều giống hồng như hồng trắng, hồng đỏ, hồng phấn, hồng nhung (đỏ thẫm), hồng vàng, hồng cam… Hoa Hồng có dáng đẹp mỹ miều, hương thơm dịu, được người phương Đông quý chuộng vì nó là biểu tượng của sự hoàn mỹ, thanh cao, sự thành đạt, vinh hiển, quyền quý. Đây là hoa của tình yêu, là tiếng nới của con tim. Ở trong các nhà chùa sư nữ, hoa hồng  được cắm để cũng dưỡng lên chư Phật, Bồ Tát. Ngoài sắc đẹp, hương thơm,  hoa hồng còn là vị thuốc chữa bệnh cho phụ nữ như kinh nguyệt không đều, thông kinh, băng huyết,  làm thuốc chữa ho cho trẻ em.

 

           Ở các đỉnh : Nghị đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh cũng có các hình ảnh nông nghiệp nông thôn rất gần gửi  như : con voi, hoa hải đường đậu ván, cây rau cải, cây mơ,con bò tót, hoa hướng dương, đậu nành, con ngao, con cá rô, con dê, hoa dâm bụt, con sò huyết, cây trầu không, cây đậu trắng, cây tía tô, con hươu, cây bông, cây sơn, cây sâm nam, củ tỏi, con trăn, quả vải, cà cuống.v.v…Nghĩa là tất cả sản vật chúng ta trồng tỉa, làm thức ăn hàng ngày đều cóp trên Cửu Đỉnh.

 

           Những sản vật nông thôn Việt gốc gác ấy đàm cho Cửu Đỉnh, một công trình văn hóa lớn của Triều đình,  trở nên thân thuộc, gắn bó với dân tộc và nhân dân ngàn đời…Phải có nhãn quan văn hóa lớn, tâm hồn dân tộc sâu sắc, vua Minh Mạng mới chọn khắc những hình ảnh nông nghiệp và nông thôn đậm đặc trên Cửu Đỉnh.

 

—————-

( Nguồn : Sách “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của Dương Phước Thu, (NXB Thi Thức,1-2011


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Chuyên mục

%d người thích bài này: