Đăng bởi: Ngô Minh | 19.07.2012

TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO PHẢI TRỞ THÀNH CHIẾN LƯỢC CẤP BÁCH VÀ LÂU DÀI

        ...Các báo của Đảng như nhân dân, Quân Đội Nhân Dân, Công an nhân dân.v.v. phải có trang báo mạng bằng tiếng Trung Quốc tập trung tuyên truyền  chủ quyền Việt Nam , để nhân dân Trung Quốc biết rõ chính phủ của họ đang gian dối như thế nào. Chúng ta phải phát hành những bộ sách “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” bằng tiếng Trung Quốc, phát không cho lưu học sinh hay lao động Việt Nam tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao…để qua họ tuyên truyền  biển đạo Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc. Nghĩa là tuyên truyền biển đảo  là một chiến lược cấp bách và lâu dài. Ở nóc nhà Đại sứ Quán Việt Nam hay ở tiền sảnh phải có một tấm bản đồ lớn, chi tiết về lãnh hải, vùng đặc quyền, thềm lực địa và các tên đảo của Việt Nam. Vẽ thật rõ ràng bằng tiếng nước sở tại để họ biết được chủ quyền biển đảo Việt Nam . Phải thành lập ngay “Bộ biển đảo”, hay “Cục biển đảo” ở trong Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công An… Phải in Luật biển Việt Nam thành nhiều thứ tiếng, gửi đến khắp nơi trên thế giới… Toàn thể dân tộc Việt Nam phải luôn tâm niệm làm theo lời vua Quang Trung:  “Đánh cho để dài tóc . Đánh cho để đen răng.Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ’.”

TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM  

PHẢI TRỞ THÀNH CHIẾN LƯỢC

CẤP BÁCH VÀ LÂU DÀI

                                                                        Ngô Minh

           Những nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đẩu, Đinh Kim Phúc.v.v.. đã viết rất nhiều, rất chính xác rằng lãnh hải Việt Nam trong đó có  quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được ghi rõ trong nhiều bản đồ cổ  của nước ta và thế giới từ 600 năm trước. Xin tóm lược các ý kiến của các tác giả : Hai bản đồ An Nam quốc(Hồng Đức 1490) và Vương quốc An Nam (Alexandre de Rhodes 1650) vẽ khá rõ biển Đông và hải đảo Việt Nam đương thời.  Hàng trăm bản đồ thế giới của các nước Tây phương vẽ, hầu hết trong đó đều có ghi nước ta với các đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà họ gọi là Paracel hay Pracel.  Vua Lê Thánh Tông đã đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào bản đồ Đại Việt  năm Canh Tuất (1490). Bộ sách Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư Đỗ Bá hiệu Công Đạo vào khoảng 1630 – 1653 gồm 4 quyển, trong quyển 1 có ghi: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm…” và có một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”.  Đặc biệt hai bản đồ An Nam đại quốc họa đồ (Taberd 1838) và Đại Nam nhất thống toàn đồ(1840) thể hiện khá đầy đủ hải đảo Việt Nam, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa.   Có cả những bản đồ về biển Đông  do người Trung Quốc vẽ mô tả khá rõ Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam , như : Giao Chỉ quốc – Giao chỉ dươngtrích ; Việt Nam đông đô – Việt Nam tây đô với Đông Dương đại hải của Ngụy Nguyên (1842).. Bản đồ An Nam quốc với Đông Nam hải của Ngụy Nguyên (1842)…

alt

          Không chỉ  vẽ trên bản đồ , mà từ rất sớm người Việt Nam  từ xưa đến nay đã xác lập chủ quyền và tổ chức quản lý, khai thác các đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở biển Đông. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long ( 1802-1820) đã có chính sách khai thác tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sử sách nhà Nguyễn chỉ chép vào năm Bính Tý (1816) vua Gia Long sai người ra hải đảo  cắm cờ tại Bãi Cát Vàng.  Minh Mạng là vị vua đầu tiên cho khảo sát chi tiết các đảo tại Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa và Trường Sa). Sách Đại Nam thực lục chính biên cho biết, năm Giáp Ngọ (1834) vua Minh Mạng đã sai Đội trưởng đội Hoàng Sa là Trương Phúc Sĩ dẫn 20 thủy thủ đi đo đạc kích thước, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo. Những người không hoàn thành nhiệm vụ đều bị xử phạt. Như Giám thành Trương Viết Soái, năm Bính Thân (1836) khi về không có bản đồ đệ trình đã bị xử “trảm giam hậu” (chém nhưng tạm giam trước)… Bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833, 1835, 1836… Việc cho quân đồn trú, tiến hành thu thuế và bảo vệ ngư dân cũng đã được thực hiện. Vua Minh Mạng đã cho khắc trên Cửu Đỉnh Huế hình ảnh Đông Hải ( biển Đông).  Thời vua Khải Định đã tái khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa  trước  yêu sách vô lý của của Quốc dân đảng Trung Hoa . Ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề thay mặt triều đình Huế đã xác nhận chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư : “Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…” Đến thời vua Bảo Đại đã thay đổi đơn vị hành chính các đảo ở biển Đông. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tên chung là Bãi Cát Vàng ) là một đơn vị của đất Thuận Quảng, sau đó đổi tên là Quảng Ngãi. nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục  đã ghi chép khá đầy đủ và cụ thể về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải năm 1776 : “Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré…; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải….Đến vua Bảo Đại, việc phân tách thành hai quần đảo mới được xác lập. Tháng 12.1933 các đảo Trường Sa sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa, rồi Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng. Đến ngày 29 tháng 2 năm Mậu Dần (1938) vua ra Chỉ dụ số 10 chuyển đổi và  chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên. Ngày 5.6.1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký nghị định thành lập đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và cho dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa, Sách Đại Nam thực lục chính biên của Triều Nguyễn  ghi chép rất rõ việc quản lý đảo Hoàng Sa của các vua Nguyễn . Xin nêu một vài chi tiết trong Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 176, trang 1, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chép: “Mùa đông, tháng 12, thuyền buôn Anh Cát Lợi ) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền tam bản đến bờ biển Bình Định. Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ, hậu cấp cho tiền và gạo. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp… Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt. Phái viên về tâu, vua nói: “Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hoá, đổi được tục man di. Thật rất đáng khen.” Sai thưởng cho thuyền trưởng và đầu mục, mỗi người 1 áo đoạn vũ hàng màu, 1 quần vải tây và 1 chăn vải; các người tuỳ tùng mỗi người 1 bộ áo quần bằng vải màu. Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước”. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 194, trang 7 và 8, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Viên ngoại lang Công bộ Đỗ Mậu Thưởng vâng lệnh phái đi công cán Hoàng Sa về, đem bản đồ dâng lên… Đỗ Mậu Thưởng và các người đi cùng đều được gia thưởng áo quần và tiền”. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 204, trang 3 và 4, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Phái viên đi Hoàng Sa là bọn Suất đội Thuỷ sư Phạm Văn Biện trước đây bị bão sóng làm tản mát, đến nay lục tục về tới Kinh. Hỏi, chúng nói nhờ có thuỷ thần cứu giúp. Vua sai bộ Lễ chọn địa điểm ở đồn cửa biển Thuận An đặt đàn dùng lễ Tam sinh hướng ra biển lễ tạ. Thưởng tiền cho Phạm Văn Biện và viên biền binh, dân đi theo phái đoàn có thứ bậc khác nhau..v.v…Từ năm 1909-1933, chính phủ Pháp cai trị Đông Dương liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

           Những tư liệu trên cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa từ hơn 600 năm trước, khi mà người Trung Quốc chưa biết nhiều về“biển đảo“, đã là  của Việt Nam. Dù không có bất cứ chứng cớ lịch sử nào, Trung Quốc vẫn cứ   rêu rao là các đảo trên biển Đông đó thuộc chủ quyền của họ. Rồi họ ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò ( đường  9 đoạn) kéo gần hết biển Đông vào bản đồ của họ, họ gọi đó là “lợi ích cốt lõi”.  Họ còn tuyên bố cấm đánh  bắt hải sản trên biển Đông. Tàu thuyền ngư dân Việt Nam  ra khơi đánh cá trên  biền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt nam bị  tàu kiểm ngư Trung Quốc bắt, đánh đập, thu tàu, ngư cụ và  hải sản đánh bắt được,  đòi bồi thường nhiều lần. Các tàu  thăm dò địa chấn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam hoạt động trong vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền Việt Nam theo Luật  biển quốc tế năm 1982, bị  tàu giám ngư của Trung Quốc cắt cáp ,vì họ cho rằng “xâm phạm vùng  biển  thuộc chủ quyền của họ”. Trung Quốc âm mưu biến vùng  biến đặc quyền của Việt Nam thành vùng biển của chúng. Gần đây bọn bành trướng tham lam lại  rao đấu thầu khai thác dầu khi ngay trong thềm lực địa Việt Nam, chúng đưa hàng chục tàu cá , tàu hải giám ( thực chất là tàu quân sự) vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam.v.v.. Chúng mua chuộc Cămpuchia để phá hoại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 7-2012 thông qua  bộ quy tắc ứng xử biển Đông, mà chúng cho là gây khó dễ cho chúng trong âm mưu bành trướng. Dã tâm của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông, ngăn chặn tàu Việt Nam tiếp tế , ra vào Trường Sa…

          Sự thật là như thế, chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thuộc về Việt Nam là không thể chối cãi . Nhưng điều băn khoăn nhất là lâu nay chúng ta đã không quan tâm đến việc giới thiệu, truyên truyền chủ quyền biển đảo của một cách quy mô trên phạm vị toàn thế giới. Trong lúc đó Trung Quốc lại rất sốt sắng làm việc này. Họ tuyên truyền đến mức 1,4 tỷ dân Trung Quốc đều tin rắng, Việt Nam là nước “phản bạn”, đã chiếm biển của Trung Quốc, chứ Trung Quốc không chiếm biển Việt Nam . Họ đã lên kế hoạch hàng trăm năm xâm chiếm lãnh thổ các nước láng giềng bằng mọi thủ đoạn kinh tế, quân sự, tranh chấp, thôn tính, bằng hàng hóa, bằng lao động.v.v.. Họ ra sức  tuyên truyền “ chủ quyền” của họ trên biển bằng mọi hình thức, ở tất cả các ngành, các cấp, nên nhân dân thế giới khi nghe đến việc tranh chấp biển Đông lại không biết biển Đông ở đâu vì họ chỉ quanh gọi là biển gọi là Nam Trung Hoa. Lợi dụng sự nhầm lẫn đó, người Trung Quốc vẽ bản đồ của họ bao gồm cả đường lưỡi bò tung ra khắp thế giới.  Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã thiết lập một đơn vị hành chính trên đảo họ gọi Thành phố Tam Sa. Thậm chí, Trung Quốc còn nói bừa rằng, lãnh hải (chiếm 80% biển Đông) của họ phù hợp với qui định của Công ước Liên hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 !?.Họ cứ tuyên truyền như thế, nhưng vì Việt Nam không có tiếng nói vạch trần sự gian dối, nên  nhân dân thế giới lại tin như thế !

         Mới đây Tập san Waste Management số 31 (2011) có công bố một bài báo khoa học của một nhóm tác giả Trung Quốc. Trong bài báo, các tác giả trình bày một bản đồ của Trung Quốc với đường lưỡi bò. Chẳng những trình bày đường lưỡi bò, họ còn vẽ những đốm đen nhỏ, hàm ý chỉ những quần đảo trong khu đó là lãnh thổ của Trung Quốc . Khi các trí thức Việt Kiều trên thế giới phát hiện và thông báo lại thì ta mới “lên tiếng phản đối”. Đó là cách tuyên truyền chạy theo rất bị động. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn , các bài báo khoa học các tập san quốc tế trong 10 năm (1996 – 2005) có 3456 bài , các nhà khoa học Việt Nam chỉ có chỉ có 69 bài, xấp xỉ 2%, liên quan đến khoa học xã hội.  Trong đó không có bài nào liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa cả. Nên có thể nói rằng mặc dù chúng ta có nhiều chứng từ, chứng cớ nhưng dường như chúng ta chỉ nói để chúng ta nghe với nhau, chứ chúng ta chưa có kế hoạch trình bày các chứng từ đó một cách có hệ thống trên các diễn đàn quốc tế, trong các tạp chí ,tập san nổi tiếng thế giới, trong các hội chợ, triễn lãm trên thế giới.

           Vì vậy tôi đề nghị Chính phủ phải đề ra cho các Bộ, nghành  lập kế hoạch chiến lược, chủ động giới thiệu, truyên truyền mạng mẽ về chủ quyền biển đảo Việt Nam  trên toàn thế giới mọi lúc, mọi nơi. Đây là việc làm vô cùng cấp  bách để cho dư luận thế giới hiểu rõ sự vô lý của phía Trung Quốc khi có tranh chấp xảy ra trên biển Đông, Trung Quốc không thể có những chứng cứ khoa học về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa đậm đặc, chắc chắn như chúng ta, nên chúng ta phải tận dụng cơ hội này. Cục Bản đồ Việt Nam phải xuất bản tập bản đồ biển đảoViệt Nam cập nhật từ xưa  đến nay bao gồm cả biển đảo, vùng đặc quyền, thềm lục địa bằng nhiều thứ tiếng Trung, Anh, Pháp, Việt, Nga.v.v.. và tìm cách phát hành  trên thế giới. Chính phủ phải mời các nhà khoa học Việt Nam ( trong và ngoài nước) viết thật nhiều bài in trên các tạp chí, tập san quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam; phải tổ chức những bộ bộ sưu tập đồ sộ các bản đồ cổ, mới , các tập sách viết về Việt Nam của các tác giải phương Tây trong đó có nói đến  Hoàng Sa, Trường Sa; xây dựng những bộ phim tư liệu về những Đội Hoàng Sa ở Lý Sơn, phim tư liệu Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 ; Sưu tập các bản dập các Mộc bản triều Nguyễn về các  chỉ dụ của  các vua Nguyễn về việc tuyển mộ  quân cho Đội Hoàng Sa, lệnh về cử người phụ trách, hay khen thưởng những người có công và phạt những người  không hoàn thành nhiệm vụ  khi ra Hoàng Sa.v.v.. Tất cả phải được thuyết minh bằng nhiều thứ tiếng . Tất cả những bộ sưu tập đó làm thành hàng trăm bộ để cho các sứ quán ta ở nước ngoài tổ chức triễn lãm trong các cuộc hội thảo về biển, lưu trữ ở thư viện Liên Hợp Quốc và các thư viện lớn trên thế giới; triễn lãm  trong các “Ngày văn hóa Việt Nam” ở nước này nước khác, hoặc  triển lãm trong các hội chợ về thương mại- du lịch mà  ta được mời. Ngay trong nước , ở Festival Huế, Festial biển Nha Trang, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng… cũng phải có  triễn lãm về bộ sưu rập chủ quyền biển đảo này. Chính phủ phải nghiên cứu  mở Đài phát thanh quốc tế Việt Nam trong đó có  chương trình  tiếng Trung Quốc. Các báo của Đảng như Nhân dân, Quân Đội Nhân Dân, Công an nhân dân.v.v. phải có trang báo mạng bằng tiếng Trung Quốc tập trung tuyên truyền chủ quyền Việt Nam ở biển Đông, để nhân dân Trung Quốc biết rõ chihns phỉ của họ đang gian dối như thế nào. Trang mạng ấy phải được cập nhật  hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Chúng ta phải phát hành những bộ sách “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” bằng tiếng Trung Quốc phát không cho lưu học sinh hay lao động Việt Nam tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, để qua họ tuyên truyền  biển đạo Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc. Nghĩa là tuyên truyền biển đảo  là một chiến lược cấp bách và lâu dài. Ở nóc nhà Đại sứ Quands Việt Nam hay ở tiền sách phải có một tấm bản đồ lớn, chi tiết về lãnh lãnh hải, vùng đặc quyền, thềm lực địa và các tên đảo của Việt Nam. Vẽ thật rõ ràng bằng tiếng nước sở tại để họ biết được chủ quyền biển đảo Việt Nam .

        Phải thành lập ngay “Bộ biển đảo”, hay “Cục biển đảo” ở trong Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công An…  Làm được như vậy, nhân dân thế giới sẽ hiểu  rõ hơn về chủ quyền của nước ta trên biển Đông, Trung Quốc sẽ bị cô lập, bị thế giới phản đối khi xâm lấn lãnh hải nước ta. Đừng sợ “ảnh hưởng đến 4 tốt, 16 chữ vàng”. Bon tàu thâm hậu ấy nói một đàng làm một nẻo, từ xứ đến nay dân ta đều rõ. Nên chugns chẳng  16 chữu vàng  như ta tưởng đâu, đó là chúngd lừa để thôn tín Việt Nam đấy. Toàn thể dân tộc Việt Nam phải luôn tâm niệm làm theo lời vua Quang Trung : “Đánh cho để dài tóc .Đánh cho để đen răngĐánh cho nó chích luân bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hoànĐánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ’.


Trả lời

  1. […] TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO PHẢI TRỞ THÀNH CHIẾN LƯỢC CẤP BÁCH VÀ… […]

  2. […] TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO PHẢI TRỞ THÀNH CHIẾN LƯỢC CẤP BÁCH VÀ… […]


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục