Đăng bởi: Ngô Minh | 01.04.2017

LỜI CHIA TAY ĐỘC GIẢ

LỜI CHIA TAY ĐỘC GIẢ

NGÔ MINH

Độc giả bốn phương của QUÀ TẶNG XỨ MƯA yêu quý!

Đầu tháng tư năm 2007, Ngô Minh đã nhờ các nhà văn Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập và sau đó là Mèo Bự lập cho trang Blog  QUÀ TẶNG XỨ MƯA  ở 2 địa chỉ: https://ngominhblog.wordpress.com/ ngominh.vnweblogs.com/. Năm 2016, trang chủ vnweblogs.com/ bị đánh sập sau 9 năm hoạt động. Như  vậy đến hôm nay trang QTXM ngominhblog.wordpress.com đã hoạt động được tròn 10 năm.

 

10 năm qua, 2 trang QUÀ TẶNG XỨ MƯA đã  được 11 triệu lượt bạn đọc truy cập. Chủ bút Ngô Minh đã phục vụ bạn đọc từ thơ, truyện ngắn, tản văn đến những bài chính luận phản biện sắc sảo của chính chủ bút viết hay các cộng tác viện tham gia. Ngoài ra còn tải về rất nhiều bài vở xuất sắc của các nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận  nổi tiếng ở trên mạng. Mỗi ngày in 5 đến 6 bài trong đó có những bài phản biện sâu sắc với chính kiến mạnh hướng về đổi mới đất nước, hướng về tự do, dân chủ cho nhân dân. QUÀ TẶNG XỨ MƯA mỗi ngày có trên 1000 người truy cập, như là một tờ báo mạng được độc giả mến mộ.

 

10 năm qua QTXM đã được rất nhiều nhà văn, nhà báo cộng tác bài vở một cách tích cực như: Các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Đài, Trần Thùy Mai, Lê Mai, Nguyễn Khôi, Nguyễn Ngọc Kiên, Trác Diễm, Nguyễn Đức Giao, các nhà sử học Mai Khắc Ứng, Nguyễn Đắc Xuân, các nhà báo Lê Quang Vinh, Nguyễn Hoàng Linh, Thanh Tùng .v.v..Chủ bút Ngô Minh vô cùng cảm ơn sự gắn bó và chia sẻ của các cộng tác viên xa gần.

 

10 năm, bây giờ chủ bút Ngô Minh đã tuổi 70, bệnh tật quá nhiều, đã có lần suýt “đi họp” , nhiều lần đau ốm nằm viện phải trốn về hàng ngày để cập nhật bài vở. Mà bài vở hàng ngày phải cân nhắc, chọn lọc rất căng thẳng để có chất lương cao phục vụ độc giả, nên không thể kham nổi, nên mạo muội CHIA TAY ĐỘC GIẢ TỪ NGÀY HÔM NAY.

 

Chia tay Blog QUÀ TẶNG XỨ MƯA, Ngô Minh đã có Facebook.com/ Ngô Minh Khôi thay thế để liên hệ chia sẻ với anh em độc giả thân thiết. Chia tay , nghãi là không cập nhật hàng ngày, nhưng QUÀ TẶNG XỨ MƯA vẫn con trên mạng, độc giả vẫn có thể tuy cập.

 

 XIN BÁI TẠ ĐỘC GIẢ THÂN THIẾT, BÁI TẠ CÁC CÔNG TÁC VIÊN 10 NĂM CÙNG CHUNG SỨC XÂY DỰNG MỘT TRANG MẠNG CHẤT LƯƠNG, HẤP DẪN. NGÀY CHIA TAY, NM XIN DĂNG MỘT LOẠT BÀI VIẾT CHỌN LỌC CỦA MÌNH ĐỂ BẠN ĐỌC CÙNG CHIA SẺ!

Đăng bởi: Ngô Minh | 01.04.2017

NGÔ MINH VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

NGÔ MINH VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

 

Ngô Minh Tên thật là Ngô Minh Khôi ( tên gốc họ dùng để ghi sớ cúng là Ngô Văn Khôi) , sinh 10-9-1949 ( Kỷ Sửu) Quê quán : Làng Thượng Luật, xã Ngư Thủy Trung , huyện Lệ Thủy , tỉnh Quảng Bình. Chỗ ở hiện nay : 11/73- Phan Bội Châu, TP Huế.

Email : ngominhnt@gmail.com.  ĐT : 0985756355

Blog:  ngominh.wordpress.com

Bố : Ngô Văn Thắng ( 1903 – 1956); Bị quy sai địa chủ và bị bấn trong CCRĐ. Mẹ : Đào Thị Tam ( 1910 – 1983)

 

  • Tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp Hà Nội ( 9-1972)

Đi bộ đội ngày 25-9-1972; vào miền Đông Nam Bộ  4-1973 , Ban Chính trị Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 . Quân hàm : Trung sĩ nhất . Viết báo, làm bản tin Ba Vì của Trung  Đoàn từ 1973- 1976

Huy chương Chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất. Huy hiệu Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Mịnh 1975. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam ( 2009)

– Đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam ( kết nạp tại mặt trận Xuân Lộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 25-4-1975).Huy hiệu 30 năm tuổi đảng(2006)

– Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 ; Hội Nhà báo Việt Nam 1989; Hội nhà văn THừa Thiên Huế 1980, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế 1989. Phóng viên báo Thương Mại tại miền Trung  từ 1989 -2004;  9- 2005, nghỉ hưu.

 

Đã từng giữ các công việc ;

– Làm báo ở Ban chính trị E14, F7, Miền Đông Nam Bộ ( 1973- 1976)

– Cán bộ Tổ chức, Thi đua, Đào tạo, Sở Thương mại Bình Trị Thiên 1977-1989 )

– Trưởng Đại diện báo Thương Mai tại miền Trung ( 1989 – 2005)

– Uỷ viên BCH Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế các  khoá 9 (2000- 2005), 10 (2005-2010)

– Uỷ viên Hội đồng Nghệ thuật VHNT Thừa Thiên Huế khoá 9

– Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khoá 11 ( 1996-2001), khoá 12 ( 2001-2005)

 

 

 

16 TẬP THƠ:

Phía nắng lên (1985); Chiếc lá biết đi (thơ thiếu nhi, in chung, 1987); Chân dung tự hoạ (1989); Nước mắt của đá (1991); Chân sóng (1995) ; Quà tặng xứ mưa (1996); Đứa con của cát ( 1998); Nắng mặn (thơ thiếu nhi, 2001); Phù sa biển (2001); Huyền thoại Cửa Tùng (2004); Lệ Thuỷ mút mùa ( 2005); Thơ tặng (2007), Gọi lá (2008 ); Ký tự biển (2013), tái bản 2015; 99 vần cũ (2016); 40 năm em ( 2017)

 

Góp mặt trong gần 20 tuyển tập thơ: Tuyển tập Văn học Thiếu nhi (NXB Văn học, 1995); Tổng tập Nhà  văn Quân đội ( tập2);Tuyển tập ngàn năm thơ trữ tình (1010-2004); Tuyển tập Ngàn năm thương nhớ ( thơ về Hà Nội từ 1010 – 2010); Tuyển tập Ngàn năm thơ tứ tuyệt Việt Nam (NXB Văn hóa dân tộc, 1997); Tuyển tập Thơ hay Việt Nam (NXB Văn hóa-Thông tin, 2006; Tuyển tập thơ Thầy giáo và Nhà trường (NXBGiáo dục,1999);  Tuyển tập Thơ văn xuôi (NXB Văn học, 1997); Tuyển tập Hai thập kỷ thơ Huế (NXB Văn học, 1995); 700 năm thơ Huế (NXB Thuận Hóa, 2008); Tuyển tập Lục bát Việt Nam (2 thế kỷ), NXB Văn học, 1994; Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, NXB Hội Nhà văn 2001; Thơ tình Việt Nam thế kỷ 20, NXB Thanh Niên -2000; Nghìn câu thơ tài hoa, NXB Văn học, 2000; Tuyển tập 30 năm Văn học Thừa Thiên Huế (NXB Thuận Hóa, 2008); Nhà văn Việt Nam hiện đại Quảng Bình …Ngoài ra còn có thơ trong các tuyển tập thơ Bình Định, Gia Lai, thơ Đà Lạt…

 

17 TẬP VĂN XUÔI, TIỂU LUẬN-PHÊ BÌNH, SƯU TẦM BIÊN SOẠN:

Văn hoá kinh doanh thời đổi mới (2000) ; Chuyện làm ăn thời hội nhập (   2002); Nhớ Phùng Quán (NXB Trẻ, 2003); Chuyện làng thơ (NXB Lao Động, 2004); Ăn chơi xứ Huế (2002), Đất Thiêng ( 2005); Phùng Quán- Ba phút sự thật ( tổ chức bản thảo, giới thiệu, 2006) ; Chuyện tử tù Lê Quang Vịnh, (ký sự, Văn nghệ 2007), NXB Lao Động tái bản năm 2012); Phùng Quán còn đây ( suu tầm , biên soạn cùng chị Vũ Bội Trâm, Văn Nghệ, 2007) ; Hồn quê trầm tích (2010); Cổ tích tàu không số (NXB Hội Nhà văn, 2011); Tướng Giáp trong tôi (Thuận Hóa, 2013); Quê quán của thơ (Thuận Hóa, 2013); Không thể khác (2016); Trung Hoa tạp lục (2016); Sống thời bao cấp (NXB Hội nhà văn, 2016); * Năm 1995, NXB Hội Nhà văn ấn hành bộ sách “NGÔ MINH TÁC PHẨM” 5 tập ( thơ- chân dung- ký- tiểu luận – mọi người viết về NM)  , 2100 trang

 

Sắp in :

  • Trường Sơn- 100 ngày và một đời ( tự truyện)
  • Cõi em ( Tập thơ tình)

 

 

  • Giải thưởng văn học :

Giải thưởng Trung ương Đoàn – Hội Nhà Văn 1982; Giải thưởng Văn học Bình Trị Thiên lần 1 (1982), lần 2 (1987); 2 lần Giải thưởng Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội  VHNT Việt Nam: 1996 tập thơ Chân Sóng, năm 2004 tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng. Giải thưởng VHNT Cố Đô (TTH) lần1 (1989) tập thơ Chân dung tự hoạ; lần 2 (1999) tập thơ Chân sóng , lần 3 ( 2003)- tập thơ Phù sa biển.; lần thứ4: Tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng.(2009)

Được tặng thưởng thơ hay  báo Nhân Dân 1978 (bài thơ Nón bài thơ và Hương đất cao Nguyên); Văn Nghệ Quân đội năm 1985 ( bài Ba mươi sáu dây đàn), Thơ hay 5 năm Tạp chí Sông Hương ( chùm thơ: Tìm tôi tìm Huế , Người bán mặt nạ, Miên man đêm Đồng Hới ).v.v.

– Giải thưởng cuộc thi sáng tác thơ ĐÂY BIỂN VIỆT NAM với bài thơ Nghe trẻ hát ở Trường Sa, 3-2012, do báo VietNamNet và Hội Nhà văn tổ chức.

 

 

 

 

Đăng bởi: Ngô Minh | 01.04.2017

TÌM TÔI TÌM HUẾ

QTXM: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ĐÁNH GIÁ:” ĐÂY LÀ MỘT TRONG ÍT BÀI THƠ HAY NHẤT VIẾT VỀ HUẾ THỜI HIỆN ĐẠI”

TÌM TÔI TÌM HUẾ

  

 

 

tôi ở đâu rơi về góc Huế

mười năm có lẻ buồn vui

một vợ hai con có bìa hộ khẩu

có một làng quê mong ngóng phía mặt trời

mà sao tôi chẳng là tôi

khi hèn mọn đánh rơi mình vào quên lãng (Đọc tiếp…)

Đăng bởi: Ngô Minh | 01.04.2017

CÙNG HOÀNG CẦM ĐI TÌM LÁ DIÊU BÔNG

 CÙNG HOÀNG CẦM ĐI TÌM LÁ DIÊU BÔNG

 Ngô Minh

 Thi sĩ Hoàng Cầm – NM

 

                                            Từ thuở ấy 

                                             Em cầm chiếc lá

                                             đi đầu non cuối bể

                                            Gió quê vi vút gọi

                                            Diêu bông hời…

                                             … ới Diêu bông…!

Nhà thơ đi tìm. Người yêu thơ đi tìm. Những lứa đôi đi tìm. Nhưng nào ai tìm thấy! Còn cái “Lá Diêu Bông“ viết hoa ấy vẫn ẩn hiện đâu đó nơi phố xá làng quê, nơi rừng sâu núi thẳm. Hoàng Cầm đa tình, kiêu sang mà cay đắng. Có phải bởi Hoàng Cầm cũng là tên của một vị thuốc bắc có vị đắng tận cùng ? (Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Hoàng Cầm là ông hoàng về thơ tình Việt Nam từ 50 năm nay. Bài thơ Lá Diêu Bông là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của ông, không thua kém gì, về mặt thơ, có khi vượt bài thơ Bên kia Sông Đuống. Lá Diêu Bông là một dấu ấn buồn thảm nên thơ nhất của đời ông. (Đọc tiếp…)

Đăng bởi: Ngô Minh | 01.04.2017

NGƯỜI TÌNH CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

NGƯỜI TÌNH CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

 Ngô Minh

 

 

TCS- Dao Ánh

Trong hơn 600 ca khúc Trịnh Công Sơn gửi lại dâng đời, ngoài âm nhạc cách mạng, nhạc phản chiến, còn lại đa phần là tình ca. Từ ca khúc Ứơt mi, Diễm Xưa cho đến hàng trăm bản tình ca sau này, Trịnh Công Sơn đã  trở thành nhạc sĩ viết tình ca dâng tặng cho nhiều thế hệ người Việt nhiều nhất. Có thể nói Trịnh Công sơn là người tình của cuộc đời, của con người, người tình của thiên nhiên muôn thuở: Mùa đông cho em nỗi buồn/ Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông / Tàn đông con nước kéo lên / Chút tình mới chớm đã viên thành…( Đoá hoa vô thường) ; hay Chiều nay còn mưa sao em không lại / Nhỡ mai trong cơn đau vùi / Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau  / Bước chân em xin về mau ( Diễm xưa).v.v.. Vậy NGƯỜI TÌNH của Trịnh Công Sơn là ai ? Có địa chỉ không ? Làm sao Trịnh có được hàng trăm nhạc phẩm tuyệt vời về tình yêu như thế ? Đó là câu hỏi của bạn, của tôi, mỗi khi nghĩ về Trịnh …

 

Tôi là người sinh sau, gặp anh Sơn khi Huế giải phóng và cùng ở trong Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên những năm 1976- 1979. Gần gũi mấy năm, tôi không nghe anh kể chuyện nhiều về những mối tình của mình. Phong phanh bạn bè kể rằng anh Sơn đã một lần cưới vợ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. “Ngươì tình” Trịnh Công Sơn đó là một người đẹp nổi tiếng ở Sài Gòn. Đám cưới tổ chức ở Khách sạn sang trọng. Sau đám cưới, phòng “tân hôn” của cô dâu chú rể vẫn ở khách sạn. Bạn bè cũng nghỉ ở đó mai mới về. Đêm, mọi người cứ tưởng Trịnh sẽ có một đêm “động phòng” hạnh phúc, nhưng trong khuya bỗng Trịnh Công Sơn chạy sang  xin nằm ngủ với bạn… Không hiểu thông tin ấy chính xác tới mức nào. Những lần gặp anh tôi không dám hỏi. Theo nhà văn Bửu Ý, người bạn rất thân của Trịnh, chính xác thì Trịnh Công Sơn đã hai lần tính chuyện “cưới vợ”. Cả hai lần đều sau 1975. Lần thứ nhất là năm 1983, Trịnh Công Sơn chuẩn bị cưới người phụ nữ có tên là C.N.N sống ở Paris, Pháp. Từ Sài Gòn, Trịnh đã gửi thư  cho Bửu Ý ngày 30.7.1983 rằng “Moi sẽ làm đám cưới trong tháng tới. Cố gắng vào thì vui hơn”, nhưng dự định cưới vợ lần ấy của Trịnh đã không thành
Năm 1990, Trịnh Công Sơn lại tổ chức cưới vợ , người phụ nữ này là V.A, lễ cưới đã chuẩn bị xong, cô dâu đã may áo cưới, nhưng đến phút cuối không hiểu tại sao anh lại khước từ hạnh phúc. Ngoài những “người đẹp” C.N.N, V.A, có một cô gái Nhật Bản tên là  Michiko yêu Trịnh tha thiết, và Trịnh cũng yêu. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cuốn bút ký “Trịnh Công Sơn- Cây đàn lia của Hoàng tử bé” ( NXB Trẻ 2005) thì Nhiều thiếu nữ,”fan” của nhạc Trịnh Công Sơn vẫn lui tới với anh hằng ngày, tìm thấy ở anh một tình bạn vong niên thật dễ thông cảm, vừa là một người tình lãng du của mọi lứa tuổi. Nhiểu bạn gái, trong đó có những người tình cũ của anh, đã trở về thăm anh như thăm lại nỗi cô đơn bẩm sinh khi người ta còn trẻ”. Trong đó có cô gái Nhật Bản Yosshii Michico, người đã quyết định bỏ ra  ba năm học tiếng Việt để  nói chuyện được với Trịnh và hiểu được ca từ  Trịnh Công Sơn. Và làm luận văn cao học về nhạc nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Trịnh cũng có những năm tháng yêu một ca sĩ Hà Nội và đã viết những bài hát riêng cho ca sĩ này thể hiện. Trịnh Công Sơn thổ lộ:” Phải cảm ơn H.N vì nàng đã làm cho mình không chỉ tồn tại như một kẻ nhắc vở đến từ quá khứ”. Nhưng tất cả cuộc tình đều không đi đến kết quả. Nên kết cục Trịnh Công Sơn đã đi vào cõi vĩnh hằng một mình như khi mẹ sinh ra ! Nên, trong tình yêu Trịnh mãi mãi vẫn là chàng lãng tử cô độc “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”…

 

Đó là những “vị hôn thê chưa cưới”. Còn “người tình” tâm tưởng góp phần làm nên sức lắng đọng bền bỉ của âm nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ không ai biết hết được ngoài anh ra. Những năm 1962- 1964, để tránh đi quân dịch, Trịnh Công Sơn rời Huế thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn, và học trong hai năm. Ở thành phố biển xinh đẹp này, Trịnh đã sáng tác một loạt bản  tình ca nổi tiếng như “Biển nhớ”, “Nhìn những mùa thu đi”, “Nắng thủy tinh”, “Chiều một mình qua phố”, “Dã tràng ca”, “Cát bụi”…, gây kinh ngạc và sự thán phục cho công chúng. Nhưng không biết “người đẹp” nào đã gieo mầm cho những hứng khởi âm nhạc vô giá này? Chưa tài liệu nào nói tới  chuyện này, nhưng tôi tin rằng chắc phải có, vì chuyện “giai nhân gọi tài tử ” là chuyện thường tình  xưa nay.

 

Nhưng nếu tính “người tình ” của Trịnh Công Sơn phải kể đến Bích Diễm , Khánh Ly.  Sau ca khúc “Ướt mi”, đầu thập niên 60 ở Huế, Trịnh Công Sơn đã rung động theo hình ảnh một thiếu nữ mảnh mai, con của một vị giáo sư dạy Pháp văn: Ngô Vũ Bích Diễm. Hình ảnh này sẽ vương lại mãi trong trái tim nhạc sĩ như một vết thương  thành vết sẹo giữa cuộc đời. Nghe người Huế đồn nhau rằng  Diễm xinh đẹp, đài các  lắm. Nàng theo bạn bè  học sinh  “xuống đường “ bị cảnh sát bắt giam. Gia đình  ngày nào cũng chỉ  bới  cho “người tù” bộ áo tím Huế mới và  cái quai nón bài thơ ! Ca khúc nổi tiếng “Diễm xưa” ra đời, một ca khúc đánh dấu đặc biệt trong đời của Trịnh và tồn tại lâu bền

 

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ

                                        Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao

                                        Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ

                                        Đường dài hun hút cho mắt thêm sầu  ( Diễn Xưa)

Diễm xưa đã trở thành một hình dung từ chỉ cái đẹp nhạc Trịnh mà không biết bao nhiêu thương nhân Việt đã lấy để đặt tên cho quán của mình. Hỏi về chuyện Diễn xưa, Trịnh Công Sơn trả lời rằng:” Ngày xưa dường như cả thế hệ tôi là vậy, yêu một mái tóc, một dáng hình, một ngày chỉ cần nhìn thấy mặt nhau, thấy em qua khung cửa sổ là cả ngày thấy vui”. Trong ca khúc Diễm Xưa có đoạn ca từ bất tử :

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động

                                         Làm sao em biết bia đá không đau

                                         Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Ấy là triết lý cuộc đời , triết lý Thiền mà Trịnh Công Sơn đã phát hiện ra từ khi còn rất trẻ.

 

Nhưng phải nói rằng với Trịnh Công Sơn, Khánh Ly mới là Người Tình muôn đời. Dường như toàn bộ tình ca Trịnh là viết riêng dành cho giọng hát Khánh Ly. Nói theo cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường  thì “với Sơn, Khánh Ly luôn luôn là giọng hát Người Tình”.  Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn được bổ lên dạy học ở  Bảo Lộc. Và Trịnh đã gặp Khánh Ly với cái tên Lệ Mai ở phòng trà Tulipe Rouge, Đà Lạt. Thế là “nên duyên”. Nhạc Trịnh Công Sơn bắt nguồn từ triết học hiện sinh và tư tưởng Phật học, nhưng lại chọn riêng một NGƯỜI TÌNH để  gửi – đó là Khánh Ly. Trịnh nghe Khánh Ly hát, nhận ra ngay giọng hát của cô ca sĩ này phù hợp với những bản nhạc tâm thức của mình. Trịnh Công Sơn kể : “Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly”. Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực  nhưng đầy hạnh phúc ấy: “Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh…” Những ngày tháng cuối năm 1965 đó, bằng cây đàn guitar thùng đơn giản, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã làm say đắm hàng ngàn khán giả mỗi đêm diễn. Hình như họ sinh ra để có nhau, vì nhau, vì những bản tình ca.

 

  Tác giả Ban Mai trong bài “ Trịnh Công Sơn- Tiếng hát con dã tràng” viết:” Trịnh Công Sơn, với dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng trí thức, giọng Huế nhỏ nhẹ, với cuộc sống bất định. Đêm đi hát, khuya về kê ghế bố ngủ với bạn bè ở Quán Văn hay Hội Họa sĩ Trẻ. Bên cạnh đó hình ảnh Khánh Ly, khi hát đi chân đất – nữ hoàng chân đất của một thời – giọng hát da diết diễn tả nỗi trầm thống vô vọng: “tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Hai người đi với nhau tạo nên hình ảnh “đôi lứa”, một đôi trai-gái trong tình bạn hồn nhiên, trong sáng. Tạo thành một đôi bạn trẻ, một couple ở đây rất mới, đáp lại ước mơ hiện đại của một thế hệ thanh niên muốn phá vỡ quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân còn đè nặng lên xã hội Việt Nam. Trong dư luận, họ cũng không bị nghi ngờ hay tai tiếng, dù người đời có kẻ thắc mắc, tò mò… Những tâm hồn phóng khoáng và “hiện đại” thì gạt phăng đi loại “tò mò bệnh hoạn ấy”. Và đặc biệt, Trịnh Công Sơn là người tăm tiếng mà không tai tiếng. Sơn nói: “Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn” . Khánh Ly viết: “Một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường” ; hay :” Trịnh Công Sơn là một nửa đời sống của tôi”…Tình cảm, tình yêu thánh thiện  của Trịnh Công Sơn- Khánh Ly thời đó như là một biểu tượng  phá vỡ lề thói Nho giáo trói buộc tình cảm nam nữ. Đó chính là Bá Nha-Tử Kỳ thời hiện đại !

 

Năm 1975, Khánh Ly rời Việt Nam sang định cư ở Mỹ, còn Trịnh thì cương quyết ở lại Việt Nam, vì “Việt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác. Ở nước ngoài, tôi không nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tôi không nghe được câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu, tôi sẽ khô cạn và chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy”. Đau nỗi đau chia ly, Trịnh Công Sơn đã viết ca khúc:” Em còn nhớ hay em đã quên”, mà ai nghe hát cũng nghĩ là viết tặng Khánh Ly :

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng cho em vòm lá me xanh

Năm 1992, Trịnh Công Sơn sang Canada thăm em và đã gặp Khánh Ly. Sau lần gặp, Khánh Ly viết :” Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng có một ngày nào đó phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường-  Trịnh Công Sơn và cây đàn lia và hoàng tử bé).

 

Trong  hồi ức về Trịnh Công Sơn“Những kỷ niệm còn mãi  trong tôi”, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ kể rằng, trong căn nhà ở Khu chung cư Nguyễn Tường Tộ, Huế, anh Sơn ngồi, tay cầm cây bút xạ, mũi viết vẫn còn hướng xuống mặt bàn, khuôn mặt anh thảng thốt. Anh viết hai chữ Khánh Ly  đầy cả một tấm giấy gần kín mặt bàn. Có lẽ anh Sơn viết rất lâu nên nó mới nhiều đến thế…Thấy Mỹ Dạ đến anh Sơn cho dạ xem tập ảnh chụp Trịnh Công Sơn chụp chung với Khánh Ly. Trong đó có bức Khánh Ly ngồi trong lòng Trịnh Công Sơn, trên hai bắp đùi. Rồi anh Sơn  hỏi :” Dạ có biết  ai chụp hình cho tụi mình không ?. Dạ lắc đầu. Anh Sơn bảo :” Chồng của Khánh Ly đấy .”. Đúng là NGƯỜI TÌNH muôn đời của Trịnh Công Sơn.

 

Nhưng đó là những người tình cụ thể, dù rất đẹp vẫn là cái hiện hữu. NGƯỜI TÌNH  của Trịnh Công Sơn biểu hiện qua toàn bộ tình ca của anh ảo diệu hơn nhiều, ám ảnh hơn nhiều. Trịnh Công Sơn nói:” Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên. Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc”. Anh lại nói:”Tình yêu cứu vãn hư không“. Tác giả Ban Mai bảo rằng :”Trịnh Công Sơn là người tình của cuộc sống”. Ngược lại Cuộc Sống chính là người tình lớn nhất của Trịnh Công Sơn.  Anh Sơn  nói :” Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho tới sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là  cái chết… Có lẽ do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó… Vì thế trong thế giới ca từ Trịnh Công Sơn  có rất nhiều chữ phai , tàn phai, chết, lá rụng , như vôi, nhỡ .v.v.. ” Bao nhiêu năm làm kiếp con người/ Để một chiều tóc trắng như vôi…( Cát bụi); Nhỡ mãi trong cơn đau vùi / Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đauôi cát bụi phận này/ vết mực nào xoá bỏ không hay ( Cát bụi); yêu trăm năm và chết một ngày.v.v.. Và NGƯỜI TÌNH CUỘC SỐNG ấy hiện ra trong  âm nhạc Trịnh bao giờ cũng là những cô gái gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi; Tìm em tôi tìm/ mình hạc xương mai/ Nụ cười mong manh / Một hồn yếu đuối;  Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay/ Cho tay em dài gầy thêm nắng mai.v.v..Nghĩa là mong manh lắm, dễ vỡ lắm. Phải thương yêu hết lòng, cưu mang hết lòng mới cứu vớt được. Đó chính là thân phận mong manh, ngắn ngủi của kiếp người cần được cứu rỗi. Đồng thời tình yêu của kiếp người bao giờ cũng là tình phôi pha, tình sầu, tình phụ, tình buồn, tình trôi, tình hư vô

                         Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô

( Rừng xưa đã khép)

Tuổi buồn em mang đi trong hư vô, ngày qua hững hờ

( Tuổi đá buồn)

                          Dáng em trôi dài, trôi mãi, trôi trên ngàn năm

( Ru em từng ngón xuân nồng)

Chết thật tình cờ, chết không hẹn hò, nằm chết như mơ

( Tình ca của người mất trí)

Đó là Phúc âm buồn của cõi người luôn mong được sẻ chia, đồng cảm !Trịnh Công Sơn  cho rằng:” Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời”.

 

Trịnh Công Sơn từng nói:” Âm nhạc như thể là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc.  Và Trịnh đi tìm NGƯỜI TÌNH của mình trong đó. Và chàng đã gặp. Từ nay tôi đã có người /Có em đi đứng bên đời líu lo / Từ nay tôi đã có tình / Có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa / Từ em tôi đã đắp bồi / Có tôi trong dáng em người trước sân… ( Đoá hoa vô thường).  10 năm Trịnh Công Sơn rời xa “cõi tạm”, âm nhạc của Trịnh vẫn  vang lên ở mọi ngõ ngách trong tâm thức Việt, đời sống Việt.

 

Bất ngờ  nhất là đầu năm 2011,  trong Giai phẩm xuân Tân Mão Sài Gòn Tiếp Thị lần đầu tiên công bố những di bút rất riêng tư của  bà Ngô Vũ Dao Ánh, em ruột của Ngô Vũ Diễm My. Bà Dao Ánh cho biết 40 năm ở nước ngoài,  bà đã cất giữ 320 bức thư tình mà Trịnh Công Sơn đã viết cho bà  từ những năm 1964-1967. Những bài tình ca như Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố…đều viết cho Dao Ánh.  Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”.Có lẽ giai nhân Ngô Vũ Dao Ánh mới là người tình đầu tiên và  người tình bất tử của Trịnh Công Sơn. Kỷ niệm 10 năm ngày  mất của Trịnh, cuốn sách  in 320 bức thư tình ấy ra sra mắt bạn đọc. Thật hi hữu và xúc động Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ. Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.

 

 

Đăng bởi: Ngô Minh | 31.03.2017

ĐỌC “CHUYỆN PHÙNG QUÁN” CỦA NGÔ MINH

ĐỌC BỘ SÁCH ” NGÔ MINH TÁC PHẨM”, TẬP 4 :

ĐỌC “CHUYỆN PHÙNG QUÁN” CỦA NGÔ MINH

 

                                                          Nhà văn Lê Gia Ninh

 

 

Nhà thơ Trần Viết Thắng, hội viên hội LHVHNT Quảng Ninh, bạn học của tôi từ thời còn để chõm, từ Hà Nội vào thăm Huế. Mừng gặp nhau, chưa hỏi về bạn, anh Thắng đã hỏi về Ngô Minh. Anh biết nhiều Ngô Minh hơn cả tôi nhiều dù tôi đã thân thiết từ mấy chục năm nay rồi, khi anh không mấy khi gặp và có gặp có lẽ chẵng biết nhau là ai. Anh Thắng biết rõ thơ văn của Ngô Minh, biết Ngô Minh tập hợp tấm lòng  hâm mộ, yêu mến Phùng Quán của bạn bè trên khắp thế giới “góp cát” xây dựng mộ vợ chồng nhà thơ Phùng Quán, biết cả Ngô Minh giới thiệu, sưu tầm để xuất bản tác phẩm Phùng Quán và bảo vệ Phùng Quán…Mới biết tiếng tăm Ngô Minh lan tỏa trong lòng bạn khá xa. (Đọc tiếp…)

Ba làn sóng tự sát trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc

 Có phân tích, trong hơn 60 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền đã xuất hiện ba “làn sóng tự sát”: lần đầu từ 1949 – 1952 với làn sóng tự sát của giới tư bản dân tộc; lần thứ hai từ 1957 – 1967 với làn sóng tự sát của giới trí thức; lần thứ ba là từ 2012 đến nay với làn sóng tự sát của quan chức.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý (Zhu Wanli), Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì “té ngã từ trên tòa nhà cao tầng”. Cùng với sự kiện này, có nhận định chỉ ra những năm gần đây phong trào quan chức tự sát” là một trong những hiện tượng kỳ lạ, có lẽ chỉ xuất hiện ở Trung Quốc Đại lục.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì bị “ngã” từ trên nhà cao tầng.
Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì bị “ngã” từ trên nhà cao tầng. (Ảnh: internet)

Làn sóng tự sát của giới quan chức

Khoảng 9:27 ngày 1/1/2017, tại một tòa nhà thuộc khu khai phá thành phố Ninh Ba, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô đã ngã từ trên lầu xuống bãi đỗ xe, khi xe cấp cứu đến hiện trường thì ông Chu Vạn Lý đã qua đời.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, gần đây tình hình sức khỏe của ông Chu không tốt, không chỉ rõ nguyên nhân quan chức này bị ngã lầu.

Tỉnh Giang Tô nơi ông Chu Vạn Lý công tác là quê quán của ông Giang Trạch Dân, nằm trong mục tiêu thanh trừng trọng điểm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.

Nhà bình luận chính sự Trần Lâm (Chen Lin) cho rằng, hình thế mục tiêu chống tham nhũng hiện nay đã khiến những quan chức hủ bại đêm đêm nằm thấy ác mộng, còn ban ngày thì họ luôn sợ cơ quan an ninh tìm đến, suốt ngày lo lắng thảm họa sẽ rơi vào đầu mình.

Theo thống kê, tính từ thời điểm bắt đầu phát động chống tham nhũng vào tháng 11/2012 đến cuối tháng 7/2016, chỉ tính số liệu do chính quyền Trung Quốc công bố đã có 1235 trường hợp quan chức tự sát. Sự việc ông Chu Vạn Lý tự sát là trường hợp đầu tiên trong năm 2017.

Bà Vương, một quan chức trong hệ thống thuế vụ ở Thành Đô – Tứ Xuyên cho biết, do những quy tắc ngầm trong quan trường của thế lực hủ bại kéo thêm ngày càng nhiều quan chức rơi vào sa đọa, vì họ phải tìm chỗ dựa và tiền đồ chính trị. Một khi có vụ án tham ô bị phanh phui ra thì những quan chức cơ sở dễ trở thành vật hy sinh, nếu họ dám khai báo sự thật thì có thể người thân sẽ bị trả thù.

Có nhận định, ở Trung Quốc hiện nay, việc tra tấn ép cung đã trở thành phổ biến, nếu không nhận tội thì những quan chức bị thanh trừng phải chịu cực hình hoặc bị đày đọa về tinh thần, sống không bằng chết.

Ông Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao), Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, trong tình hình quan trường Trung Quốc hiện nay, hiện tượng quan chức tự sát sẽ chưa dừng lại. Nguyên nhân họ tự sát là do quá căng thẳng vì bầu không khí khủng bố trong quan trường kéo dài nhiều năm qua.

Hai bên dưới nhà cao tầng Thượng Hải không ai dám đi lại

Một người đang sống khỏe mạnh lại bất ngờ tự sát, phía sau thảm cảnh này là gì? Ông Trần Lâm cho rằng, do thể chế chính trị tạo ra. Ông nói: “Làn sóng tự sát ở Trung Quốc cũng đã từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng đã xảy ra hai lần ‘làn sóng tự sát’: làn sóng giới tư bản dân tộc tự sát và làn sóng giới trí thức tự sát”.

Làn sóng tự sát đầu tiên xảy ra trong cuộc vận động “tam phản ngũ phản” sau khi ĐCSTQ bắt đầu xây dựng chính quyền.

Nghe nói, tại Thượng Hải vào thời gian đó không có ai dám đi lại ở hai bên nhà cao tầng vì sợ bị người nhảy lầu rơi trúng đè chết. Cùng phong trào “chống trốn thuế lậu thuế”, nhiều nhà tư bản vì làm ăn thua lỗ không thể nộp được “thuế”, họ muốn chết nhưng không thể nhảy sông Hoàng Phổ, e bị cho rằng bỏ đi Hồng Kông làm liên lụy đến người nhà, vì thế họ chỉ còn cách nhảy lầu để chính quyền trông thấy thi thể.

Trước thảm cảnh vô số thị dân “phải tự sát”, ông Trần Nghị, Thị trưởng Thượng Hải khi đó mỗi lần nghe báo cáo thường hỏi: “Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?” Ý nghĩa thực tế trong câu hỏi này là có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.

Cùng “cơn mưa máu” của phong trào cải cách ở Trung Quốc, trong số những người xem thường mạng sống và không chịu khuất phục, rất nhiều nhà tư bản dân tộc nổi tiếng Trung Quốc đã tự sát.

Trong công bố 100 thương hiệu lâu đời ở Trung Quốc năm 2016, đứng đầu bảng xếp hạng là thực phẩm Quan Sinh Viên (Guan Sheng Yuan). Người sáng lập thương hiệu này là ông Tiển Quan Sinh, một doanh nhân dân tộc, khởi nghiệp từ bán hàng rong vỉa hè ở Thượng Hải, sau đó trở thành tổng giám đốc của một trong bốn công ty thực phẩm lớn nhất Thượng Hải. Trong vận động “ngũ phản” năm 1952 ông đã bị vu oan phạm “ngũ độc”, sau khi bị làm nhục và ép cung, ông đã nhảy lầu tự tử, chết ngay trên đường phố Nam Kinh.

Ông Lư Tác Phu (Zuofu Lu, 1893 – 1952) là một doanh nhân yêu nước, người sáng lập công ty Dân Sinh, người đi tiên phong trong ngành vận tải đường biển Trung Quốc. Năm 1938 đã bất chấp oanh tạc của Nhật để hỗ trợ quân Trung Quốc rút lui. Trong thời kháng chiến, công ty Dân Sinh đã có nhiều đóng góp cho quân đội Trung Quốc. Năm 1950, ông Lư Tác Phu mang nhiều tàu về Trung Quốc Đại lục, sau đó bị ĐCSTQ vu tội tham ô, bị làm nhục phải uống thuốc độc tự sát.

Trong cải cách ruộng đất ở nông thôn, nhiều thân hào nông thôn mất mạng vì bị vu tội chống cách mạng, họ ra đi để lại vợ góa con côi tiếp tục bị hành hạ trong “mưa gió” đấu tranh giai cấp, nhiều người không chịu khuất phục đã chọn cách tự sát.

Trong thời đầu xây dựng chính quyền, ĐCSTQ hủy chế độ tư hữu, vì thế đã tước đoạt tài sản của các thân hào nông thôn và nhà tư bản dân tộc, hành hạ tra tấn thể xác, cắt đứt mạch văn hóa và tinh thần dân tộc mà họ thừa kế.

Giới trí thức tự sát

Làn sóng tự sát thứ hai rơi vào giới trí thức với con số người tự sát khủng khiếp, chủ yếu là các chuyên gia, học giả, giáo sư, nhà văn.

Về hệ thống tổ chức, người tự sát tập trung chủ yếu trong các trường cao đẳng và đại học, cơ quan văn học và nghệ thuật, những hệ thống này nằm trong mục tiêu chính của phong trào “Cách mạng Văn hóa” và “chống hữu khuynh”. Nguyên nhân chính khiến họ tự sát vì nhân phẩm bị làm nhục trong bức hại chính trị.

Ngày 23/8/1966, nhà văn Lão Xá bị đưa ra đấu tố. Ngày hôm sau ông nhảy xuống hồ Thái Bình thuộc quận Tây Thành – Bắc Kinh tự sát. Người ta nói rằng sau này có thêm nhiều người nhảy hồ Thái Bình tự sát theo, tuy nhiên danh tính của họ không ai biết.

Trong làn sóng tự sát này có nhiều cặp vợ chồng quyết định cùng đi xuống suối vàng. Vợ chồng dịch giả Phó Lôi (Fu Lei) nổi tiếng đã không thể chịu nổi sự hành hạ của Hồng vệ binh, cả hai cùng tự sát vào ngày 3/9/1966, ba ngày sau thì vợ chồng giáo sư Dương Gia Nhân (Yang Jiaren) thuộc Học viện Âm nhạc Thượng Hải cũng tự sát qua đời, sau đó đến ngày 9/9 thì giáo sư Lý Thúy Trinh (Li Cuizhen) chủ nhiệm khoa đàn dương cầm cũng tự sát qua đời.

Trong số những trí thức tự sát còn có 4 Ủy viên Ban Quản lý giáo dục, gồm: Trương Tôn Toại (Zhang Sunsui, 1915 – 1969), Nhiêu Dục Thái (Rao Yutai, 1915 – 1969), Tạ Gia Vinh (Xie Jiarong, 1898 – 1966), Dương Phi Phàm (Yang Feifan, 1897 – 1958), trong đó Nhiêu Dục Thái và Tạ Gia Vinh từng là Viện sĩ Viện Nghiên cứu Trung ương. Ngoài ra còn có những đại sư Quốc học như Hùng Thập Lực, Chu Dư Đồng.

Nhiều trí thức tự sát đang ở thời điểm trí lực sung mãn, đỉnh cao sự nghiệp, độ tuổi vào khoảng 45 – 55. Đa số những người tự sát là những nhân cách ưu tú của xã hội, là những trí thức xuất sắc trong lĩnh vực của họ.

Nhà bình luận thời sự Tạ Vịnh (Xie Yong) cho rằng, trong một quốc gia không có truyền thống tự sát mà bất ngờ xuất hiện số người tự sát cao khác thường, đây là lời cảnh tỉnh đối với chính quyền trong việc phá hoại văn hóa truyền thống; việc giới trí thức tự sát là tổn thất nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của một xã hội.

Mộc Vệ (T/H)

Đăng bởi: Ngô Minh | 31.03.2017

Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám mới là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội

 

 

Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám mới là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, đó là khẳng định của lãnh đạo Sở Văn hoá Thể Thao (VHTT) Hà Nội trước thông tin về ý tưởng xây dựng tượng rùa vàng nặng 10 tấn ở Hồ Gươm của công dân Tạ Hồng Quân khiến dư luận quan tâm đặc biệt thời gian gần đây.

 

Kinh phí dựng tượng được huy động từ nguồn xã hội hóa và được xây dựng trong khoảng 2 năm. Ảnh Internet

Cụ thể, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động cho biết hiện Sở chưa thể đưa ra ý kiến về việc nên hay không xây dựng tượng rùa vàng ở Hồ Gươm, vì hiện vẫn chưa nhận được văn bản, hay chỉ đạo, xin ý kiến từ phía UBND TP.Hà Nội.

Làm rõ hơn về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến – Phó giám đốc Sở cho biết, “Hà Nội đã có biểu tượng để nhận diện, được quy định rất rõ trong Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được chọn là biểu tượng của thủ đô, tượng trưng cho tinh thần hiếu học của người dân các thế hệ. Đồng thời khẳng định: “Hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt, nên mọi công trình đưa vào đều phải rất cẩn thận, phải tham khảo ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, cũng như Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL)”.

Trước đó, chiều 28.3, ông Tạ Hồng Quân – một công dân ở Hà Nội – đã trình UBND TP.Hà Nội đề án “Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm”. Tượng rùa vàng có kích thước vừa phải với chiều dài từ 2,5 – 3,5m, chiều cao (cả phần đế) khoảng 2,5m, nặng 10 tấn và dự kiến đúc bằng đồng và vàng.  Đồng thời ông Quân cũng đề xuất vị trí đặt tượng rùa  vàng ở khu vực ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng hoặc khu vực vườn hoa nhìn sang tượng đài Lý Công Uẩn. Kinh phí dựng tượng được huy động từ nguồn xã hội hóa và được xây dựng trong khoảng 2 năm.

——————

Hiện Thủ đô Hà Nội đã có 2 tượng cụ rùa, một do nghệ nhân Trần Độ và các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng tặng Hà Nội nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tượng được tạo  bằng chất liệu gốm có kích thước 3,3m x 2,6m x 1,36m, nặng gần 4 tấn và tặng Hà Nội. Ngoài ra, hiện đã có rùa Hồ Gươm thật được ướp trong tủ kính tại đền Ngọc Sơn.

Campuchia, một con đường khác, một nhận thức khác

  •   VƯƠNG TRÍ NHÀN

Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.

 Nhớ có lần đọc một câu của B. Russel, do Hà Văn Tấn dẫn lại, bàn về sự hấp dẫn của sử, đại ý nói là đọc sử để hiểu những ngu ngốc của thời xưa do đó dễ dàng chịu đựng hơn những ngu ngốc của thời nay.
Tôi cũng muốn làm theo lời khuyên đó, và chuyển nó từ trục thời gian xoay qua trục không gian. Tức là, nếu điều kiện cho phép, tôi thích đi lang thang ở những nước nghèo nước khổ, để khi quay về thấy yên tâm với nước mình. Ví dụ như đi châu Phi, hay mấy nước kem kem ở Trung Đông và Đông Nam Á.
Nói thế thôi, chứ bây giờ chả ai nghèo khổ nữa, không bằng Tây nhưng họ biết học Tây để phát triển.
Chỉ có riêng ta, chả học làm ăn gì cả — sau chục năm hô hào nay cái nghĩa của hai chữ hội nhập tóm lại ở một nội dung là mua hàng ngoại về mà xài – nên đằng sau vẻ sặc sỡ giả tạo là sự nghèo nàn thực sự, tìm nước chán hơn nước mình rất khó.
Tuy nhiên ở đâu thì qua sự so sánh cũng rút ra được ít suy nghĩ có ích .
Tôi đến Campuchia tháng 11-2010 với tâm thế đó và đã ghi lại những cảm tưởng sau chuyên đi ba ngày này trong sổ, nay xem lại thấy có vẻ như vẫn tàm tạm, nên muốn trình ra với các bạn.

MỘT THỜI THANH BÌNH
Trên những con đường quốc lộ, tôi đã chứng kiến một sự bình thản. Làng xóm nơi đây yên lành, trên nền không gian rộng rãi. Người ta không đổ ra đường để buôn bán.
Đến Pnompenh, sự bình thản ấy vẫn còn. Đô thị không có nghĩa là chen chúc. Xe máy đã nhiều hơn xe đạp, nhưng không thành những dòng sông cuộn nước như ở ta. Ngay ở các ngã tư chưa có đèn đỏ, vẫn thấy có hiện tượng ô tô nhường nhau chứ không thúc vào đít nhau mà còi loạn lên như ở Hà Nội.
Tôi đến Pnompenh vào một buổi chiều người đi đông nghìn nghịt ngoài đường, — sau đó tôi mới biết là ngày hội té nước, cầu bắc qua sông bị gãy, tiếp đó là sự kiện bi thảm hơn ba trăm người chết và vài trăm khác bị thương.
Tuy nhiên, nếu như ở VN, việc đó sẽ làm cho cả thành phố rung động thì ở đây, mọi chuyện không gây hoảng hốt quá đáng. Nhà nước không làm ầm lên cái chuyện kịp thời lo cứu trợ cho dân. Sáng hôm sau, trước bãi cỏ hoàng cung, những người công nhân vệ sinh bình tĩnh dọn rác. Hàng đàn bồ câu bay lên. Trước cửa bệnh viện, người đến thăm nom không khóc lóc động trời mà xếp hàng vào thăm người thân khá trật tự. Họ tin rằng xã hội sẽ biết cứu giúp người thân của mình một cách tốt nhất.

NHỮNG CÁI KHÔNG Ở SIEMRIEP
Ở đây tôi càng như trở lại một thời thanh bình cổ điển. Nơi đây khách du lịch không thấy những đám thiếu niên làm ồn trên đường và chen chúc nhau trong các cửa hàng chơi game. Không thấy các thiếu nữ váy dài váy ngắn, mắt xanh mỏ đỏ. Không thấy các đám công chức túm tụm bia rượu.
Tôi tự giải thích cho tôi về sự thanh bình này: Chiến tranh đã đi qua đất nước này, nhưng nó không xới lật lên tất cả, nó không biến con người trở thành những cái bã của chính mình thời tiền chiến.
Nếu sau chiến tranh người Việt mình không ai bảo ai gần như phát cuồng lên lao đi kiếm sống thì ở đây, người Miên yên tâm với tình cảnh của mình
Con người không quá nhiều ham muốn. Không muốn trả thù cho những năm tháng vất vả vì chiến tranh. Không tự biến mình thành một xã hội tiêu thụ.
Đặc biệt vì Siemriep là nơi nhiều du khách nước ngoài tới để thăm Ăngkor Wát Ăng co Thom, nên tôi lại chứng kiến một nét khác làm nên lòng tự tin của văn hóa Campuchia. Họ không coi người nước ngoài là cái nguồn kiếm sống. Lại càng không coi những cái ngoại lai ấy là cái mẫu để học đòi bắt chước từng ly từng tí. Họ tự tin ở cách sống riêng của người Campuchia và biết học hỏi người nước ngoài một cách khôn ngoan và thận trọng.

BÌNH THẢN TRƯỚC LỊCH SỬ
Cả ở Pnompenh lẫn Siemriep, phố xá được đặt tên bằng các con số là chủ yếu Rất ít phố ở đây lấy tên người để đặt như ở bên ta.
Người Campuchia hình như không quá quan trọng đối với quá khứ của mình. Lại càng không coi việc đặt tên một người cho đường phố là cách thưởng công cho người đó, vô hình trung tạo nên một cuộc chạy đua lố bịch.
Sống sát ngay Angko Wat Angkor Thom, nhưng người dân Siemriep không coi đó là nguồn kiếm sống, không chen chúc vào trung tâm để mở cửa hàng.
Mà người các địa phương khác cũng không rồng rắn kéo về cố đô để lây niềm tự hào .
Họ thản nhiên sống cạnh lịch sử, đến mức tôi cảm thấy hình như họ nghĩ rằng mình chưa đủ trình độ để giải thích quá khứ của mình.
Cảm tưởng này lại đến với tôi khi thăm Bảo tàng quốc gia Campuchia ở Pnomgpenh.
Giá vé vào cửa đắt, những 12 USD nên người bản xứ vào không nhiều.
Thế sao chính phủ không tìm cách giảm giá vé để cho dân vào? Sau tôi mới biết thật ra bảo tàng này do người Pháp chủ trì xây dựng đâu từ 1925 và đến nay vẫn giữ nguyên theo cách trình bày ban đầu. Tức Bảo tàng này trình bày lịch sử Campuchia bằng con mắt người Pháp, chứ không phải bị cải tạo đi như ở ta.
Nhưng cái du khách bắt gặp ở bảo tàng lại là một xứ Campuchia đích thực, và tôi ngờ khi tới thăm nó cả người bản địa lẫn người nước ngoài đều hiểu và yêu Campuchia hơn.
Còn dân Việt từ quan đến dân do nghĩ rằng “không ai hiểu mình bằng mình”, chỉ biết làm ra những thứ bảo tàng quá nhiều đồ giả quá nhiều khẩu hiệu, phần xem được không bao nhiêu.
Thử hỏi giữa ta với người hàng xóm ai biết tôn trọng quá khứ hơn ai?

( Nguồn: văn hóa nghệ an)

Đăng bởi: Ngô Minh | 31.03.2017

Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm

Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm

Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm

Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm của Việt Nam, nước này lên tiếng phản đối.

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa nói bà Quỳnh đã “soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân…”

Blogger Mẹ Nấm ‘bị bắt giam, khởi tố’

Luật sư nói gì về vụ Mẹ Nấm?

Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước” và “Tuyên bố công dân tự do”.

‘Đặc biệt dũng cảm’

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Shannon trong phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017 hôm 29/3 nói: “Kể từ 2007, giải thưởng này đã vinh danh các phụ nữ trên toàn cầu, những người đã cho thấy sự quả cảm và sự lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, đã lấy sức mạnh từ nghịch cảnh để giúp cải tạo xã hội”.

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tại lễ trao giải Phụ nữ Quả cảm 2017Bản quyền hình ảnhUS STATE DEPARTMENT
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tại lễ trao giải Phụ nữ Quả cảm 2017

Ông cũng nói những người được giải thưởng đã huy động dư luận và cả chính phủ để “vạch trần và xử lý bất công, cất tiếng nói chống lại tham nhũng, ngăn ngừa khủng bố bạo lực và đứng lên bảo vệ pháp quyền và hòa bình…”

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump đã có mặt trao giải thưởng cho các phụ nữ được giải.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được thứ trưởng Shannon nhắc tới trong phần cuối của danh sách trao giải.

Bà Quỳnh được nói là “người chỉ trích mạnh mẽ các bất công, vi phạm nhân quyền” ở Việt Nam.

Bà được vinh danh vì “quyết tâm phơi bày bất công, tham nhũng, và dùng tiếng nói của mình để bảo vệ quyền và tự do của người dân”.

Nguyễn Ngọc Như QuỳnhBản quyền hình ảnhFACEBOOK
Bà Quỳnh được biết đến qua nhiều hoạt động dân sự

Thân mẫu bà Quỳnh, bà Nguyễn Tuyết Lan, đã bày tỏ tri ân sau khi nghe con gái mình được giải thưởng.

Bà viết trên trang Facebook cá nhân rằng bà “vui và hãnh diện vì lý tưởng và những hoạt động chính đáng, phục vụ con người và đất nước Việt Nam của con tôi được thế giới bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ ghi nhận”.

“Tuy nhiên, tôi cũng không tránh khỏi buồn phiền khi con mình phải cảnh chịu cảnh tù đày bất công và cho đến nay vẫn không được gặp gia đình và luật sư.”

Bà Lan nói giải thưởng là “minh chứng hùng hồn cho những hoạt động đúng đắn của Quỳnh”.

“Từ nay con đường của Quỳnh không còn đơn độc vì đã có nhiều cộng hưởng từ nhiều phía. Nhiều người đã vượt qua được nỗi sợ hãi vô hình ám ảnh trói buộc để cùng nhau tranh đấu đòi lại quyền căn bản của con người.

Triều Tiên cảnh báo nạn đói có thể khiến hàng triệu người chết

Hãng tin nhà nước KCNA của Triều Tiên hôm nay cảnh báo nước này có thể đối mặt những ngày gian khổ như thời kỳ những năm 1990 từng khiến hàng triệu người chết đói.

trieu-tien-canh-bao-nan-doi-co-the-khien-hang-trieu-nguoi-chet

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm trại cá da trơn Samchong hôm 6/12 năm ngoái. Ảnh: KCNA

Theo KCNA, Triều Tiên đang trong giai đoạn khó khăn do lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc và có thể phải đối mặt với “nan chinh”, cụm từ được dùng để mô tả thời kỳ đói kém, gian khổ những năm 1990, được cho là từng khiến ba triệu người chết đói.

Bài viết hôm nay trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, kêu gọi người dân nước này không được từ bỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bài báo cũng khẳng định con đường cách mạng còn lâu dài, khó khăn.

“Ngay cả khi chúng ta từ bỏ cuộc sống, chúng ta vẫn phải thể hiện lòng trung thành với lãnh tụ Kim Jong-un cho đến khi cuộc sống này kết thúc”, bài báo kêu gọi và khẳng định người Triều Tiên cần nghiêm túc thực hiện chiến dịch 70 ngày.

Theo đó, người Triều Tiên được yêu cầu đẩy mạnh sản xuất trong 70 ngày quét sạch “sự lười biếng, lơ đãng”. Để tỏ lòng trung thành với ông Kim Jong-un, người lao động Triều Tiên phải làm thêm giờ và tăng năng suất trong mọi lĩnh vực, theo hãng tin AP.

Cảnh báo của Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sau vụ phóng tên lửa đạn đạo hôm 18/3 đã làm ảnh hưởng nền kinh tế nước này.

Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ hàng hóa tới và rời Triều Tiên sẽ bị thanh sát. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng áp lệnh cấm vận vũ khí để ngăn chặn nhà cung cấp vũ khí loại nhỏ giao dịch với Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, Triều Tiên còn bị cấm xuất khẩu than, quặng, vàng, ti-tan và đất hiếm. Các quốc gia khác cũng không được cung cấp cho Triều Tiên nhiên liệu dùng trong ngành hàng không.

Văn Việt

Ngay sau khi nghi vấn về khối tài sản khổng lồ và hùn vốn nhiều doanh nghiệp của Huỳnh Đức Thơ đưa công bố, người ta bắt đầu so sánh Chủ tịch TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ với bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Cả hai đều kê khai tài sản và vốn đầu tư. Nếu bà Thoa chỉ giữ 5% cổ phần giá trị hiện nay của công ty Điện Quang, thì tài sản và “hùn hạp” của Chủ tịch Đà Nẵng lớn hơn nhiều. Nhưng dường như câu hỏi trách nhiệm và giải trình cho số tài sản này vẫn … bỏ ngỏ.

Giá trị cổ phần của bà Thoa có trị giá hiện nay là 100 tỷ đồng. Những bài báo viết về bà Thoa rất nhiều, nhưng ngoài số cổ phiếu này ra chưa thấy đề cập đến những tài sản khác như bất động sản, cổ phần nơi khác. Còn Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ thì kê khai có nhiều đất ở thành phố, đất nuôi tôm, trồng rừng, đất ben biển khu sinh thái và có hùn vốn ở 5 công ty khác nhau, trong đó Thơ chỉ kê khai một công ty là thép Dana Ý. Nếu tính toán những gì Thơ đang có trên giấy tờ mang tên y, con số phải đến cả ngàn tỷ.

Người dân kéo đến phản đối trước nhà máy thép Dana Ý, một doanh nghiệp sân sau của Chủ tịch Thơ vì gây ô nhiễm trầm trọng

Ấy vậy mà, báo chí khi nhắc đến Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, cho rằng việc bà Thoa đầu tư vào một công ty thuộc Bộ Công Thương nơi đang đương chức Thứ trưởng, liền đặt câu hỏi liệu bà có dùng quyền lực của mình tác động làm lợi cho công ty này hay không? Tiếp đó đặt vấn đề dù thế nào đi nữa, thì việc có cổ phần trong công ty như thế cũng là dấu hiệu thiếu minh bạch.

Thế còn Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đầu tư vào 5 công ty sản xuất vật liệu, vận chuyển, xây dựng trên địa bàn Đà Nẵng, bản thân ông lại đương chức Chủ tịch UBND này. Như vậy, dư luận đương nhiên có quyền đặt câu hỏi với ông Huỳnh Đức Thơ tương tự như đã từng nghi vấn Thứ trưởng Huỳnh Thị Kim Thoa. Chuyện một Chủ tịch thành phố mà có vốn làm ăn đến tận 5 công ty sân sau như thế, liệu tâm trí nào phục vụ cho việc nước? Hiện tượng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” một cách ngang nhiên như thế thì liệu có công bằng với các doanh nghiệp khác và với sự phát triển của Đà Nẵng?

Khi còn làm quản lý khu công nghiệp, Huỳnh Đức Thơ đã nhắm những công ty có tiềm năng trong khu công nghiệp mình quản lý để chung cổ phần, tất nhiên các giao dịch được chuyển nhượng nhanh chóng mà không phải chi bất cứ đồng vốn nào. Bù lại, các công ty này sẽ phát triển tốt dưới sự che chở của đương kim Chủ tịch, được ưu tiên nhận nhiều hợp đồng béo bở. Mọi thủ tục hùn hạp sẽ được thông qua đệ tử ruột của Thơ, danh tính của y sẽ được tiết lộ ngay dưới đây.

Theo nguồn tin khá chính xác, Đặng Thanh Bình – ông chủ công ty cổ phần đầu tư Đà Nẵng – Miền Trung, viết tắt là DMT, chính là tay chân ruột của Thơ. Từ tháng 01/2010, khi Thơ được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng, DMT lên như diều vì có phần góp vốn của Huỳnh Đức Thơ. Công ty này đã có những bước nhảy vọt, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt đều 30 – 40% một năm. Đến năm 2016 khi Thơ lên vị trí Chủ tịch, công ty này chuyển biến một cách kinh hoàng với những cú hốt bạc hàng trăm ngàn tỷ trên địa bàn Đà Nẵng.Vốn điều lệ cũng tăng mau lẹ gấp 17 lần, từ 15 tỷ đồng lúc thành lập lên con số ấn tượng 255 tỷ đồng.

Đặng Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Đà Nẵng-miền Trung, tay chân “thân tín” của Chủ tịch Thơ

Đặng Thanh Bình nắm vai trò chủ chót trong CTCP Thép Dana Ý, thay mặt ông Thơ kiểm soát doanh nghiệp này. Ảnh lấy từ website chính thức của công ty

Đó là chưa kể công ty cổ phần Thép Dana Ý mà Huỳnh Đức Thơ có cổ phần lên tới 500 tỷ đồng. Về mức độ ưu ái cho doanh nghiệp “sân sau” này, phải nhắc đến vụ Thep Dana Ý gây sự cố môi trường ô nhiễm, người dân xung quanh phản đối đòi di dời nhà máy đi chỗ khác. Nhưng với bản lĩnh của mình, Chủ tịch Thơ cho giải toả ngay người dân đến khu vực khác. Nghịch lý thay, công ty Dana Ý còn chủ động gửi văn bản đến cho Chủ tịch Thơ đòi thành phố phải bỏ tiền hỗ trợ tái định cư. Như thế này khác nào tiền dân trả cho dân, ngân sách thành phố là tiền của nhân dân, đất nước. Công ty làm ăn gây ô nhiễm phải bị trừng phạt, phải đền bù, phải di dời. Thế mà công ty thép Dana Ý lại đòi ngân sách thành phố phải chi trả vì hậu quả họ gây ra.

Không chịu nổi ô nhiễm, người dân kéo đến bao vây công ty Thép Dana Ý phản đối

Người dân phản đối Nhà máy Dana Úc gây ô nhiễm, đổ xả ra môi trường

Chưa dừng lại ở đó, nếu như tháng 01/2015 Huỳnh Đức Thơ được bầu làm Chủ tịch UBND TP thì lập tức đã chuẩn bị cho Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) triển khai cổ phần hóa vào cuối năm 2015. Khi chọn nhà đầu tư chiến lược đã có phê duyệt một số tiêu chí lựa chọn những đơn vị có năng lực chuyên môn trong lãnh vực cấp nước. Nhiều đơn vị chuyên môn trên cả nước đã tham gia đăng ký. Ban chỉ đạo cổ phần hoá công ty cũng “chấm” 02 đơn vị ưu tú nhất. Nhưng khi trình lên chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cả hai đều bị gạt phăng và chỉ thị cho công ty cổ phần Đà Nẵng Miền Trung của Đặng Thanh Bình chen ngang mua cổ phần.

Hiện nay, không chỉ có chân quan trọng trong Hội đồng quản trị, Đặng Thanh Bình còn giữ chức Tổng Giám đốc DAWACO, nắm trong tay quyền sinh sát, thao túng công ty, tức độc quyền nắm trong tay mặt hàng sinh hoạt thiết yếu của người dân Đà Nẵng.

Đặng Thanh Bình nắm giữ vị trí quan trọng trong DAWACO. Ảnh lấy từ website công ty.

Trong vụ lùm xùm mới đây liên quan đến việc thi công trái phép 40 móng biệt thự nghĩ dưỡng cao cấp tại bán đảo Sơn Trà, kế bên khu quân sự thuộc Hải quân Vùng 3, chỉ đạo của Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải là một dự án của doanh nghiệp sân sau của ông Thơ, nên khiến ông phải bỏ tâm sức bảo vệ, che chở đến thế?

Vì sao bán đảo Sơn Trà bị băm nát mà cơ quan chức năng phải đợi báo chí đưa tin, người dân phẫn nộ mới vào cuộc quản lý? Một người dân trong ngõ hẻm chỉ cần xây bức tường, lợp mái hiên đã xuất hiện ngay lực lượng chức năng, quản lý xây dựng đến “hỏi thăm” ngay. Thế mà cả một vùng đất tuyệt đẹp xây dựng ầm ầm đến 40 móng biệt thự rải rác. Máy san ủi cây cối như một công trường khổng lồ, lại nằm cạnh khu quân sự trọng yếu, vậy mà cơ quan quản lý Đà Nẵng không hề có ý định ngăn cản?

Cánh rừng xanh bị Công ty CP Biển Tiên Sa khai thác đang tươi tốt bỗng nhiên được liệt vào “khu vực “đất khác”, không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng của rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà”, “Toàn bộ trạng thái rừng ở khu vực này gần như là đất trống, rừng nghèo”…, như Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Trần Viết Phương khẳng định.

Hình ảnh bán đảo Sơn Trà bị băm nát

Bán đảo Sơn Trà đã bị băm nát “hợp pháp”

Từ vị trí bị “băm nát”, người ta có thể đếm từng chiếc tàu ở Vùng 3 Hải quân

Chưa hết, trả lời câu hỏi về việc hiện tại chủ đầu tư đã xây dựng mới 40 móng biệt thự khi chưa được cấp phép, đích thân Chủ tịch Thơ còn tuyên bố: “Bây giờ sai thì đình chỉ, xử phạt theo đúng quy định. Đồng thời xem xét để chủ đầu tư bổ sung đầy đủ giấy tờ, cho phép chủ đầu tư tiếp tục thi công”. Sai phạm là sai phạm, cần được cưỡng chế và thu hồi ngay. Ấy thế mà Chủ tịch Thơ lại có ý định cho chủ đầu tư “bổ sung giấy tờ” rồi tiếp tục thi công, khác nào doanh nghiệp sai phạm, tự ý cắt rừng, xẻ đất làm dự án trái phép, chỉ cần tốn vài bạc lẻ, trong trường hợp này là 70 triệu đồng, có thể thi công dự án?

Như vậy, chỉ bằng hai câu nói, khu vực vốn được xem là rừng quy hoạch công viên quốc gia lại biến thành “đất trống, rừng nghèo”. Còn sai phạm tự ý khai thác và thi công trái phép 40 móng biệt thự sang trọng trên sườn bán đảo Sơn Trà của công ty Biển Tiên Sa bỗng nhiên lại được mở đường “hợp thức hoá” chính thức dưới sự hỗ trợ của UBND thành phố.

Dấu hiệu ông Thơ tác động lấy lợi ích cho sân sau của mình rõ ràng và lớn hơn Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Vậy mà bà Thoa ngay lập tức bị chỉ đạo thanh, kiểm tra, báo chí rùm beng vào cuộc. Còn với Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ thì dường như chưa có gì “nặng nề”, cũng chưa có ý kiến chỉ đạo gì cụ thể ngoài một số thông tin trấn an dư luận.

Nguồn: Việt Huỳnh / FB Sự Thật Việt Nam

Uống phải rượu giả ở Hà Nội, chàng rể người Bỉ bị mù vĩnh viễn

Một nam giáo viên quốc tịch Bỉ được cho là đã bị mù vĩnh viễn cả hai mắt sau khi uống rượu tại Hà Nội, đây chỉ là một trong số các ca nhập viện gần đây do ngộ độc rượu methanol. 
Gần đây, sau khi có thông tin về một người nước ngoài bị ngộ độc rượu được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội, phóng viên Saostar đã tìm đến bệnh viện Bạch Mai – nơi người này đang điều trị để tìm hiểu thông tin về vụ việc.
Người nước ngoài gặp phải tai nạn không may này là anh Martin (35 tuổi) sống ở phố Pháo Đài Láng, Hà Nội. Martin mang Quốc tịch Bỉ, hiện đang là giáo viên Tiếng Anh tại một trung tâm ở Hà Nội. 


Chàng rể người Bỉ bị mù vĩnh viễn sau khi uống phải rượu giả.

Trước khi vào viện, Martin đã mua 2 lít rượu tại 2 cửa hàng trên phố Pháo Đài Láng. Dù chỉ uống số lượng rượu nhỏ nhưng kéo dài từ ngày 3/3 đến 6/3, Martin bắt đầu có biểu hiện nhìn mờ và đi khám tại Bệnh viện Mắt T.Ư nhưng không phát hiện ra điều gì bất thường. Đến ngày 9/3, khi có những biểu hiện rõ ràng hơn như đau bụng, bất tỉnh, Martin mới được đưa đi cấp cứu. Theo kết luận của bác sĩ, Martin bị ngộ độc methanol mức độ nặng, dù cứu được tính mạng nhưng hai mắt đã mù hoàn toàn, không còn phản xạ với ánh sáng.
Chăm con rể cả tuần trong bệnh viện, bác Bình (mẹ vợ Martin) buồn bã: “Con gái tôi đang mang bầu, giờ chồng nó bị thế này nhưng cũng không thể nghỉ việc để chăm sóc được. Rể là người nước ngoài, chỉ nói được vài từ tiếng Việt, còn tôi thì cũng không rành tiếng Anh nên hai mẹ con phải giao tiếp với nhau qua cử chỉ rất khó khăn”. 


Bà Bình nén đau xót, thay con gái chăm sóc Martin cả tuần nay trong bệnh viện.

Martin được mọi người nhận xét là hiền lành, dễ mến. Sau khi kết hôn với vợ là người Việt, hai vợ chồng anh đang chờ đón đứa con đầu lòng. Thế nhưng, bỗng chốc tương lai của anh trở nên mù mịt vì loại rượu không rõ nguồn gốc. Nhìn cảnh Martin nằm trên giường bệnh, đôi mắt nhìn qua vẫn rất sáng nhưng đã không còn thấy gì khiến những người xung quanh xót xa.
Chị Ngân, người nhà của một bệnh nhân cùng phòng với Martin tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Tội lắm, hồi mới có kết luận của bác sĩ là không còn hi vọng chữa trị, cậu ấy khóc mấy ngày liền, giờ thì tâm trạng có vẻ ổn hơn.” 


Bà Bình nhỏ thuốc mắt cho con rể. Ngôn ngữ bất đồng khiến việc giao tiếp giữa hai người tương đối khó khăn.

Được biết, dù nhiều người hi vọng có thể dùng châm cứu, đông y và gia đình cũng đã gửi hồ sơ bệnh sang một số bệnh viện ở Bỉ nhưng việc cứu đôi mắt của Martin dường như là vô vọng. Sự việc đáng buồn trên là bài học cảnh tỉnh cho rất nhiều người về văn hóa uống rượu không rõ nguồn gốc ở Việt Nam.
Trong thời gian qua đã có liên tiếp nhiều vụ ngộ độc rượu methanol phải vào Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu. Gần đây nhất là vụ 7 sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hải Dương phải nhập viên trong tình trạng hôn mê sâu hay một người đàn ông 48 tuổi ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tử vong vào ngày 17/3 vì uống phải rượu giả khiến dư luận hoang mang, đau xót.
Các cơ quan chức năng đã vào cuộc, xét nghiệm các mẫu rượu và xử lí các hộ kinh doanh rượu giả. Thông tin được đưa ra sau đó đã gây sốc với nhiều người khi trong số các mẫu rượu được xét nghiệm, nhiều mẫu có nồng độ methanol vượt ngưỡng tới 2.000 lần.
Rượu giả là rượu pha bằng Methanol. Một loại cồn được dùng để làm sơn, vecni hay các chất tẩy rửa. Đương nhiên giá thành rẻ hơn rất nhiều so với rượu phải chưng cất, lên men. Vẫn bán với giá của rượu chưng cất lên men nhưng lãi gấp 10-20 lần. Cái tham làm mờ mắt, không hiểu những người bán rượu giả đó có biết họ đang giết chết bao nhiêu sinh mạng hay không?
Ngày 15/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Công văn hỏa tốc số 1136/UBND-KGVX về việc khắc phục hậu quả ngộ độc rượu và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Công an thành phố tổ chức điều tra, làm rõ, truy tố trước pháp luật vụ việc liên quan trường hợp tử vong do ngộ độc rượu trong thời gian qua; đồng thời kết hợp tuyên truyền, vận động, ngăn chặn sản xuất, kinh doanh rượu không nhãn mác, không dán tem, không nguồn gốc xuất xứ.
Bìa BAVH

100 NĂM “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA CỐ ĐÔ HUẾ” ( BAVH)

 

   Ngô Minh

 

           Chủ bút Léopold Cadière

Tạp chí “Những người bạn của Cô Đô Huế” ( Bulletin des Amis du Vieux Huế (viết tắt là B.A.V.H) đã qua 100 năm ấn hành. Tạp chí B.A.V.H là ấn phẩm của Hội Đô thành Hiếu Cổ, do Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút. Dung lượng của tạp chí rất đồ sộ và công phu trong nghiên cứu, có tiếng vang rất xa và rất độc giả trí thức khắp Đông Dương thời đó được tán thưởng. Hội được thành lập cách đây 100 năm vào ngày 16/11/1913. Chương trình nghiên cứu của Hội bao gồm :”Toàn thể các sự kiện tạo thành cái mà chúng ta gọi là Huế cổ : Huế tiền sử, Huế Chăm, Huế An-Nam và Huế Âu”. Mục đích của hội là: “Sưu tầm bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn học châu Âu cũng như bản xứ liên quan đến Huế và vùng phụ cận”. Để thực hiện mục đích đó chỉ 1 năm sau khi thành lập, hội đã xuất bản Tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Huế. Số đầu tiên ấn  hành đầu năm 1914. Tạp chí  là một trong các tạp chí khoa học nổi tiếng có giá trị nhất, chuyên viết về các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ…của Huế và Việt Nam. Chính Tập san này vinh danh đã tên tuổi cho những người chủ trương và cộng tác, đứng đầu là Linh mục Léopold Cadière. Ông làm chủ bút suốt 30 năm tồn tại của Tạp chí và đóng góp trên dưới 160 bài viết được đánh giá có chất lượng cao, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

 

Ban Biên tập tạp chí lúc đầu 10 người gồm cả người Việt và người Pháp; về sau thì đông hơn. Tính đến số cuối cùng ( 1944), số cộng tác viên cộng tác và viết bài lên tới hơn 140 vị, gồm các nhà nghiên cứu Pháp và Việt (có hơn 30 người Việt) như các nhân sĩ, trí thức Đào Duy Anh, Thượng thư Tôn Thất Hân, họa sĩ Nguyễn Đình Hòe, họa sĩ Tôn Thất Sa; Linh mục Pirey, Chapuis, Morineau…. Tập san BAVH đã ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục với tổng cộng khoảng 13.000 trang viết, 2800 phụ bản và 700 bảng khắc đen trắng hoặc màu rất công phu. Mỗi năm tạp chí ra mắt bạn đọc được 4 số riêng biệt, trung bình 3 tháng 1 số. Đây quả là một pho sách quí , một công trình khảo cứu văn hóa đồ sộ mà Linh mục Léopold Cadière  và cộng sự đã để lại cho hôm nay và mai sau . Giá trị của nó còn giúp cho nhiều thế hệ sau này khi muốn nghiên cứu tìm hiểu về Huế xưa, triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam

 

Tạp chí được xuất bản bằng tiếng Pháp trong 30 năm ( 1914- 1944), và đình bản vào năm 1944 do các biến động chính trị xã hội thời bấy giờ. Nhưng cho đến nay, tất cả các nhà nghiên cứu Văn hóa lịch sử Huế trong cả nước ta đều lấy Tạp chí Đô Thành Huế Cổ làm tài liệt tham khảo chính khi viết sách, làm luận văn hoặc đề tài nghiên cứu,viết báo. Trong một cuộc họp của Bảo tàng Lịch sử &Cách Mạng Thừa Thiên Huế tháng 9/2013 vừa qua về Đàn Âm hồn Huế, đề dẫn của cơ quan chủ quản cũng như phát hiểu của các nhà nghiên cứu đều lấy dẫn chứng tư liệu về Đàn Âm hồn Huế được mô tả trong BAVH. Riêng nhà nghiên cứu nổi tiếng Phan Thuận An còn mang theo cả một tập Những người bạn Cô Đô Huế để chứng minh sự thật lịch sử không thể chối cãi do chính người Pháp  viết. Tất cả các ấn phẩm BAVH đều được cất giữ, bảo quan cẩn trọng ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Ngày 30/4/2013, những ấn bản tạp chí đã được đem ra trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Điều đặc biệt, đây là những ấn bản tạp chí có tuổi đời gần trăm năm vẫn được giữ nguyên vẹn bìa màu khắc vẽ thời đó vẽ rất đẹp.

Theo tiến sĩ Nguyễn Duy Tờ, giám đốc Nhà xuất bản Thuận Hóa hiện nay, thời bao cấp kinh tế vô vàn khó khăn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế  thành lập năm 1988, thì mấy năm sau Tổng giám đốc Vương Hồng ( lúc đó) , với tầm nhìn xa, đã tính đến việc dịch và tái bản bộ sách quý  Những người bạn của Cố Đô Huế để phục vụ việc nghiên cứu học tập. Ông làm đề cương, tờ trình xin Bộ Văn hóa thông tin, Cục xuất bản và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Sau khi được trên đồng ý, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã mời ông Đặng Như Tùng dịch BAVH ra tiếng Việt và nhà giáo Bửu Ý, một chuyên gia tiếng Pháp hiệu đính. Năm 1997, tập 1 ( 1914) Những người bạn của Cố Đô Huế tiếng Việt lần đầu tiên ra mắt bạn đọc. Từ đó cho đến nay, suốt 16 năm qua, NXB Thuận Hóa đã ấn hành được 27 tập ( mỗi năm một tập) BAVH, mỗi tập dày bình quân 500 trang khổ 14,5 x 20,5 cm. Còn 3 tập cuối ( 1942, 1943, 1944) đã chuẩn bị xong bản dịch, đang hiệu đính và sẽ ra mắt trong nay mai. Việc dịch ra tiếng Việt đã tiếp sức cho tạp chí Những người bạn Cố Đô Huế tiếp tục sống và lan tỏa rộng hơn trong tầng lớp trí thức trẻ thời hiện đại. Người viết bài này cũng đã mua một bộ BAVH bằng tiếng Việt và  tham khảo BAVH để viết những bài báo về lễ hội ở Huế như Lễ tế Đàn Nam Giao, Lễ Điện Hòn Chén, Đàn Âm hồn Huế, ẩm thực Cung đình Huế.v.v..

Sở dĩ tạp chí Những người bạn của Cố Đô Huế suốt 100 năm qua vẫn hấp dẫn người đọc vì nội dung của nó vô cùng khách quan và phong phú , rất chi tiết, cụ thể từng việc một . Nội dung BAVH được nghiên cứu, khảo sát gồm 5 mảng chính yếu : Kinh thành Huế và phụ cận ; Lịch sử Huế và An-Nam; Nghệ thuật xứ Huế; Ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa dân gian xứ Huế và Các đề tài khác.

Theo Lời giới thiệu của bản BAVH tiếng Việt do NXB Thuận Hóa ấn hành,lịch sử Kinh đô Huế từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa năm 1658 cho đến khi Gia Long khởi công xây dựng Kinh thành năm 1804 và vua Minh Mạng hoàn tất công trình vào năm 1833… tất cả được Võ Liêm trình bày khá chi tiết trong bài: Kinh Đô Thuận Hóa. Với bài viết nhan đề: “Kinh thành Huế: bản đồ học”, H.Cosserat đã cung cấp cho ta 28 bản đồ về Kinh thành Huế do người Pháp thực hiện trong thế kỷ 19.  Các khu vực như : Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, các cửa Ngọ môn, Đại Cung môn và một số cung điện: Cung Càn Thành, Điện Thái Hòa, Điện Cần Chánh, Điện Khôn Thai đều được vẽ và được L.Cadière tìm hiểu và ghi lại lịch sử của chúng.

Ngoài ra một số địa danh trong Đại nội như: Hồ Tịnh Tâm, Thư viện Quốc Tử Giám, kho thuốc súng, vườn Trường Thanh, vườn Thư Quang hoặc Phu Văn Lâu, kho lúa hoàng gia, Tôn Nhơn phủ hay Thượng thiện, Ly thiện Tể sanh, Trấn phủ (Khám đường của Huế xưa), Trường Hậu bổ. Hay như Quốc Tử Giám, trường Quốc Học, Tòa Khâm, Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong Thế chiến 1, nghĩa trang người Âu ở Kim Long, ở Thuận An, ụ bắn Thanh Phước, xưởng sửa tàu Thanh Phước, kho lúa Triều Sơn Đông, Tiên Nộn.v.v.. cũng được nhiên cứu kỹ càng. Tất cả các Lăng tẩm từ Lăng Gia Long , Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… đều được khảo sát rất kỹ. Lăng tẩm là một nét đặc trưng của Kinh Thành Huế, khó nơi nào có được, nên B.A.V.H, không thể nào quên. Mỗi lăng được đề cập ở những mức độ khác nhau, nhưng điều đặc biệt là biểu hiện được cá tính của mỗi vị vua.

Các Đền, chùa, am, miếu như Đền Chiêu Ứng,  Huệ Nam Điện (Điện Hòn Chén) Chùa Thiên Mụ , chùa Quốc Ân, Báo Quốc, Diệu Đế, Từ Hiếu, Voi Ré… đều được khảo sát. Y phục thiết triều của các quan, các loại huy chương của Nam triều: Kim khánh, Kim bội, Kim tiền, ngân tiền, thẻ bài…; các quyển sách vàng, sách bạc, khuôn dấu, ấn triện đều được sưu tầm, nghiên cứu, trình bày. Hay các đỉnh, vạc, đại bác, thần công và trống, những vật gắn liền Kinh đô Huế và triều đại nhà Nguyễn. Ngay các cây thông cũng được đề cập, cần bảo vệ cho cảnh quan môi trường Kinh Đô. Và từ thuở đó (1916), trước sự tàn phá của bàn tay con người kém hiểu biết, linh mục Cadière đã kêu lên: “Sauvons nos pins!” (Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta!) Tiếng kêu đó đã nói lên tất cả nỗi lòng thiết tha với Huế của vị thừa sai người Pháp, tổng biên tập của B.A.V.H.

Các đề tài lịch sử như tiền sử và sơ sử Quảng Bình , Động Phong Nha, hệ thống giếng đá cổ ở Gio Linh, Quảng Trị, cũng được nghiên cúu. Lịch sử Champa, Huế và Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn: Từ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng đến các chúa: Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu.v.v..Ngoài tên chúa ,tên các ông hoàng, các công chúa đều được ghi chép ccản thận… Và một điều lý thú là công chúa Ngọc Hân, con gái vua Lê Hiển Tông, Bắc cung hoàng hậu của hoàng đế Quang Trung cũng được đề cập. Về thời Tây Sơn, cũng có những bài viết ngắn. Huế thời Cận đại: Lịch sử triều Nguyễn: – từ Gia Long đến Bảo Đại, – Cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp; – Công cuộc bảo hộ của Pháp .Cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi là một đề tài hấp dẫn. Nó hiện ra dưới mắt của B.Bourotte như một cuộc phiêu lưu đích thực với biết bao gian khổ, đau thương, máu và nước mắt. Hệ thống đồn bót của Pháp ở đồn Quảng Bình, Quảng Trị và đời sống đầy hiểm nguy, gian khổ của những người lính viễn chinh được nghiên cứu trình bày tường tận, chính xác. Rồi Nghệ thuật Huế, Âm nhạc, Dân tộc học, ngôn ngữ học .v.v..

Sơ lược như vậy cũng đủ biết nội dung của BAVH phong phú và hấp dẫn như thế nào. Đặc biệt là bản dịch  ra tiếng Việt của NXB Thuận Hóa không bỏ sót một bài nào, kể cả những bài  các tác giả Pháp và Viết viết theo quan điểm riêng của họ. Đây là một bộ sách giá trị trong Di sản Cố Đô Huế

100 năm qua rồi, lật lại những trang BAVH ta vẫn thấy mới mẻ và lôi cuốn. Tôi khuyên các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử nên có trong tủ sách của mình một bộ BAVH.

 

 

 

Diễn từ nhận Giải Văn hoá Phan Châu Trinh (lần thứ X), hạng mục nghiên cứu

GS Trần Đình Sử

Thưa các vị trong Ban Điều hành Quỹ,

Thưa quý vị trong Hội đồng Khoa học của Quỹ,

Thưa quý vị quan khách,

Hôm nay, tôi vô cùng xúc động và vinh dự được nhận Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh ở hạng mục nghiên cứu của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh vì những đóng góp to lớn và lâu dài trong lĩnh vực văn học. Sự kiện này thể hiện sự gặp gỡ tri âm giữa các hoạt động nghiên cứu của tôi với phương hướng bồi bổ dân trí, chấn hưng dân khí nhằm canh tân Đất nước theo gương nhà chí sĩ lỗi lạc của dân tộc Phan Châu Trinh, mà các nhà lãnh đạo Quỹ chủ trương. Nhân dịp này tôi xin phép bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với quý vị chủ trương Quỹ và quý vị trong Hội đồng Khoa học của Quỹ, những người đã hào hiệp dành cho tôi vinh dự to lớn này.

Kính thưa quý vị,

Nhân đây, cho phép tôi được chia sẻ đôi điều về hoạt động nghiên cứu của mình. Tôi là một giảng viên đại học, bắt đầu giảng dạy bộ môn Lí luận văn học ở đại học sư phạm từ giữa những năm sáu mươi thế kỉ trước. Trong khi dạy, tôi dần dần nhận thấy tính chất công thức, sơ lược của lí thuyết theo quan điểm mĩ học Mác – Lênin thời ấy, chủ yếu dạy về quan điểm triết học và chính trị, không giúp nhiều cho người học thấy được đặc trưng, sự phong phú, vẻ đẹp cũng như giá trị văn hoá của sáng tác văn học. Nhờ tự học tiếng Nga và đọc các sách báo Nga hồi ấy, tôi thấy giới trí thức Liên Xô vào thời “tan băng” đã có một bộ phận đi tìm những con đường tiếp cận mới, trong đó có thi pháp học. Các sách về phương diện này trước đó bị ngăn cấm, lúc bấy giờ đã lần lượt được in lại. Trên các tạp chí khoa học luôn có mục thi pháp, đăng tải các lí thuyết và tìm tòi mới. Do nghiên cứu lí thuyết bị cấm đoán, các nhà khoa học Nga đi vào nghiên cứu, phân tích tác phẩm, theo hướng thi pháp văn học với các tên tuổi lớn như M. Bakhtin, D. Likhachev, V. Shklovski, V. Girmunski…, cùng các nhà nghiên cứu trẻ ở Viện Văn học Thế giới như G. Gachev, Ju. Borev, P. Palievski và các tác giả khác. Thi pháp học nhấn mạnh đến nguyên tắc sáng tạo văn học như lạ hoá và hư cấu, tạo ra một chỉnh thể có tính kí hiệu. Nó nghiên cứu thi pháp như hệ thống các phương thức, phương tiện tạo nên tác phẩm nghệ thuật, khẳng định tính quan niệm, tính chủ thể của sáng tác, nhận rõ sự khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật với các hình ảnh sao chép giản đơn từ thực tế, từ đó chỉ ra nội dung, tính sáng tạo và cá tính của nghệ sĩ. Như thế thi pháp học góp phần khắc phục quan niệm phản ánh giản đơn và xã hội học dung tục, xác nhận tính chủ thể của nhà văn. Và nhờ thế, thi pháp học được đón nhận rộng rãi.

Nhưng thi pháp hoàn toàn không phải là lĩnh vực của hình thức văn học thuần tuý như một số người nghĩ, mà nó còn là lĩnh vực của văn hoá văn học, của hình thức tư duy thẩm mĩ, một bộ phận của văn hoá dân tộc. Nghiên cứu thi pháp chính là nghiên cứu văn hoá sáng tạo của văn học. Chỉ đến một giai đoạn nào đó của sự phát triển thì mới xuất hiện các hình thức nghệ thuật nào đó. Trên thế giới người ta đã ghi nhận thi pháp của các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, riêng Việt Nam thì chưa. Tôi mong góp phần rất nhỏ bé nói về thi pháp Việt Nam.

Thi pháp học là một hướng nghiên cứu mở, nó có thể dung nạp nhiều cách tiếp cận khác nhau như chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học, phân tâm học, kí hiệu học, nữ quyền luận, diễn ngôn học, xã hội học… Mở rộng nghiên cứu các lí thuyết đó thì nghiên cứu thi pháp càng có thêm hiệu quả. Sau năm 90, song song với quá trình hội nhập thế giới, chúng ta tiếp thu thêm nhiều lí thuyết của phương Tây, việc ứng dụng thi pháp học đã đi vào chiều sâu. Nhiều công trình có thể không nêu tên thi pháp song thi pháp với tư cách là hệ thao tác nghiên cứu vẫn không bao giờ vắng mặt.

Nghiên cứu thi pháp ở Việt Nam không tránh khỏi phải đối mặt với những định kiến lâu đời. Nào là “chủ nghĩa hình thức”, nào là “sùng ngoại”, nào là “xa rời bản sắc dân tộc”, vân vân. Nhưng chúng tôi đề cao tính quan niệm của sáng tác, cho nên khó bề quy kết là chủ nghĩa hình thức, còn sùng ngoại ngày nay, trong ý nghĩa đúng đắn, chính là sùng tiến bộ, sùng văn minh, sùng khoa học, cũng không thể bác bỏ. Chúng tôi lại dùng lí thuyết hiện đại để nghiên cứu văn học, văn hoá nước nhà, không thể nói là xa rời thực tiễn văn học Việt Nam được. Vì thế thi pháp học là hướng nghiên cứu không thể bị phủ định.

Bên cạnh dạy học lí luận văn học ở đại học, chúng tôi còn biên soạn chương trình và sách giáo khoa môn ngữ văn trung học phổ thông, trong đó chủ yếu là làm văn và đọc hiểu văn học. Chúng tôi nhận thấy cần thay đổi lối giảng văn cũ kĩ chủ yếu là dạy đọc chép. Trong đọc văn, chúng tôi khắc phục cách hiểu môn văn hẹp hòi chỉ là đọc các áng văn, thơ. Chúng tôi đề xuất cách hiểu văn nghĩa rộng, ngoài văn thơ là chính, học sinh còn đọc các văn bản có tính chất văn hiến, như cáo, chiếu, biểu, hịch, văn tế, các trích đoạn lịch sử, bình sử, các văn bản truyền bá khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, văn bản báo chí. Bằng cách đó học sinh biết tiếp cận với các loại văn bản có nội hàm văn hoá của dân tộc để sau khi tốt nghiệp học sinh không xa lạ với văn hoá nước nhà và khoa học hiện đại. Chỉ tiếc là bộ môn giáo học pháp trong nhà trường còn quá cũ kĩ, chưa đáp ứng tư tưởng mới và chương trình còn nặng nề, chưa thuận lợi cho học sinh tiếp nhận. Để khắc phục sự cũ kĩ này, chúng tôi đã giới thiệu những cách tiếp cận mới như đọc hiểu văn học, các hình thức làm văn mới như biểu cảm, văn thuyết minh, nguyên tắc dạy học mới trên cơ sở nguyên lí lấy học sinh làm trung tâm, phát triển cá tính của học sinh. Theo chúng tôi, dạy học văn học trong nhà trường không thể xa rời với văn hoá đọc.

Trong đời sống văn học hôm nay, chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn, lí luận văn học chính thống một thời ở Việt Nam đã bị chính trị hoá, ít tính chất học thuật. Sự đổi mới lí thuyết văn học tuy đã có từ những năm 80, song thực ra chỉ mới bắt đầu. Hành trình này còn gian nan, thể hiện ở chỗ các giáo trình lí luận văn học ở bậc đại học hiện nay, mặc dù được chúng tôi bổ sung, sửa sang từ giữa những năm 80, đưa vào nhiều nội dung mới, song hình hài lí luận Liên Xô ngày trước vẫn còn nguyên. Phải có một sự thay đổi căn bản nữa thì mới có được một chương trình lí luận văn học bậc đại học thực sự khoa học, hiện đại, hấp thu được các tinh hoa lí thuyết của nhân loại ngày nay, và đào tạo các thế hệ sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ bắt kịp trình độ của các nước tiên tiến. Đó là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi không chỉ rất nhiều tri thức chuyên môn hiện đại, mà còn hiểu biết văn hoá rộng. Chính vì thế chúng tôi ngày càng tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực tri thức mà ngày trước và cho đến nay vẫn chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam, như lí thuyết tiếp nhận, diễn ngôn, kí hiệu học, hiện tượng luận,… Dĩ nhiên là sự nghiệp này còn để ngỏ dành cho thế hệ trẻ.

Kính thưa quý vị,

Trên đây là mấy điều chia sẻ về hoạt động nghiên cứu và suy nghĩ của chúng tôi, những điều đã làm được và chưa làm được, với tư cách là một giảng viên, một nhà nghiên cứu văn học và văn hoá. Chúng tôi vui mừng vì hoạt động ấy đã có sức lan toả và đã được các vị trong Hội đồng Khoa học của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh biết đến và tỏ lòng khích lệ. Sự quan tâm của Quỹ là một sự động viên mạnh mẽ không chỉ cho chúng tôi, mà còn cho bao nhiêu nhà khoa học khác. Chúng tôi một lần nữa bày tỏ lòng tri ân, cảm tạ đối với Hội đồng Khoa học của gỉải, của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh đã đem đến cho tôi niềm vinh dự, coi đây như là khích lệ chung cho tất cả những ai góp phần đổi mới lí thuyết văn học và dạy học ngữ văn của nước nhà.

Xin đa tạ quý vị.

( Nguồn: VV)

Đăng bởi: Ngô Minh | 30.03.2017

Từ quản lý xe công nghĩ về tài sản công

Từ quản lý xe công nghĩ về tài sản công

 

Dự thảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 vừa được  Bộ Tài chính trình Chính phủ được xem là có nhiều điểm mới. Thứ nhất là bên cạnh chi thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản, có nhấn mạnh đến việc thực hành tiết kiệm, chủ yếu tập trung vào quản lý sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công.Tthứ hai, đó là đã đưa ra được những biện pháp quyết liệt để thực hiện thực hành tiết kiệm đã nói ở trên như: thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng; Thực hiện nghiêm việc xử lý các diện tích đất đai, mặt nước sử dụng không đúng quy định của pháp luật, sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch. Thứ ba, trong năm 2017, sẽ đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, kiên quyết thu hồi diện tích nhà, đất sử dụng cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định và trụ sở cũ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới. Về xe công, sẽ tuyệt đối hạn chế mua sắm xe ô tô (trừ xe ô tô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền. Việc mua sắm mới xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được thực hiện khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định…

 

Công bằng mà nói, đây hầu hết là những vấn đề nóng được dư luận quan tâm trong nhiều năm qua. Cụ thể ở đây là nhà công vụ, là xe công thuộc tài sản công mà Chính phủ giành cho các cán bộ cấp cao đang tại vị, để họ có thể yên tâm thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất. Và trong trường hợp cụ thể này, nhà công, xe công  nên được hiểu không phải là tài sản “tĩnh” mà phải luân phiên phục vụ cán bộ. Thế nhưng, thực tế lại khác, nhiều cán bộ chủ chốt khi hết nhiệm kỳ, việc trả lại nhà công vụ, xe công lại trở thành vấn đề cực chẳng đã, khiến báo chí, dư luận xã hội phải nhiều phen “ dở khóc, dở cười” .

Tài sản công là tài sản toàn dân, được hình thành từ tiền thuế của dân. Do đó việc “siết” tài sản công là hoàn toàn phù hợp để chống lãng phí, giảm thất thu ngân sách trong bối cảnh nợ công tăng cao, điều mà không chỉ người dân đồng tình mà Chính phủ cũng nên ủng hộ. Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư 01 được coi là cụ thể hóa Điều 61, luật Nhà ở 2005: “Nhà ở công vụ phải được sử dụng đúng mục đích và đúng đối tượng. Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ”. Thế nhưng việc triển khai thông tư này cũng không hề suôn sẻ.

Có thể lấy một ví dụ về quy định của Chính phủ đối với cán bộ địa phương diện Chính phủ quản lý được sử dụng xe công với mức giá cụ thể. Hay số tiền mà Bộ Tài chính đưa ra trong khoán kinh phí xe công hiện tiết kiệm được 3.400 tỷ đồng/ năm.  Chưa kể số lượng xe công, lái xe công diện dôi dư chuyển nhiệm vụ khác cũng giúp tiết kiệm một khoản kinh phí không nhỏ. Sau Bộ Tài chính đến Hà Nội và nhiều Bộ, ngành khác đã tiến hành khoán kinh phí xe công. Hiệu ứng xã hội từ việc làm này hẳn không nhỏ.

Còn nhớ cuối tháng 10/2012), khi tiếp xúc với cử tri TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói rất giản dị rằng khi nghỉ ông sẽ về quê, trả lại nhà cho Đảng. “Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy” … Trả lại nhà công vụ, hay xe công khi hết nhiệm kỳ là một việc nên làm, và với những tấm gương nói và làm như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã và đang góp phần củng cố lòng tin trong quần chúng nhân dân về một quyết tâm xây dựng chính phủ hành động, liêm chính.

PV

Đúc rùa vàng mười tấn để làm biểu tượng ngàn năm?

  •   HUỲNH MAI
    QTXM: HÀ NỘI ĐÃ CÓ QUÁ NHIỀU BIỂU TƯỢNG, KHÔNG CẦN BIỂU TƯỢNG RÙA VÀNG!
Đúc rùa vàng mười tấn để làm biểu tượng ngàn năm?

Đúc rùa vàng mười tấn để làm biểu tượng ngàn năm?

(ttp://dantri.com.vn/su-kien/cha-de-y-tuong-duc-rua-vang-10-tan-o-ho-guom-len-tieng-20170329131833273.htm)

Một biểu tượng có tồn tại được trăm hay ngàn năm hay không thì chỉ tương lai mới trả lời được. Chứ một quyết định văn hóa duy ý chí thường khó và rất khó đạt được mục tiêu ấy.

Văn hóa là những “quyết định” nhất thống của cả cộng đồng. Cái gì thuận lợi, cái gì có ý nghĩa, cái gì cần, …  thì cộng đồng sẽ giữ lại.

Ngoài ra, rất nhiều tập tục đến rồi lại đi, như thời trang, như cách cấu trúc gia đình, như tam tòng tứ đức cho phụ nữ thời xưa, …

Biểu tượng lại phải là một cái gì có ý nghĩa cho tất cả mọi người. Có khi chỉ là một cây đinh đóng trên gốc đa đầu làng đủ để mang “biểu tượng” trị bệnh cho dân tình trong nhiều thế kỷ.

Áp đặt biểu tượng là một … công trình sẽ thất bại từ lúc khởi đầu – sự khôn ngoan của dân không tùy thuộc một luật  từ trên đi xuống – dù vị trí “ở trên” này là của người làm luật, nhà khảo cứu văn hóa hay một nghệ sĩ.

Tháp Eiffel ở Paris, Atomium của Brussels, nhà hát Sydney ở Úc hay Vạn lý trường thành ở Trung quốc đã không được xây nên với chủ đích làm biểu tượng ngàn năm. Lịch sử và cộng đồng đã “biến” các  công trình đó  thành biểu tượng sống cùng năm tháng.

Trở về sức nặng của rùa vàng trong công trìnhdự trù  ở đây, nhiều người sẽ lắc đầu với trọng lượng “mười tấn”. Ta vẫn chuộng những kỷ lục, “to nhất, nặng nhất, dài nhất”. Không gian Hà nội càng ngày càng bị chật đi. Nhất là ở chung quanh Hồ Gươm. Con rùa vàng mười tấn sẽ làm chật thêm không gian ấy. Chật chội thì sẽ thêm rườm rà, thiếu chổ để “biểu tượng” – nếu vật ấy thành biểu tượng – tỏa sáng, để “thở”, như người Nhật vẫn nói trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana.

Tới bây giờ Tháp Rùa Hồ Gươm, xinh xắn, khiêm tốn giữa mặt nước giữa thành phố với sự hài hòa cùng  không gian  toàn cảnh đã làm rung động nhiều du khách và là niềm hảnh diện của dân Hà nội/dân cả nước.

Ta có cần một con rùa vàng mười  tấn cho Hà nội?

Người Thượng Việt ‘vô tổ quốc ở Thái Lan’

BBC

thượngBản quyền hình ảnhRADU DIACONU/AL JAZEERA
Khu nhà những người Thượng sống ở Bangkok

Giữa Bangkok có một cộng đồng nhỏ người Thượng nói rằng họ thoát khỏi đàn áp tôn giáo của Hà Nội, theo tường thuật của Al Jazeera hôm 24/3.

Đa phần lớn đã cải đạo sang Tin Lành, những người Thượng này nói rằng họ đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo sau năm 1975.

Số lượng người Thượng Việt ở Thái Lan đã tăng lên trong những năm gần đây do có thêm người đào thoát những gì họ mô tả là trấn áp tôn giáo, cưỡng chế đất, và bắt giữ tùy tiện.

Rất ít người Thượng được nhận tỵ nạn

Người Thượng VN sang Campuchia tỵ nạn

Không dễ tìm thấy nhóm người này. Họ sống trong các đồn điền và kênh rạch và bao quanh bởi những ngôi nhà tre nhỏ trên mặt nước.

“Họ sống ở đây thì an toàn hơn vì có quá nhiều cảnh sát ở khu trung tâm,” Grace Bui, giám đốc chương trình Thái Lan của Dự án trợ giúp người Thượng nói với Aljazeera.

Thái Lan không là nước ký kết Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng người tỵ nạn hoặc Nghị định thư 1967 liên quan đến tình trạng tỵ nạn.

Những người Thượng xin quyền tỵ nạn được các quốc gia như Campuchia mô tả là những người di cư vì lý do kinh tế và không có giấy tờ.

Họ không có quyền và giấy tờ bất kể việc có đăng ký với Cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR hay không.

‘Vô tổ quốc’

Ayun Tre, 50 tuổi, đến từ tỉnh Gia Lai, kể về 15 ngày bị cưỡng bức lao động hồi năm 2003 do khước từ điều ông gọi là chối bỏ đức tin.

“Công an Việt Nam dùng một cái chai đánh tôi đến gãy răng và cắt vào mắt tôi,” ông nói.

Ông tìm đường đến Thái Lan năm 2015 vì lo sợ mất mạng sau khi ông bị bắt trở lại và đánh đập năm 2014.

“Tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi không có cuộc sống tốt đẹp hay công lý dưới chế độ cộng sản,” ông nói.

Từ cuối những năm 1960, một số dự án tái định cư và hiện đại hóa đã có tác động tới cộng đồng người Thượng ở Tây Nguyên.

Sau khi bán tất cả mọi thứ trong nhà, gồm bò và gỗ, ông đưa vợ con đến Thái Lan cuối năm 2016, trả chi phí cho đường dây buôn người khoảng 1.000 đôla/người lớn và 400 đôla/trẻ em.

Gia đình này đang chờ đợi cuộc phỏng vấn với UNHCR với hy vọng được công nhận là người tỵ nạn và tái định cư ở nước thứ ba.

“Thái Lan là đất nước tự do mà chúng tôi có thể tụ tập, không giống như Việt Nam”, ông nói.

Nhưng do không có giấy tờ, ông luôn sợ khả năng sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, giam tại Trung tâm giam giữ Nhập cư (IDC) ở Bangkok và rốt cùng có thể bị trả về Việt Nam.

Pornchai Kamonsin, một mục sư Tin Lành Thái Lan ở Bangkok, là người giúp những người Thượng chi trả tiền thuê nhà ở và chi phí khám bệnh.

Kamonsin cũng giúp trẻ em người Thượng không có giấy tờ được đi học tại các trường ở Thái Lan.

Chính phủ Việt Nam luôn nói họ đầu tư và cải thiện kinh tế cho các khu vực tại Tây Nguyên nơi Người Thượng sinh sống.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Chính phủ Việt Nam luôn nói họ đầu tư và cải thiện kinh tế cho các khu vực tại Tây Nguyên nơi Người Thượng sinh sống.

“Khi Hội thánh Tin Lành mở cửa bảy năm trước, chỉ có 15 người Thái dự lễ. Còn bây giờ, có hơn 100 người Thái và 200 người Thượng,” ông nói.

Ông cho hay vấn đề là có rất ít nhân viên pháp lý của Liên Hiệp Quốc có mặt tại Bangkok để giúp những người xin tỵ nạn, và quá trình sàng lọc các trường hợp diễn ra chậm chạp.

Grace Bui cho biết thêm khó khăn là hầu như không có phiên dịch viên từ tiếng Jarai sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong lúc phần lớn người Thượng không nói tiếng của người Kinh.

Nay Hoch, một nông dân 45 tuổi đến từ Gia Lai, đang chờ cuộc phỏng vấn lần thứ 5 với UNHCR, dự kiến ​​vào tháng 7/2017, sau khi bị hủy bỏ và dời lại bốn lần.

Được biết hiện có hơn 8.000 người tị nạn sống tại thủ đô Bangkok từ các nước như Pakistan, Syria, Sri Lanka và Việt Nam.

Jennifer Bose, đại diện UNHCR tại Bangkok nói: “UNHCR nhấn mạnh đến tất cả những người xin tỵ nạn ở đây rằng việc tái định cư không phải là một quyền. Không có đủ nơi tái định cư cho tất cả những người xin tỵ nạn.”

“Chỉ dưới 1% số người tỵ nạn trên thế giới thực sự có cơ hội để bắt đầu cuộc sống mới ở nước thứ ba”.

Những người Thượng được phỏng vấn nói rằng họ biết Thái Lan không công nhận người tỵ nạn. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được họ tìm đường đến đây vì “dù sao vẫn tốt hơn so với những áp bức ở quê nhà”.

“Tôi hy vọng chế độ [Việt Nam] sẽ thay đổi để người dân có nhân quyền và tự do cho,” một người Thượng nói.

Al Jazeera nói họ đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok về câu chuyện này nhưng không nhận được phản hồi nào cho tới thời điểm đăng bài báo.

Đăng bởi: Ngô Minh | 30.03.2017

THIỀU QUANG BIỂN ĐỎ

THIỀU QUANG BIỂN ĐỎ


FB Trần Tuấn

 

Lính Mỹ đổ bộ vào ĐN 1965

Nếu như William Cook, người lính Mỹ đầu tiên nằm lại bán đảo Sơn Trà năm 1845 vì bệnh kiết lỵ, thì người lính Mỹ đầu tiên ngã xuống bãi biển Xuân Thiều – Nam Ô trong cuộc đổ bộ đầu tiên của người Mỹ vào Việt Nam trưa ngày 8.3.1965 lại chính bởi đạn…Mỹ
Cũng như Sơn Trà, bãi Biển Đỏ (Red Beach) Xuân Thiều lịch sử cũng đang bị lãng quên

THIỀU QUANG BIỂN ĐỎ
o Trần Tuấn

Red Beach – địa danh hằn sâu trong tâm khảm những người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và cả với vợ con họ. Doanh nhân Hoàng Tiến Dũng – chủ Khu du lịch giải trí biển Xuân Thiều, kể: Năm ngoái, tại bãi biển này, ông tình cờ tiếp xúc một nữ du khách khoảng 40 tuổi đến từ Folorida, Mỹ. Sau khi tha thẩn khắp bãi biển, chụp ảnh quay phim, bần thần bên tấm đá trắng Non Nước khắc nổi mấy chữ “Red Baech Resort & Spa” phía trước khu nghỉ, người đàn bà mới thổ lộ, rằng mình thay mặt người cha đã già yếu của mình để sang Đà Nẵng – Việt Nam tìm lại nơi này.

Cha của Christin, tên người phụ nữ nọ chính là một trong những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam trên bãi biển Xuân Thiều này xế trưa ngày 8-3-1965. Cuộc đổ bộ là phát pháo mở màn cho cuộc “chiến tranh cục bộ” khốc liệt theo lệnh của Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson vào chiến trường miền Nam. Không chỉ còn là súng đạn Mỹ, mà giờ đây cuộc chiến trực tiếp bằng con người, bằng xương thịt lính Mỹ, để rồi kết thúc bằng sự ngã xuống của trên 46 nghìn quân nhân Mỹ trên mảnh đất xa lạ, hơn 30 nghìn người khác về nước với thân thể tàn phế…

Cha của Christin không bị thương, nhưng vết thương tinh thần khiến ông khắc khoải. Tôi hỏi ông Dũng, không biết ông đã đọc cuốn “Chiến tranh Việt Nam – Được và Mất” của sử gia người Mỹ Nigel Cawthorne Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành lần đầu tại Việt Nam năm 2007 chưa. Cuốn đó in không nhiều, chưa được đưa lên mạng, lại điệp vào vô số sách về chiến tranh Việt Nam, nên không phải ai cũng có.

Trong đó có chi tiết chưa mấy ai biết, đó là người lính Mỹ đầu tiên bỏ mạng tại Đà Nẵng ngay trong ngày đầu tiên quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam trên bãi biển Xuân Thiều, lại chính bởi đạn Mỹ. Sự việc diễn ra trong một cuộc tuần tiễu đầu tiên của lính thuỷ Mỹ bên ngoài những ngọn đồi phía tây Đà Nẵng.

“Lúc đó vào ban đêm và không gian xứ nhiệt đới này tràn ngập những tiếng động kỳ lạ khiến người ta dễ liên tưởng đến những hình bóng kỳ dị di chuyển trong những khu rừng rậm vây quanh. Một toán tuần tiễu 3 người liều lĩnh ra ngoài, hai trong số đó bị lạc đường phải mò mẫm đằng sau đồng đội của mình trong bóng đêm. Anh ta quay lại và khai hoả làm tử thương hai người lính kia. Cuộc chiến tranh Việt Nam chính thức khai mào bằng những thương vong đầu tiên của lính Mỹ”- Cawthorne viết.

Báo chí Mỹ những ngày đó in hình tướng Frederick J. Karch, người chỉ huy cuộc đổ bộ, vốn là cựu binh thế chiến thứ II, cổ đeo tràng hoa trong cuộc đón tiếp của chính quyền sở tại nhưng gương mặt tịnh không có nụ cười. “Người ta hỏi rằng tại sao lúc đó tôi không cười. Nếu tôi làm điều đó thì hình ảnh này cũng sẽ được ghi lại. Và khi bạn có một đứa con bị giết ở chiến trường Việt Nam, bạn ắt sẽ không thích thú gì hình ảnh ông tướng chỉ huy đang mỉm cười với vòng hoa quanh cổ như thời điểm đó …”, tướng Karch sau này kể lại.

Bờ biển Đà Nẵng là mảnh đất của thật nhiều những sự kiện “đầu tiên” trong lịch sử chiến tranh. Điều này thì một người ham mê đồ cổ, giao du rộng với giới làm sử cả nước, hiện đang nắm giữ bộ sưu tập cổ vật khổng lồ niên đại đến 2.500 năm như ông Hoàng Tiến Dũng thì rành rẽ. Đó là ngày 10-5-1845, William Cook – người lính Mỹ đầu tiên nằm lại Việt Nam trong lịch sử bang giao và cả xung đột giữa hai nước. Là lính hải quân trên chiến hạm lừng danh USS Constitution của Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ 18, nhưng William Cook lại chỉ là anh lính chơi đàn trong ban nhạc chiến hạm. Trong chuyến hải hành dài 495 ngày đêm vòng quanh thế giới lần cuối cùng của chiến hạm cổ này trước khi vào viện bảo tàng Charlestown – Boston, đến vịnh Đà Nẵng, William Cook bị ốm và qua đời. Thân xác chàng lính Mỹ được chôn cất tại bờ biển Sơn Trà, chính nơi 13 năm sau, rạng sáng ngày 1-9-1858 chứng kiến phát đại bác xâm lược đầu tiên của liên quân Pháp – Tây Ban Nha …

Trên 3.500 lính thuỷ quân Mỹ theo tàu há mồm ngày ấy đổ bộ lên Xuân Thiều khá chật vật trong sóng to gió lớn. Bãi biển này thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà, nhất là khi trời lạnh, thời tiết xấu có sương xuống, ánh mặt trời khúc xạ qua những rặng núi phía tây chếch hướng đối diện làm cho mặt biển đỏ rực. Theo ông Dũng, đó có thể là lý do khiến lính Mỹ đặt ngay cái tên cho bãi biển này là Red Beach – bãi Biển Đỏ.

“Tôi quyết định đầu tư vào đây cũng từ cái màu đỏ gắn với sự kiện lịch sử có một không hai ấy. Vợ tôi quê ở đây, mười mấy năm trước đám cưới của tôi diễn ra trên bãi biển này, khi ấy còn hoang sơ”, ông Dũng trải lòng. Dự định ông sẽ xây dựng một khu lưu niệm nhỏ mang tên Red Beach với tầng hầm, phòng trưng bày những chứng tích, hình ảnh, bút tích của những lính Mỹ ngày ấy, bây giờ khi quay lại Việt Nam. Ông bảo, ở Mỹ hiện có những câu lạc bộ, những trang web mang tên “Biển Đỏ” của những cựu binh một thời …
* *
Ông Nghiêm Do thú thực với tôi rằng, họ Nghiêm của ông hiện ở làng Xuân Thiều này rất ít, và cũng không rành rẽ cố hương phương nào, nhưng đã ở đất này bao đời rồi. Gương mặt hiền từ, cung cách nói năng nhẹ nhõm chuẩn mực, nhưng cuộc đời người đàn ông vừa bước qua tuổi 60 này khá nhiều thăng trầm. Đang học tú tài thì bị bắt quân dịch, sung vào lính thông tin sân bay Phú Bài ở Huế. Hai năm ở lính, đào ngũ mấy lần không thành nên ông bị chuyển làm lính bộ binh. Năm 1972, trung sĩ Nghiêm Do đào thoát hẳn về Xuân Thiều khi ấy còn hoang vắng nằm im ở nhà. Giải phóng về, sau đợt học tập ở địa phương 7 ngày, ông khoác áo nông dân từ ấy, khi chưa đầy 30 tuổi.

Người lớn trẻ con trong làng khi ấy do chiến tranh loạn lạc nên thất học khá nhiều. Ít nhiều chữ nghĩa học được, ông trăn trở muốn chia sẻ với bà con xóm làng. Thế rồi, ban ngày ra ruộng, đêm về ông đứng lớp dạy bổ túc văn hoá. Từ những năm 1978 – 1979, ông tham gia Ban nông hội, phụ trách mảng kế hoạch của HTX Nông nghiệp xã Hoà Hiệp thuộc huyện Hoà Vang. Những năm ấy, Hoà Hiệp dần vươn lên dẫn đầu phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở cánh Bắc Hoà Vang, toàn huyện chỉ đứng sau HTX Hoà Tiến 1.

Năm 1997, chia tách tỉnh, Hoà Hiệp trở thành một phường của quận Liên Chiểu (nay là phường Hoà Hiệp Nam), ông Nghiêm Do được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố 11 từ bấy đến nay, kiêm thêm công tác khuyến học, xoá đói giảm nghèo ở trường và địa phương. “Con mình mấy đứa đầu do điều kiện kinh tế khó khăn thời ấy nên sự học cũng không như ý, khiến mình day dứt. Đứa gái út đang học năm cuối đại học, thế là ổn. Giờ cùng với mấy anh em bạn bè và bà con thôn xóm làm được một số việc giúp các cháu nhỏ nhà nghèo trong xóm đừng đứt học, bỏ học là vui lắm rồi”, ông Nghiêm Do cười nhẹ nhõm.

Đoạn cuối cung đường biển Nguyễn Tất Thành sắp mở tiếp đi qua làng biển Nam Ô. Ngư dân Bùi Nhờ đang ở trần tiếp chuyện cán bộ ban đền bù trên mảnh sân ngoảnh ra biển sắp sửa thu hồi giải toả. Giá đền bù có lẽ khiến ông không thoả mãn. Cậu nhân viên đi rồi, ông quay sang tôi, vẻ phân trần : “Dự án mở đường, dân cũng phải chịu thiệt một phần bù vào hạ tầng. Biết vậy, nhưng cũng phải nói cho rõ ra, dân sẵn sàng ủng hộ”.

Lão ngư ăn sóng nói gió này một thời bị bắt quân dịch, ngày 29.3.1975 đã quẳng súng bỏ về làm biển miết từ đó đến nay. Ông còn nhớ buổi lính Mỹ đổ bộ lên bãi biển trước nhà, khi ấy 15 tuổi còn chạy ra xem. “Ba mẹ anh chị tiếp tế cho cách mạng, còn tui thoát không được phải đi lính địa phương quân gác vành đai phi trường. Nói thiệt, bây chừ cha con tui vẫn phải bám biển kiếm sống qua ngày, không dư dả gì, nhưng mà sướng, ưng làm chi cũng được, chứ như thời chiến tranh đạn lạc, thấy mà kinh …”.

* *

Hoà Hiệp Nam bây giờ có 49 tổ dân phố với khoảng 3.200 hộ dân, riêng khu vực Xuân Thiều có 20 tổ. Ghé nhà cựu chiến binh Phạm Viết Mười nguyên là chủ tịch xã Hoà Hiệp, hiện đương chức chủ tịch mặt trận phường, nghe ông phác sơ qua về một bãi biển Xuân Thiều ngày sau chiến tranh hoang sơ với dương liễu, xương rồng, sân bay dã chiến và cát, chứ đâu có con đường biển đẹp như tranh cùng những dãy phố san sát nhà cửa biệt thự cao tầng như bây giờ.

Câu chuyện nối về hiện tại, khi sắp tới có đến 5 tổ dân phố của Xuân Thiều phía trong bên này đường quốc lộ phải giải toả trắng, 6 tổ khác giải toả một phần ba để nhường đất xây dựng khu dân cư Hoà Hiệp 3, Khu đô thị Thuỷ Tú, chợ Nam Ô mới…

Hội chủ đình làng Xuân Thiều, cụ Huỳnh Xướng trong câu chuyện, nhắc đến hai chữ “Xuân Thiều” một cách tự hào. Cụ dẫn tôi ra đình, chỉ vào đôi câu liễn trước cổng : “Xuân thu thiên cổ lưu truyền phước – Đông hạ thiều quang chấn thổ ban”. Xuân Thiều lấy nghĩa từ chữ Thiều Quang – ánh sáng tươi đẹp của mùa Xuân. Rồi nơi đây sẽ đổi thay nhiều nữa, khang trang, tốt đẹp hơn, hy vọng là vậy.

Khi nãy, lúc tìm đường vào xóm trong, gặp những người đàn bà Xuân Thiều đang tranh thủ nắng gió rê lúa ra phơi bên đường biển. Bà Nguyễn Thị Mẹo, 49 tuổi, ở tổ 17, dừng tay cho biết, đây có lẽ là vụ lúa cuối cùng của gia đình trước khi giao đất để mở mang đô thị, người cũng phải chuyển đến nơi ở mới. Nhà có 5 sào rưỡi ruộng, tần tảo cũng đủ ăn, nay phải tính đổi nghề khác. “Chưa biết thế nào. Chỉ mong khi về chỗ ở mới, có phố xá nhà cửa đông đúc, tính cách buôn bán chắc cũng đủ sống …”.
* *
Chiều muộn, mặt trời gác núi phía sau lưng, ngóng mãi ra phía biển vẫn chưa thấy hiện lên sắc đỏ. Có lẽ tiết trời hôm nay thuận, biển hiền, không sương gió.

Chợt nhớ buổi trưa trung tuần tháng Bảy năm 2006, cùng cánh nhà báo, tôi ngồi trên chiếc phà bằng thép từ từ chui vào cái bụng khổng lồ của con tàu “há mồm” USS Peleliu của hải quân Mỹ đang đậu ngay vịnh biển Xuân Thiều này.

Con tàu là một bệnh viện khổng lồ trên biển khi ấy đưa theo 120 y bác sĩ của Mỹ và 7 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương trong một sứ mệnh hoà bình hoạt động y tế, nhân đạo từ thiện giúp dân nghèo nhiều nơi vùng ven Đà Nẵng. Những cái bắt tay. Những nụ cười thân thiện. Không rõ có ai trong số hải quân Mỹ trên tàu là con em của những người lính từng đổ bộ lên dải cát này 45 năm về trước ?

Dịp ấy tôi về Hoà Quý bên biển Ngũ Hành Sơn cùng Joan Ngọc Mỹ Nguyễn, cô gái 23 tuổi gốc Vũng Tàu sinh ra lớn lên ở Little Sài Gòn (California), để ghi lại hình ảnh cô và nhóm bác sĩ trên tàu thăm khám, chữa bệnh phát thuốc cho người già, trẻ em.

Nhớ mãi câu nói tiếng Việt còn hơi nhịu của cô nha sĩ tình nguyện viên: “Người Việt mình vui quá hả anh, gặp ai em cũng thấy họ cười…”. Tấm hình con tàu “há mồm” hoà bình trên biển Xuân Thiều, và cả Ngọc Mỹ xinh đẹp bên những bệnh nhân Việt, có lẽ tôi sẽ tặng ông Dũng để đưa vào “kho ký ức” Red Beach của ông, một khi nó hoàn thành.

Để có thêm một thiều quang xanh thẳm, bên biển Xuân Thiều …

Xuân Thiều, 4.2010
Trần Tuấn

Lái xe thành… phó viện trưởng kiêm chủ tịch hội đồng khoa học

07:30 AM – 29/03/2017 Thanh Niên
Đơn thư tố cáo kéo dài liên quan đến công tác nhân sự tại Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam /// Ảnh: Anh Đan
Đơn thư tố cáo kéo dài liên quan đến công tác nhân sự tại Viện Quy hoạch xây dựng miền NamẢNH: ANH ĐAo
Suốt từ năm 2014 đến nay, ông Đặng Đức Trí (51 tuổi), công tác tại Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia (VIUP) thuộc Bộ Xây dựng, đứng đơn công khai tố cáo một số cán bộ, lãnh đạo Bộ Xây dựng có những bất thường về công tác nhân sự.
Lái xe thành... phó viện trưởng kiêm chủ tịch hội đồng khoa học - ảnh 1

Chiều 20.3, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để công bố kết luận kiểm tra về giải quyết đơn tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định.
Đáng chú ý nhất trong đơn tố cáo của ông Trí là trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện đang giữ chức vụ Phó viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (SISP) thuộc Bộ Xây dựng. Đơn tố cáo viết: “Nhiều người công tác từ thời Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn đến nay đều biết ông Nguyễn Anh Tuấn xuất phát là công nhân một trung tâm trực thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Sau một thời gian ra ngoài làm việc, ông Tuấn trở lại làm lái xe riêng cho Viện trưởng Nguyễn Đình Toàn (từ giữa 2009, ông Toàn được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng – PV). Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nên ông Nguyễn Anh Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa học thêm tại chức về ngành kinh tế để rồi được điều chuyển về phòng kế hoạch thị trường, rồi lên trưởng phòng chỉ trong một thời gian rất ngắn”, ông Trí nêu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đầu năm 2008, Bộ Xây dựng cho sáp nhập Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn thành Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP). Trước thời điểm này, ông Nguyễn Anh Tuấn chỉ là cán bộ bình thường tại phòng kế hoạch thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Sau thời điểm sáp nhập hai viện thành VIAP, quan lộ của ông Nguyễn Anh Tuấn bắt đầu khởi sắc.
Theo đơn tố cáo của ông Đặng Đức Trí, năm 2014, Bộ Xây dựng lại tách VIAP thành 3 viện: VIUP, Viện Kiến trúc quốc gia (VIAR) và SISP. Mặc dù ông Nguyễn Anh Tuấn không có thành tích gì nổi trội, nhưng vẫn được làm quy trình bổ nhiệm làm Phó viện trưởng Viện VIUP. Tuy nhiên, khi đó, do cán bộ công nhân viên chức của viện gửi đơn tập thể đến lãnh đạo Bộ Xây dựng phản ánh nên việc bổ nhiệm này không thực hiện được. Bất ngờ, một thời gian sau, ông Nguyễn Anh Tuấn được điều chuyển vào miền Nam giữ chức Phó viện trưởng SISP. Chưa hết, dù là người không có chuyên môn về quy hoạch kiến trúc nhưng ông Tuấn vẫn được bổ nhiệm làm Phó viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học SISP, đảm nhận trọng trách đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch…
Lái xe thành... phó viện trưởng kiêm chủ tịch hội đồng khoa học - ảnh 2

Theo kết luận thanh tra được Bộ Nội vụ công bố hôm qua (8.3), có nhiều trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng không đúng quy định tại Bộ Công thương trong giai đoạn từ 1.1.2015 – 30.6.2016.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện VIUP, xác nhận ông Nguyễn Anh Tuấn từng làm nhân viên cũ của mình. Ông Hải nói việc bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn kinh qua các vị trí là bình thường. Tuy nhiên, ông này từ chối bình luận việc vì sao ông Tuấn từng bị dừng bổ nhiệm Viện phó VIUP nhưng sau đó lại được bổ nhiệm Phó viện trưởng SISP.
Liên quan việc ông Tuấn từng bị dừng bổ nhiệm Viện phó VIUP, ngày 28.3, ông Trương Trọng Nhàn, nguyên Giám đốc Trung tâm khảo sát xây dựng (thuộc SISP), cho biết trước khi ông Tuấn được bổ nhiệm làm Viện phó VIUP ở phía bắc thì đã có đơn thư phản ánh tố cáo quá trình học hành, bằng cấp của ông này có vấn đề nên Bộ Xây dựng khi đó đã dừng quyết định bổ nhiệm.
Tuy nhiên, sau khi VIAP được chia tách thành 3 viện, trong đó có SISP, thì lại bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn vào miền Nam làm viện phó là sai nguyên tắc. Nếu đã không đủ trình độ chuyên môn và trước đó không bổ nhiệm làm lãnh đạo được thì cũng không thể tùy tiện bổ nhiệm ở một đơn vị khác. Theo ông Nhàn, trách nhiệm này thuộc về Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, đã cố tình nâng đỡ, ưu ái ông Nguyễn Anh Tuấn, bất chấp các tiêu chuẩn chuyên môn.
Trả lời Thanh Niên xung quanh đơn thư tố cáo về công tác tổ chức cán bộ của Bộ, ông Nguyễn Việt Hùng, Chánh văn phòng – người phát ngôn của Bộ Xây dựng, nói sẽ đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ trích xuất hồ sơ trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn và công khai với dư luận.

Anh Đan – M.P

( Nguồn: Thanhnieen)

Đăng bởi: Ngô Minh | 29.03.2017

16 CHỮ VÀNG CỦA HOÀNG GIÁP NGUYỄN KHẮC NIÊM

 HG Nguyễn Khắc Niêm

16 CHỮ VÀNG CỦA HOÀNG GIÁP NGUYỄN KHẮC NIÊM

                                                                                 Ngô Minh

Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1889 (Kỷ Sửu), quê làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cụ mất năm 1954 trong CCRĐ. Năm 1907, cụ thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (gọi là Hoàng Giáp. Thi đình do vua chủ khảo, chọn ra Hoàng Giáp, Thám hoa, Bảng nhỡn, Trạng nguyên), khoa thi đình năm Đinh Mùi tại Huế, khi 18 tuổi. Đó là học vị cao nhất thời đó mà cụ đã đỗ đạt lúc còn rất trẻ. Cụ Cao Xuân Dục (1843- 1923), một vị đại khoa, đại quan triều Nguyễn, học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam đã nhận xét về Hoàng Giáp Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) :”  . Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu  niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”. Cụ Hoàng Giáp đã nhận nhiều trọng trách quan trọng trong triều đình Huế : Tư nghiệp Quốc Tử giám, Tham tri Bộ Hình , Tuần vũ Khánh Hòa, hai lần Phủ doãn ( tức tỉnh trưởng) Thừa Thiên, Bố chánh Nghệ An, quyền Tổng đốc Thanh Hóa. Đến 2-1942, cụ xin nghỉ hưu về quê bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu cải cách hương ước ở Huế.v.v.. (Đọc tiếp…)

Đăng bởi: Ngô Minh | 29.03.2017

Bóng ma nào đằng sau lưng “Kong”?

Bóng ma nào đằng sau lưng “Kong”?

(Rút từ facebook của Mạnh Kim)

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng, râu, ngoài trời và thiên nhiên

“Kong” không chỉ là câu chuyện về một bộ phim giải trí nhảm nhí nhưng được tâng bốc hết lời, không chỉ về một phim bom tấn trước nguy cơ lỗ, không chỉ về “bộ phim Mỹ” kinh phí cao lần đầu tiên được quay ở Việt Nam. Đằng sau “Kong” là một “con khỉ đột” khổng lồ đang phủ bóng đe dọa không chỉ nền điện ảnh nội địa mà có thể cả nền văn hóa Việt Nam.
Dư luận Việt Nam rất hứng chí trước những phát biểu đãi bôi của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, chẳng hạn “sứ mệnh của tôi là đưa Việt Nam lên màn ảnh và cho thế giới biết đất nước này ngoạn mục như thế nào”. Jordan Vogt-Roberts – một đạo diễn gần như vô danh, nếu không nói là hạng bét thế giới (chỉ mới làm được… một “phim lớn” trước “Kong”, với doanh thu vỏn vẹn hơn 1,3 triệu USD) – không đủ tài cán để thực hiện một “sứ mạng” như vậy. Jordan Vogt-Roberts thuần túy là người làm thuê. Trong trường hợp “Kong”, Warner Bros là nhà phát hành. Nơi bỏ vốn sản xuất và có vai trò quyết định gần như tất cả, từ đạo diễn, casting, đến chọn cảnh… là Legendary và Tencent Pictures (Đằng Tấn ảnh nghiệp) của Trung Quốc.

Legendary vốn là hãng phim Mỹ, thành lập năm 2000, chuyên làm phim giải trí (Batman returns; The dark knight; Ninja Assassin; Clash of the Titans; Godzilla; Warcraft…), đã được tập đoàn Wanda (Đại Liên Vạn Đạt) của trùm bất động sản Trung Quốc Wang Jianlin (Vương Kiện Lâm) mua vào năm 2015 với 3,5 tỷ USD. Đầu năm nay, người sáng lập Legendary, Thomas Tull, đã bị Wanda ép nghỉ (thay bằng Jack Gao). Việc mua Legendary là một phần trong tham vọng thống trị điện ảnh toàn cầu của Wanda. “Cho đến năm 2020, Wanda sẽ chiếm 20% thị phần công nghiệp điện ảnh thế giới” – Wanda tuyên bố.
Năm ngoái, Wanda mua AMC Entertainment (dây chuyền rạp lớn thứ hai tại Mỹ) và Odeon & UCI (chuỗi rạp lớn nhất châu Âu). Họ cũng mua một khu đất Beverly Hills để dựng phim trường 1,2 tỷ USD; chưa kể việc “đóng góp” 20 triệu USD cho một viện bảo tàng đang được xây tại Los Angeles bởi Viện hàn lâm khoa học điện ảnh Hoa Kỳ (nơi trao Oscar), trong đó có một phòng triển lãm lịch sử điện ảnh được đặt tên “Wanda”! Wanda còn đàm phán mua cổ phần Lionsgate và Metro-Goldwyn-Mayer; đồng thời định mua chuỗi rạp Carmike Cinemas (nếu thương vụ này thành công, Wanda sẽ sở hữu dây chuyền rạp lớn nhất nước Mỹ).
Vương Kiện Lâm là cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc và cách mà Wanda vươn ra toàn cầu là một phần trong kịch bản xây dựng quyền lực mềm mà Bắc Kinh công khai hỗ trợ, từ chính sách đến tài chính. Trong thực tế, không chỉ Wanda. Alibaba và Tencent từng hùn vốn sản xuất “Mission: Impossible 6”, “Star Trek Beyond and Teenage Mutant Ninja Turtles”… Tháng 10-2016, Alibaba loan bố hợp tác với Steven Spielberg. Thậm chí một đài phát thanh nhà nước ở Hồ Nam cũng rót 375 triệu USD vào hãng Lionsgate (nơi sản xuất phim truyền hình nhiều tập “Hunger Games”); trong khi tập đoàn bất động sản Fosun bỏ 200 triệu USD vào hãng sản xuất Studio 8 mới toanh của Jeff Robinov.
Việc Trung Quốc đầu tư điện ảnh cũng như việc Hollywood thâm nhập thị trường Trung Quốc đang mang lại một ảnh hưởng rõ rệt: kịch bản phải được điều chỉnh theo tâm lý thị trường lẫn đường lối chính trị Trung Quốc. Trong “The Martian” (2015), cơ quan không gian Trung Quốc đã ra tay “cứu thế giới”. “Transformers 4” (2014) không chỉ được dựng ở Hong Kong mà còn có cảnh cho thấy “đảng và nhân dân” Trung Quốc đã “can đảm” đối đầu bọn người máy trong khi giới chức Mỹ tỏ ra “hoang mang”. Tất nhiên những đề tài về chủ quyền biển Đông, tin tặc Trung Quốc hoành hành, việc đòi độc lập của Tây Tạng, vấn đề “Một Trung Quốc” đối với Đài Loan… luôn phải tránh né. Đó là lý do tại sao “Doctor Strange”, được dựng từ truyện tranh trong đó có nhân vật nhà sư Tây Tạng, đã phải sửa thành một… phụ nữ Celtic!
Sự thâm nhập Trung Quốc vào Hollywood không phải không gây lo lắng tại Mỹ. Năm 2016, 18 dân biểu thuộc cả hai đảng, trong đó có chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện, đã yêu cầu giám sát chặt hơn các vụ đầu tư, trong đó có vụ Wanda mua Legendary. “Liệu định nghĩa về an ninh quốc gia có nên mở rộng để đề cập những mối lo về tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và các định chế quyền lực mềm”? – nhóm dân biểu hỏi, trong lá thư gửi lên Văn phòng kiểm toán chính phủ Hoa Kỳ. Sự đòi hỏi giám sát kỹ hơn đã ít nhiều có tác động, trong đó có việc Anhui Xinke New Materials hủy kế hoạch mua Voltage Pictures (nơi sản xuất “The Hurt Locker” – Oscar 2010 hạng mục phim hay nhất) với giá 350 triệu USD.
“Liệu định nghĩa về an ninh quốc gia có nên mở rộng để đề cập những mối lo về tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và các định chế quyền lực mềm?” – có bao giờ Quốc hội cũng như giới quản lý văn hóa Việt Nam đặt câu hỏi tương tự? Người ta có thể đay nghiến với một thái độ thù vặt nhỏ nhen khi bới móc “chiến trường là chiến trường nào?” để xét nét một ca khúc trong nước ra đời từ năm 1968 nhưng người ta chưa bao giờ nhìn thấy sự đe dọa hiển hiện của một ngoại bang đang thâm nhập vào nền văn hóa nước nhà, dù điều này không phải mới đây.
Trong cuộc trò chuyện ngày 25-3-2017, diễn viên Hồng Ánh và chuyên viên truyền thông điện ảnh Châu Quang Phước đã cùng đặt ra một câu hỏi bất ngờ: “Tại sao “Kong” được quay ở Việt Nam?”. Nếu chỉ vì cảnh đẹp, Trung Quốc có vô số địa điểm thậm chí đẹp hơn Quảng Bình. Legendary và Tencent vẫn quyết định chọn Việt Nam. Đây có phải là “kỹ thuật” mua chuộc một thị trường tiềm năng như Việt Nam? Là một màn ra mắt gián tiếp, làm bước đệm cho cuộc đổ bộ qui mô hơn của Wanda?
Điện ảnh nội địa vốn yếu lại đang được đối xử không công bằng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Diễn viên Hồng Ánh thở dài: “Phim Việt bị kiểm duyệt gắt gao nhưng phim Trung Quốc, như “Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2”, với đầy cảnh hở hang dung tục, lại được thoải mái ra rạp mà không bị cắt duyệt gì”. Điện ảnh Việt Nam “thất thủ” không chỉ bởi kiểm duyệt. Điện ảnh Trung Quốc lấn vào sân nhà Việt Nam, cần nhấn mạnh, còn nhờ một lực lượng truyền thông Việt luôn hăm hở quảng bá sản phẩm Trung Quốc, những người sẵn sàng đả kích sản phẩm “hài nhảm” nội địa nhưng gần như luôn khoái trá “review” cho sản phẩm, thậm chí tào lao hơn, của Trung Quốc.
Wanda trong thực tế đã vào Việt Nam. Đã có trang Facebook Wanda được dựng từ hồi nào. Trênthongtincongty.com, có một doanh nghiệp tên “Công ty trách nhiệm truyền thông Wanda” ghi địa chỉ số 3 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, Sài Gòn; với đại diện pháp luật là Huỳnh Kim Linh (được cấp phép ngày 19-11-2015 và ngày hoạt động 20-11-2015). Và cũng có website wanda.vn. Có vẻ như Wanda đã “nằm vùng” để chuẩn bị cho một cuộc xuất hiện chính thức.
Bằng việc sản xuất “Kong” tại Việt Nam, Wanda đã “mua” được thị trường lẫn tâm lý người Việt. “Kong” đang thất bại thảm hại về mặt doanh thu, tính toàn cầu. Điều đó không quan trọng. Sở văn hóa Hà Nội “đang xem xét” dựng mô hình “Kong” tại hồ Gươm. Báo chí và các “nhà bình luận điện ảnh” cũng khen “Kong” hết lời. Xét về “hiệu ứng xã hội”, “Kong” đang thắng đậm. Wanda chỉ cần có thế. Nếu một tập đoàn tiền nhiều như nước như Wanda đổ bộ vào Việt Nam, điện ảnh nội địa xem như chết đứng hoặc chỉ có thể tồn tại bằng cách làm thuê cho Trung Quốc. Đây không chỉ là vấn đề “đi buôn văn hóa”. Mà là tham vọng biến một nền văn hóa bản địa làm nô dịch văn hóa. Chẳng nơi nào trên thế giới mà Trung Quốc có thể làm được điều này dễ dàng như ở Việt Nam. Nói riêng ở lĩnh vực văn hóa, “Viet Kong” đã đầu hàng “China Kong” từ rất lâu rồi!
……..
– Dựng “Kong” tại Việt Nam là một cách mua chuộc thị trường tiềm năng Việt Nam? (ảnh: Variety)
https://www.facebook.com/wandavietnam/
http://www.thongtincongty.com/company/4bd35d0d-cong-ty-tnhh-truyen-thong-wanda-vietnam/

NHÀ THƠ TRUY PHONG VỚI BÀI THƠ CHẤN ĐỘNG THI ĐÀN NĂM 1956

Nguyễn Thanh
Nhà thơ Truy Phong hay T.P (1925-2005) là bút danh của Dương Tấn Huấn, người tỉnh Vĩnh Long. Ông là nhà thơ kháng chiến hai thời kỳ, thuộc thế hệ các văn nghệ sĩ : Kiên Giang (1920-2014), Sơn Nam (1926-2008), Nguyễn Bính (1918-1966), Viễn Phương (1928-2005), … từng đi bộ đội và hoạt động văn nghệ ở Quân khu 9.

Truy Phong đạt giải nhì về Văn của Khu 9 với tập “Mấy phóng sự về kháng chiến”. Năm 1948, nhà thơ tiếp tục đạt giải nhất về Thơ với thi tập “Dân quê kháng chiến” và giải nhất với tập thơ “Lòng quê” (sau sửa lại “Tấm lòng quê”) trong cuộc thi Thơ ở Nam bộ, cùng đợt thi với Nguyễn Bính đạt giải nhì với tập thơ “Sóng biển cỏ” và bài thơ “Nô-Men” (giải nhì Khu 9). Thời gian ra thành hoạt động hợp pháp, Truy Phong dạy học tư, liên kết với Sơn Nam, Kiên Giang, …và đăng thơ trên các báo tiến bộ ở Sài Gòn như : Tiến thủ, Tin văn, Bông lúa, Mã thượng, Thần Chung, Tiếng nói dân tộc, Tin sáng… Tác phẩm của Truy Phong gồm có thi tập: Một thế kỷ – mấy vần thơ (1970, NXB Chim Việt), Thái bình trả lại (1971 NXB Chim Việt), Mặt trời lên (1975), Truy Phong và Một thế kỷ – mấy vần thơ (2001,NXB Trẻ), Thơ Truy Phong (2004, Hội VHNT tỉnh Vĩnh Long)… Nhà thơ Truy Phong được các nhà phê bình văn học nhắc đến trong : Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập 3- Nguyễn Q. Thắng), Thi ca Việt Nam hiện đại (Trần Tuấn Kiệt), Thi ca bình dân Việt Nam (Nguyễn Tấn Long và Phan Canh) và nhiều bài viết trên các báo. Nhà thơ Truy Phong mất ngày 9-5-2005 tại quê nhà, trong vòng tay đầm ấm của người vợ hiền chung thủy Lê Thị Công cùng niềm tiếc thương của bằng hữu và công cbúng văn nghệ.

Truy Phong (nghĩa là : Đi tìm cái đẹp) tên thật là Dương Tấn Huấn sinh ra tại cù lao Dài, huyện Vũng Liêm, nằm trên sông Tiền – một ốc đảo cheo leo giữa bốn bề sông nước, cách khá xa thị trấn Vĩnh Long. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước và văn chương, cha là Dương Mậu Sum nguyên là Chủ tịch Ủy Ban Kháng chiến xã Thạnh Phú, anh ruột là nhà thơ Mộng Hồn Quyên. Thuở nhỏ, cậu bé Huấn ít may mắn như các bạn, không được học tập nhiều ở nhà trường. Học hết bậc Tiểu học ở trường huyện Càng Long và đậu bằng Tiểu học Pháp (Certificat d’étude primaire complémentaire), Huấn lên Sa Đéc học trường tư không bao lâu rồi nghỉ ở nhà mày mò tự học thêm. Dương Tấn Huấn sớm tỏ ra có năng khiếu về văn nghệ. Năm 16 tuổi, ông đã biết làm thơ, hát cải lương và chơi hát bội với thanh niên trong xóm. Cụ thể là biết đàn tranh và đàn được bản Vọng cổ. Đầu tiên, ông bắt đầu đi làm việc ở tòa báo Tân Tiến tại Sa Đéc cho đến Cách mạng Tháng Tám (năm 20 tuổi). Truy Phong tham gia kháng chiến chống Pháp tại Vĩnh Long. Vừa đánh giặc, vừa sáng tác và thường xuyên liên hệ khi làm báo Tiếng súng kháng địch với các văn nghệ sĩ yêu nước ở quân khu 9 như Sơn Nam, Kiên Giang…cho đến lúc ra thành dạy học. Từ năm 1953, Truy Phong dạy ở các trương công, tư tại Trà Vinh, Vĩnh Long và vẫn làm thơ đăng trên các báo ở Sài Gòn. Thơ Truy Phong có nội dung tiến bộ, thường mang tính thời sự, lịch sử như bài “Một thế kỷ – mấy vần thơ”, một bài thơ đã làm dậy sóng văn đàn, đăng trên nhật báo Tiến Thủ (Sài Gòn) ngày 27.04.1956 do ký giả Việt Tha (Lê Văn Thử) làm chủ bút. Những người hay đọc báo, quan tâm đến thời sự thuộc thế hệ 60-70 tuổi không bao giờ quên được sự kiện báo chí và dư luận đặc biệt liên quan đến bài thơ ấn tượng của Truy Phong lúc bấy giờ. Người ta còn nhớ như in giữa lòng thành phố tạm chiếm Sài Gòn những sự việc diễn ra như một đoạn phim đầy kịch tính có liên quan đến một bài thơ của T. P. Ngày hôm ấy, báo Tiến Thủ lần đầu tiên đăng bài thơ “Một thế kỷ – mấy vần thơ” (trên 100 câu) của một tác giả xa lạ ký tên T. P. Sáng sớm ngày 27.04.1956, khi báo vừa phát hành thì hàng chục cú điện thoại dồn dập gọi tới, tra hỏi hăm dọa, đủ điều. Ngay sau đó, nhân viên của chính quyền đương thời, ồ ạt ập ngay vào tòa soạn tịch thu sạch sành sanh hết báo, một đám bặm trợn được thuê đến hùng hổ bao vây, lục soát, đập phá tòa soạn. Bọn Khuyển Ưng còn đi tìm Chủ nhiệm báo Lê Văn Thử để “làm thịt”. Rất may, ông chủ báo đã nhanh trí kịp chạy lánh nạn vào Tòa Đại sứ Anh gần đó một thời gian. Ngay sau đó, báo Tiến Thủ bị đóng cửa. Bởi lẽ, báo Tiến Thủ của Việt Tha đã đăng bài thơ của Truy Phong một cách trang trọng như thách thức trên trang nhất của tờ báo với cái “tít” màu đỏ au thật hoành tráng, hấp dẫn, choán hết bên trên bề ngang rộng lớn của tờ báo. Hàng chữ “Một thế kỷ- mấy vần thơ” nổi bật hẳn lên với mục đích làm cho độc giả chú ý như một tin thắng lợi lớn lao. 1/3 bài thơ (gần 50 câu) cùng đăng ngay bên phải, dưới cái “tít” đường bệ ấy (chưa từng có tờ báo nào ở Sài Gòn đăng thơ một cách đặc biệt ưu ái như vậy). Dù vậy, sau sự kiện văn hóa báo chí gây nhiều dư luận này, từ tháng 4/1956 đến tháng 4/1975, bài thơ “Một thế kỷ- mấy vần thơ”của Truy Phong vẫn được đăng lại hằng chục lần trên các báo và tạp chí ở Sài Gòn : Mã Thượng, Đuốc Nhà Nam, Thần Chung, Tin Sáng, Dân Chủ Mới, Tiểu thuyết Thư Năm…Tạp chí “Sélection du Reader’s Digest” năm 1957 cũng trích dịch lại một đoạn bài thơ này. Tại miền Nam, các trường Đại học Văn khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Luật khoa, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt cũng tổ chức giới thiệu bài thơ mang tính thời sự, chính trị đặc biệt này trong những đêm sinh hoạt Thơ Nhạc tại trường. Trên mục Sinh hoạt văn nghệ tạp chí Văn của Trần Phong Giao ra ngày 14/04/1974 có đăng tin trong chương trình Thơ Nhạc chủ đề “Giữ thơm quê mẹ” tại quán cà phê nhạc tại Đà Lạt, cùng với nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), Văn Giảng (1924-2013), Đỗ Nhuận (1922-1991)… các nhà thơ được giới thiệu đến có Quang Dũng (1921-1988), Hoàng Cầm (1922-1010), Truy Phong (1925-2005)…

Chưa hết, “Một thế kỷ- mấy vần thơ”của Truy Phong còn âm thầm, len lỏi đi vào các nhà tù từ Sài Gòn đến Côn Đảo. Ông Lê Hồng Tư, một cựu sinh viên yêu nước thời Mỹ Diệm, một chiến sĩ tử tù về từ “địa ngục trần gian”, kể lại : “Một người đọc, mười người đọc, rồi hàng trăm, hàng ngàn người đọc. Không riêng gì sinh viên, học sinh, trí thức mà cả công luận ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam đều phấn khởi đón nhận bài thơ…Chúng tôi : tất cả anh em, cán bộ, chiến sĩ đều coi bài thơ như một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén. Chúng tôi dàn dựng thành một hoạt cảnh thơ rồi kéo nhau ra miền Trung trình diễn…”. Kịch bản văn học “Một thế kỷ- mấy vần thơ” được một cán bộ công vận ở Sài Gòn mang ra tận Côn Đảo trình diễn cho công nhân xem. Nhắc lại việc khai sinh cho bài thơ đã gây nên hiện tượng độc đáo trong văn chương tranh đấu Nam bộ này, ta hãy lắng nghe chính tác giả bài thơ là Truy Phong cặn kẽ trần tình: “Trong nhóm anh em Văn nghệ Kháng chiến Khu 8 thời chín năm chúng tôi, có người đi tập kết như nhà thơ Nguyễn Bính, có người ở lại hoạt động hợp pháp như nhà thơ Kiên Giang, nhà văn Sơn Nam…, riêng tôi về dạy học ở Trà Vinh. Khi viết xong bài “Một thế kỷ- mấy vần thơ”, tôi nhờ em Điệp, một nữ sinh tin cẩn, có cha chạy xe đò Trà Vinh – Sài Gòn, mang bài thơ trao tận tòa soạn báo Tiến Thủ, một tờ báo tiến bộ ở Sài Gòn lúc ấy. Nếu ở Sài Gòn, tôi sẽ ký tên thật hoặc bút danh quen thuộc. Lỡ có sao, anh em mình ở đó đông hơn có thể tiếp tay lo liệu. Nhưng ở tỉnh lẻ Trà Vinh, tác giả có thể bị thủ tiêu một cách lặng lẽ !”. Do vậy, người ta đã hiểu rõ lý do vì sao Truy Phong lại ký tên tắt tác giả bài thơ là T. P. Chúng ta cũng cần nhớ lại thời điểm khai sinh ra bài thơ đã nổ ra chấn động dư luận báo chí và thời sự tại Sài Gòn. Đó là không gian lịch sử chính trị của những năm 1955-1956 tại miền Nam : thời kỳ nhân dân ta đòi thi hành Hiệp thương hai miền Nam-Bắc, theo tinh thần Hiệp định Genève 1954.

Trên cơ sở đó, các cán bộ kháng chiến dựa vào thế hợp pháp chính trị, công khai tuyên truyền, đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước. Trong vòng hai năm, quân đội viễn chinh Pháp phải rút hết khỏi Đông Dương -Việt Nam nói riêng. Vào đầu năm 1956, Pháp hoàn tất cuộc rút quân ra khỏi đất nước ta. Cảm hứng bùng phát trước thời điểm lịch sử nhạy cảm “tiễn chân quân đội Pháp về nước”, Truy Phong sáng tác bài thơ  “Một thế kỷ – mấy vần thơ”, với tâm thế vừa gián tiếp lên án thế lực ngoại xâm vừa công khai cổ vũ, đề cao tinh thần yêu nước cao đẹp, truyền thống đuổi giặc giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Bài thơ mang phong cách một bản trường ca hoành tráng với những giai điệu bi hùng trong lịch sử thi ca kháng chiến.

Bản trường ca mở đầu bằng hai câu thất ngôn đầy lạc quan, mô tả cảnh bình minh rạng rỡ chân trời sau chiến thắng Điện Biên lừng lẫy, báo hiệu sự chấm dứt những đêm dài tối tăm nô lệ gần trăm năm của dân tộc Việt Nam : “Ánh hồng chói rạng chân trời mới / Ngọn lửa đao binh tắt lịm rồi”. Như một đạo diễn sân khấu giàu kinh nghiệm, Truy Phong đã khéo làm tương phản giữa hai tình huống của người đưa tiễn vốn là nạn nhân ngày nào và kẻ ra đi trước kia mang bộ mặt của thế lực thực dân thống trị. Thật mỉa mai với cảnh bại trận của những anh lính viễn chinh Pháp, giờ đây, với cờ rũ và súng xếp, cúi đầu và lặng thinh bước xuống tàu về nước trong tiếng kèn lệnh tức tưởi, nghẹn ngào, dưới bóng chiều vàng vọt nơi nghĩa địa u minh: “Chiều nay / Kèn kêu tức tửi nghẹn lời / Tiếng ngân xúc động dạ người viễn chinh / …trên nghĩa địa /  Có một đoàn tinh binh / Cờ rũ và súng xếp / Cúi đầu và lặng thinh / Nghẹn ngào…” Nhà thơ làm nổi bật hình ảnh tiều tụy của kẻ bại trận đã từng hùng hổ cướp bóc, chém giết một cách tàn ác người dân thuộc địa, kéo dài cả trăm năm trên đất nước bị đô hộ: “Tay gươm, tay súng / Bước nghinh, bước ngang / Anh bắn ! / Anh giết ! / Anh băm !  / Anh vằm ! ” Cảnh tù đày vô nhân đạo, đàn áp không nương tay: “ Anh đày Bà Rá, Côn Nôn / Anh đọa Sơn La, Lao Bảo / Anh đoạt hết cơm, hết áo / Anh giựt hết bạc hết vàng…”. Tác giả cảm thấy đau xót trước cảnh tàn sát dã man, rùng rợn do quân giặc ngoại xâm gây ra : “Chặt đầu ông lão treo hàng thịt / Mổ mật thanh niên / giữa chiến trường / Cối quết trẻ thơ văng nát óc / Phanh thây sản phụ, đốt thành than.”. Nơi nào trên quê hương có bóng dáng quân xâm lược là ở đó se diễn ra cảnh nhà tan cửa nát, cây cỏ điêu linh như nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu ()đã nói: “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây ” (Chạy Tây).

Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của tiền nhân “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”(Bình Ngô Đại cáo-Nguyễn Trãi (180-1442), Truy Phong muốn quên đi những tội ác trời không dung đất không tha của kẻ thù mà bày tỏ lòng khoan dung : “Trăm năm chuyện cũ / Thôi mình bỏ qua”. Nhà thơ muốn kẻ thù xâm lược đừng quên chân lý sáng ngời chính nghĩa của nhân loại : “Cái gì bạo ngược và phi nghĩa / Là trái lòng dân, nghịch ý trời / Sắt thép tinh ròng, binh tướng dữ / Không sao thắng được trái tim người”.

Kết thúc bản trường ca hùng tráng, Truy Phong bình tỉnh khẳng định như một lời tuyên ngôn đanh thép để họ nhớ đến lòng yêu nước bất biến của nhân dân ta muôn người như một, tinh thần bất khuất, chiến đấu ngoan cường, quyết tâm sống chết đánh giặc để giữ nước: “Việt Nam nước của tôi / Già như trẻ / Gái như trai / Chết thì chịu chết / Không cúi lòn ai / Tham lam ai muốn vô xâm chiếm / Thì ‘giặc vào đây, chết ở đây’ ”. Nhà thơ không những cảnh báo cho thực dân Pháp mà còn với bất cứ thế lực xâm lược nào có ý đồ muốn lao vào vết xe đỗ như hiện thực vừa qua.

Bằng sự thiết kế nghệ thuật câu, chữ hợp tình hợp cảnh, bài “Một thế kỷ – mấy vần thơ” trước hết được coi là một bài thơ mới dài như một trường ca, có đủ tính cách biền ngẫu ở  bài  văn tế và tính mộc mạc của thơ ca dân gian. Câu thơ dài, ngắn tùy lúc, đôi khi có đối vế để diễn tả sát sao theo từng ý thơ mỗi đoạn, hình thành một tiết tấu giai điệu sinh động thích nghi, tạo nên một phong cách thơ Truy Phong rất đặc biệt – không nhầm lẫn được với thi pháp của  bất cứ nhà thơ nào khác. Nhà văn Sơn Nam nhận định về nghệ thuật “Một thế kỷ – mấy vần thơ”của Truy Phong “là một trong những bài thơ đẹp nhứt của thế kỷ 20 này. Lời thơ hồn nhiên nhưng sâu đậm, giản dị mà không tầm thường”. Ông Việt Tha, chủ nhiệm báo Tiến Thủ viết : “Theo tôi, thơ như vậy mới là thơ, thơ của thời đại chúng ta”. Tuần báo văn nghệ Khởi Hành (Sài Gòn) nhận xét về Truy Phong : Những người trẻ hôm nay không quên ông, không quên một tác phẩm đáng lưu lại mãi mãi trong lòng người dân Việt”. Thiếu Sơn (1908-1978), nhà phê bình có tên tuổi trong văn học hiện đại từ thời tiến chiến, đã chân tình cảm nhận : “ Đọc Truy Phong, tôi càng thương dân tộc, một dân tộc kháng chiến trường kỳ và đã thắng giặc Pháp sau bao gian khổ và hy sinh…Truy Phong có lòng rộng rãi bao dong, tiêu biểu cho lòng người dân Việt nhẫn nại trước trăm ngàn đau khổ nhưng vẫn sẵn lòng tha thứ cho kẻ làm khổ mình. Nhất là khi chúng đã chịu thua mà xuống tàu về nước”. GS. Nhà văn Nguyễn Q. Thắng coi sự khai sinh bài “Một thế kỷ – mấy vần thơ” của Truy Phong như “ một thi thoại điển hình có một không hai trên thi đàn hiện đại và ghi lại được một thời điểm lịch sử – Pháp rút quân khỏi Việt Nam – bi hùng của dân tộc. Một áng văn chương sáng giá của văn học Việt Nam ”. – Bài thơ gây chấn động văn đàn tại Sài Gòn của Truy Phong khiến dư luận Miền Tây nhớ lại chuyện bài thơ Đường luật “Cây tre” của Phạm Thị Hồng Hạnh xảy ra sau đó hơn một năm (1958). Bài thơ “Cây Tre” (và “Cái Diệm”) cũng đã làm cho dòng Hậu Giang một dạo nối sóng . Tác giả bài thơ là một nữ sinh trẻ đẹp ở Tây Đô, học lớp Đệ Ngũ trường trung học Phan Thanh Giản (có nhà ở bên bờ sông Cái Khế, cạnh chùa Ba Cô, ngang chợ Mít Nài – An Nghiệp bây giờ). Nội dung chống chế độ Mỹ Diệm của bài thơ khiến nữ tác giả học trò, giỏi văn chương Phạm Thị Hồng Hạnh bị đuổi khỏi trường, phải lên học tư ở Sài Gòn *.

 

Nhận định chung về bài thơ trên, Nhà thơ Kiên Giang cùng thời với tác giả, đã có lý khi phát biểu (trên nhật báo Tin Sáng) : “ Ông Truy Phong là một thi sĩ có chân tài với hồn thơ nồng đậm tình yêu quê hương đất nước… Truy Phong đã làm chấn động thi đàn năm 1956 với bài Một thế kỷ – mấy vần thơ. Một thi phẩm mang giá trị vượt thế kỷ”. Tóm lại, có thể nói, sự xuất hiện của thi phẩm “Một thế kỷ – mấy vần thơ ” của Truy Phong đã tạo nên một xì-căn-đan đặc biệt trong xã hội thi ca kháng chiến Nam bộ. Bài thơ đậm tính thời sự, chính trị của nhà thơ chiền sĩ Truy Phong như một tiếng chuông âm vang mạnh mẽ, cảnh báo cho mọi tham vọng của thế lực ngoại xâm. Thi phẩm tác dụng như một chiếc lăng kính, phản chiếu tinh thần đánh giặc giữ nước của nhân dân. Giá trị nhân văn độc đáo của trường ca này là tác giả bài thơ đã bình tỉnh, khéo léo, mượn lời lẽ dịu mát, lịch sự để nói lời từ giã với những anh lính thực dân Pháp bại trận xuống tàu về nước, nhằm gián tiếp nhắc lại những tội ác tày trời của họ. Đồng thời, nhà thơ Truy Phong như thay mặt đồng bào, khẳng định truyền thống yêu nước, ý chí bảo vệ tổ quốc và quyết tâm đánh bại bất luận kẻ thù xâm lược nào của dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Báo Văn Nghệ

————————————

* Xem : Tập truyện “Người vợ hai lần cưới” (Nguyễn Thanh). NXB Văn hóa-Văn nghệ, 2011. Và tạp chí : Hồn Việt, số 86 tháng 10/2014 và Kiến thức Ngày nay số 780 ngày 20/07/2012

Những giới hạn của lý thuyết văn học nước ngoài ở Việt Nam

  •   TRƯƠNG ĐĂNG DUNG

1. Trong các bài viết gần đây về những đặc điểm của lí luận văn học hiện đại, hậu hiện đại, chúng tôi có nhận định rằng sự phát triển của hệ thống lí luận văn học trong thế kỷ XX cho thấy ở đâu lí luận văn học xác lập được bản chất tự nhiên đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, khoanh vùng được đối tượng nghiên cứu với những vấn đề riêng, thì ở đó lí luận văn học mới có khả năng phát triển như một ngành khoa học thực sự. Chúng ta đều biết, mọi ngành khoa học đều phải tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên hai bình diện là kinh nghiệm và lí luận. Chính các mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng, riêng và chung sẽ bổ sung những điểm nhìn từ nhiều phía khác nhau đến một đối tượng có tên gọi là văn học. Ở Việt Nam không biết từ bao giờ, cụm từ lí luận- phê bình luôn đi với nhau như là một sự thống nhất, nên khi nói đến tình trạng yếu kém của nghiên cứu lí luận văn học người ta nghĩ ngay sự yếu kém đó là của phê bình văn học và ngược lại. Do nhập nhằng giữa đối tượng nghiên cứu của lí luận văn học với đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học và phê bình văn học, người ta đồng nhất sự phân tích tác phẩm văn học cụ thể trong nghiên cứu lịch sử văn học và phê bình văn học với sự phân tích vấn đề tác phẩmtrong lí luận văn học, nơi vai trò của những khái quát hóa lí luận và việc tiếp cận bản thể của tác phẩm văn học đều xẩy ra trên bình diện trừu tượng. Cũng vì không phân biệt rõ đối tượng của lí luận văn học và đối tượng của nghiên cứu, phê bình văn học mà người ta thường cho rằng lí luận văn học gắn liền với văn học hiện đại hơn văn học cổ, cận đại, thậm chí có nơi người ta muốn giải thể bộ môn lí luận văn học vì nó giống bộ môn văn học Việt Nam hiện đại(!). Do đó, lí luận văn học ở Việt Nam chẳng những không làm tốt vai trò chỗ dựa cho nghiên cứu, phê bình văn học, mà bản thân nó cũng tự mờ nhạt dần theo thời gian. Xuất hiện những bài viết nhiều lí sự mà thiếu tư duy lí thuyết, hoặc có những bài viết mang tính chất phát biểu ý kiến chỉ đạo về tình hình văn học hơn là các bài nghiên cứu lí luận văn học có bề sâu học thuật. Lâu dần, trong đời sống văn học ở nước ta xuất hiện hai đặc điểm: một là người ta không muốn chấp nhận những người làm lí luận văn học xuất phát từ tư duy triết học, mĩ học thuần túy, cho đó là kinh viện, trừu tượng, không cần thiết; hai là người ta ít quan tâm đến lí luận văn học, nhất là những thành tựu mới của lí luận văn học trên thế giới. Tình hình trên dẫn đến việc nhiều vấn đề cơ bản của mĩ học và lí luận văn học không được nghiên cứu từ gốc một cách bài bản, triệt để nên bất kì ai, bất kì lúc nào cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận kéo dài về một vấn đề vô bổ. Lí luận văn học chỉ có thể có được vị thế khoa học riêng nếu có sự “phân công” công việc giữa nghiên cứu, phê bình và lí luận văn học bên trong hệ thống các khoa học văn học. Nghiên cứu đồng đại những hệ thống bên trong của tác phẩm văn học như các tầng bậc của tác phẩm, chức năng của chúng, các mối quan hệ bên trong và sự tạo nghĩa của văn bản, v.v… không phải là công việc của lịch sử và phê bình văn học. Văn học như là hoạt động kí hiệu, văn bản văn học như là hệ thống các kí hiệu và việc tổ chức nghĩa của văn bản là những vấn đề vượt quá khuôn khổ đối tượng của lịch sử và phê bình văn học, chúng tạo nên hệ thống dành riêng cho lí luận văn học. Nói lí luận văn học trên thế giới ngày càng khoanh vùng được đối tượng nghiên cứu, chính là nói về sự xác lập đối tượng nghiên cứu riêng của lí luận văn học hiện đại.

Có thể nói, một cách gián tiếp, bóng ma Lukacs cũng đã đến Việt Nam với mô hình phản ánh. Và trong thực tế, từ những ngày đầu đến hôm nay, lí luận văn học mácxít ở Việt Nam chủ yếu vẫn phất cao ngọn cờ của chủ nghĩa hiện thực. So với trình độ phát triển lí luận văn học của một số nước trên thế giới mấy chục năm qua, lí luận văn học ở Việt Nam chỉ mới ở trình độ khiêm tốn. Tính từ Văn học khái luận(1944) của Đặng Thai Mai, sự vận động của tư duy lí luận văn học hiện đại ở Việt Nam chưa tạo thành trường phái học thuật với những thành tựu nổi bật. Không thừa hưởng những di sản triết học và mĩ học lớn, các nhà lí luận văn học mácxít ở Việt Nam trước hết là những chiến sĩ, lấy việc truyền bá lí tưởng cách mạng làm mục đích chính. Mọi vấn đề của văn học, nghệ thuật đều được nhìn nhận và đánh giá từ lợi ích chính trị – xã hội thực tiễn. Khả năng thích ứng và phục vụ kịp thời là những đòi hỏi không chỉ dành riêng cho giới sáng tác, biểu diễn mà còn dành cho cả giới nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học. Chúng ta không có thời gian cho tư duy tư biện, cho nghiền ngẫm và khắc khoải trước các vấn đề học thuật. Mô hình phản ánh đã bị quan niệm một cách đơn giản và thô thiển. Cả thế giới đều biết mô hình phản ánh trong lí luận văn học mácxít gắn liền với tên tuổi G. Lukacs nhưng ở Việt Nam những công trình mĩ học quan trọng nhất của ông cũng không được giới thiệu và nghiên cứu. Người ta chỉ dựa vào câu nói của Lênin về L. Tolxtoi như là “tấm gương phản ánh cách mạng Nga” làm xuất phát điểm cho mọi lập luận liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Thay vì nỗ lực khám phá bản chất của văn học, lí luận văn học ở nước ta đã dành ưu tiên cho việc đề cao hiện thực, cái hiện thực với những đại tự sự được kiến tạo từ trước. Suốt một thời kỳ dài, người ta đồng nhất cái được phản ánh với cái phản ánh, nghiên cứu văn học vì thế chỉ quan tâm tới nội dung trong các tác phẩm văn học nhằm chứng minh một chân lí nào đó ở bên ngoài theo một hệ qui chiếu có sẵn. Chúng ta đều biết, cùng với sự phát triển của khoa học văn học, đã hình thành hai hệ thống chuyển tiếp quan trọng được thiết chế hóa, đó là phê bình văn học và giảng dạy văn học trong các nhà trường. Hai hệ thống này chuyển tiếp những mô hình diễn giải liên quan đến tác phẩm văn học, chúng giúp cho những người không nghiên cứu văn học một cách chuyên nghiệp vẫn có thể hiểu những tác phẩm văn học cần hiểu. Trong thực tế, mô hình diễn giải tác phẩm văn học ở nước ta cho đến hôm nay vẫn chịu sự chi phối của mô hình phản ánh. Đâu đó, vẫn có nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học thay vì giúp mọi người nhận ra vẻ đẹp của văn chương, tiến tới chỉ ra sự vận động của tư duy nghệ thuật qua từng giai đoạn phát triển của văn học, thì lại chỉ quan tâm tới những yếu tố ngoài văn học thông qua việc đối chiếu nội dung của tác phẩm văn học với hiện thực bên ngoài. Cách làm này đã dẫn đến thói quen tiếp nhận và đánh giá văn học một cách thô thiển, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật. Những năm trước đây, chúng ta đã nhận ra vấn đề này, nhưng vẫn chưa có những công trình lí luận nghiên cứu chuyên sâu một cách bài bản trên cơ sở học thuật. Mô hình phản ánh, một khi được nghiên cứu nghiêm túc, sẽ soi sáng nhiều vấn đề liên quan đến chủ nghĩa hiện thực, đến những đặc điểm của văn học Việt Nam hiện đại.

Do quá nhấn mạnh đến mô hình phản ánh, tư duy lí luận văn học ở Việt Nam đã không quan tâm đến mô hình ngôn ngữ. Đây là đặc điểm chung của toàn bộ hệ thống lí luận văn học mácxít chứ không riêng gì ở Việt Nam. G. Lukacs chỉ thấy ở ngôn ngữ cái công cụ hình thức cao nhất, ông không xem ngôn ngữ là thực thể của tác phẩm(1). Nghiên cứu các công trình của L. Goldman, chúng ta thấy nhà lí luận này cũng không xem cấu trúc ý thức là cấu trúc ngôn ngữ. Theo Goldman, chính hiện thực đã tạo sẵn hình thức cho tác phẩm văn học qua cấu trúc của cái nhìn thế giới, theo tinh thần của chủ nghĩa cấu trúc sinh thành. Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên, không phải ngẫu nhiên các xu hướng lí luận văn học hiện đại ở phương Tây đã khai thác ở ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ nhiều như vậy, bởi vì người ta đã ý thức rằng tác phẩm văn học là tập hợp các kí hiệu, phương thức tồn tại của nó là quá trình tạo nghĩa của văn bản thông qua người đọc. Do nhận thức tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực mà còn có tính kí hiệu nên nhiều vấn đề liên quan đến văn học đã được tư duy lí luận văn học hiện đại phương Tây lí giải và soi sáng từ mô  hình ngôn ngữ. Có thể nói những thành tựu của ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ từ Saussure đến Derrida đã soi sáng nhiều vấn đề của lí luận văn học hiện đại, hậu hiện đại như về bản chất của văn bản văn học, về nghĩa và sự tạo nghĩa của văn bản, về nghĩa chủ ý và nghĩa được thiết lập thông qua người đọc. Với giải trình ngôn ngữ của Foucault, người ta đã quan tâm đến những qui ước văn hóa của ngôn ngữ và hiểu thêm rằng không thể phân tích đầy đủ quá trình thu nhận tri thức của một cá nhân từ ngôn ngữ nếu chúng ta không biết đến kiểu mẫu giải trình ngôn ngữ của cộng đồng mà cá nhân đó đang phụ thuộc. Đến J. Derrida, ông quan niệm, ý thức của tác giả không hề có ưu thế tuyệt đối bên trên nghĩa của ngôn từ, thậm chí nhà văn chỉ phát hiện ra nghĩa của ngôn từ qua việc viết ra nó. Theo ông, những cái biểu đạt vĩ đại hơn rất nhiều so với những cái được biểu đạt. Từ đây, mối quan hệ cái biểu đạtcái được biểu đạt do Saussure đề xuất, vì thế không còn được coi trọng nữa. Như vậy, để tiếp cận với bản chất của văn học, người ta đã xuất phát từ bản chất của cái chất liệu làm nên văn bản văn học. Ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ thời hiện đại cũng đã xác lập những quan điểm nghiên cứu văn học. Qua những quan niệm về ngôn ngữ, chúng ta có thể biết được khoa học văn học hiện đại quan tâm đến khía cạnh nào của đối tượng nghiên cứu và tại sao ở phương Tây lại xuất hiện những trào lưu lí thuyết văn học dựa vào tính ngôn ngữ để đề cao tính kí hiệu, phủ nhận tính phản ánh, khẳng định không gian ngôn ngữ, quyền tự trị ngữ nghĩa của văn bản văn học.

2. Chúng ta nói nhiều đến giao lưu, hội nhập. Và trong thực tế, ở một số lĩnh vực nhất định, chúng ta đã làm tốt việc giao lưu, hội nhập, thậm chí chúng ta đã có được những thành tựu quan trọng. Nhưng riêng trên lĩnh vực khoa học văn học nói chung, lí luận văn học nói riêng, do không có truyền thống triết học và mĩ học, sự thiếu hụt nguồn tri thức lí thuyết văn học trong nhiều năm, chúng ta chưa có hệ hình tư duy lí luận văn học tương ứng với những nước có truyền thống này. Hơn nữa, ra đời trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, lí luận văn học mácxít ở Việt Nam, ngay từ khởi đầu chỉ quan tâm tới những vấn đề cấp thiết nhất có khả năng hướng văn học phục vụ kịp thời những mục đích chính trị – xã hội thực tiễn. Trước năm 1986, hầu như chúng ta ít quan tâm đến những thành tựu lí luận văn học ở phương Tây, nơi những công trình lí luận văn học nói nhiều về hình thức như là phương thức tư duy, là thủ pháp nghệ thuật. Suốt một thời gian dài, ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu văn học nói chung vẫn còn nghiêng về cảm hứng phê phán những thành tựu lí luận văn học ở phương Tây. Phê phán như một biện pháp tự vệ, đôi khi thái quá, chúng ta tự vệ trước tất cả những gì khó hiểu. Điều này đã cản trở  đến ý thức chủ động học hỏi, nghiên cứu của chúng ta về những thành tựu lí thuyết mới ở bên ngoài.

Cũng như việc dịch và giới thiệu các sáng tác văn học nước ngoài, ở nước ta, việc dịch và giới thiệu các công trình triết học, mĩ học và lí luận văn học vẫn còn trong tình trạng mạnh ai nấy làm, kết quả chưa được bao nhiêu. Đấy là chưa kể đến cách làm hớt ngọn trong nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài. Có người thậm chí không hề đọc tác phẩm lí luận mà mình muốn nghiên cứu, giới thiệu, nhưng vẫn cứ nghiên cứu, giới thiệu theo một nguồn nào đó, thậm chí còn phê phán gay gắt. Có nhà nghiên cứu, phê bình không đọc, hoặc đọc không nghiêm túc những công trình nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài nhưng vẫn tỏ thái độ hờ hững, do quan niệm cái gì khó hiểu là không cần thiết, như cố GS. Trần Đình Hượu đã từng phê phán. Người biết ngoại ngữ ngày một nhiều, nhưng không phải ai cũng biết bắt đầu nghiên cứu từ đâu trong cái biển tri thức lí thuyết văn học! Để nghiên cứu những vấn đề của lí luận văn học hiện đại, hậu hiện đại ở phương Tây, người ta phải nghiên cứu các trường phái triết học, mĩ học và các trào lưu triết học ngôn ngữ hiện đại, hậu hiện đại liên quan. Một công việc âm thầm và mệt mỏi mà không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận.

Tuy vậy, thời gian gần đây đã có những nỗ lực nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật lí thuyết văn học nước ngoài rất đáng trân trọng(2). Từ chỗ một nền lí thuyết khép kín với những chắp vá lấy từ Liên Xô (cũ) và Trung Quốc, chúng ta đã mở rộng tầm nhìn ra các quốc gia phương Tây có nền lí thuyết văn học phát triển như Đức, Pháp, Mỹ,… Từ chỗ chỉ quan tâm đến Chủ nghĩa hiện thực, chúng ta đã nghiên cứu, giới thiệu về Chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại. Từ chỗ chỉ quan tâm đến những thành tựu của tư duy lí thuyết tiền hiện đại, như về tác giả, chúng ta đã tiếp cận với tư duy lí thuyết văn học hiện đại, như về văn bản, về Chủ nghĩa cấu trúc, Thi pháp học; Phân tâm học, Tự sự học, các trường phái hình thức…; và gần đây là tư duy lí thuyết hậu hiện đại với vấn đề chủ thể tiếp nhận, v.v… Có những lĩnh vực, chúng ta chỉ nghiên cứu, giới thiệu là chính, số lượng tác phẩm dịch còn ít, nhưng cũng có những lĩnh vực chúng ta vừa nghiên cứu, vừa kết hợp dịch các tác phẩm lí thuyết.

Nhìn chung, mấy năm gần đây, đã xuất hiện những dấu hiệu đáng mừng trên lĩnh vực nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài vào Việt Nam. Nó cho thấy, một hệ hình tư duy lí thuyết mới đang dần hình thành, kéo theo nhu cầu tiếp cận các thành tựu lí thuyết văn học của các nước. Như vậy, đang xẩy ra quá trình: Những nỗ lực nghiên cứu, giới thiệu thành tựu tiêu biểu của lí thuyết văn học nước ngoài đã làm hình thành từng bước một hệ hình tư duy lí thuyết mới, và đến lượt nó, tư duy lí thuyết mới lại cần đến những tri thức lí thuyết tiếp tục được nghiên cứu, giới thiệu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống hơn.

Trên thực tế, ở nước ta, mặc dù đã có những nỗ lực nhất định, công việc nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài thời gian qua vẫn tiếp tục bộc lộ những giới hạn. Phần đầu của bài viết này đã nêu những đặc điểm của bối cảnh nghiên cứu lí luận văn học ở nước ta, trong phần này chúng tôi đề cập đến một số nguyên nhân cụ thể gây nên những hạn chế trong việc nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài:

a- Nghiên cứu, giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài không hệ thống

Các thành tựu của lí thuyết văn học phương Tây xuất hiện theo từng giai đoạn tiếp nối nhau, đi từ tư duy tiền hiện đại đến hiện đại và hậu hiện đại. Mỗi thành tựu của lí thuyết văn học phương Tây đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử và chịu sự chi phối của nó. Vậy nên, khi nghiên cứu, giới thiệu một thành tựu lí thuyết mang dấu ấn đặc trưng cho một hệ hình tư duy nhất định, người ta cần có thao tác khu biệt thành tựu đó cho phù hợp với vai trò của nó ở thời điểm đó(3). Rất tiếc ở Việt Nam người ta đã nghiên cứu, giới thiệu các thành tựu lí thuyết văn học nước ngoài mà không khoanh vùng hay giới thuyết chúng, làm cho người tiếp nhận không phân biệt được cái nào thuộc tiền hiện đại, cái nào thuộc hiện đại và hậu hiện đại; do đó, cũng không thấy được sự phát triển của tư duy lí thuyết văn học trên thế giới qua từng giai đoạn với những khả năng và giới hạn của nó, và nhất là không biết vận dụng ra sao cho phù hợp với những đặc điểm của văn học Việt Nam.

b- Sự ngộ nhận về tính phổ quát và tính ngẫu nhiên lịch sử của lí thuyết văn học.

GS. Stephen Owen (Mỹ) trong bài tham luận khoa học có nhan đề là Những khẳng định của lí thuyết: Nghiên cứu văn chương hàn lâm và văn bản Đông Á đã đề cập đến một vấn đề quan trọng mà theo chúng tôi có thể xem là giới hạn của lí thuyết văn học: Liệu lí thuyết văn học là phổ quát hay mang tính ngẫu nhiên lịch sử? Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc nghiên cứu, giới thiệu những thành tựu của lí thuyết văn học nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nêu lên mấy điểm sau đây mà GS. Stephen Owen gợi ra:

– Bản chất của lí thuyết là ngầm tham gia vào việc hình thành điển phạm, trong văn chương hàn lâm, những tác phẩm thỏa mãn các quan tâm lí thuyết thì trở nên quan trọng. Nghĩa là lí thuyết, từ trong khởi thủy đã không “vô tư” trong việc khái quát các vấn đề.

– Điểm mù lớn của lí thuyết văn học là cái ngẫu nhiên lịch sử của chính nó. Lí thuyết tạo ra những khẳng định tổng quát dựa trên những điểm riêng biệt, ngẫu nhiên mang tính lịch sử, như thể những khẳng định này bản thân chúng không mang tính ngẫu nhiên lịch sử.

– Lí thuyết với tư cách một tiến trình tư duy chuyên ngành là phổ quát. Lí thuyết như là một trật tự các văn bản, các nhà tư tưởng, các câu hỏi Âu – Mỹ là một dạng thức địa phương đã được toàn cầu hóa.

Điều băn khoăn mà cũng chính là nguyên nhân làm cho các thành tựu lí thuyết không phải được hoan nghênh ở bất kỳ nơi đâu, đó là làm thế nào để chúng ta hiểu được những sản phẩm văn bản địa phương và những điển phạm địa phương, khi mà chúng không hề đóng vai trò gì trong việc hình thành lí thuyết Âu – Mỹ? Điều này xuất phát từ chính đối tượng của lí thuyết và từ chính những khẳng định mang tính phổ quát của lí thuyết, trên cơ sở tính ngẫu nhiên lịch sử của nó. Những khẳng định mang tính phổ quát của lí thuyết tạo ra các khái niệm, và người ta áp dụng chúng để tiếp cận các văn bản văn học và điển phạm văn học nước khác hoàn toàn xa lạ. Đây là điều mà trong công trình Trên đường đến với ngôn ngữ(4) M. Heidegger đã từng cảnh báo khi ông đối thoại với một giáo sư người Nhật, hay cố GS. Trần Đình Hượu cũng đã từng lưu ý khi nói về khái niệm chủ nghĩa hiện thực.

c- Sự chuyển giao lí thuyết văn học

Những thành tựu của lí thuyết văn học ra đời ở đâu đó, rồi được nghiên cứu, giới thiệu sang một nước khác bằng con đường dịch thuật. Ở đây, khoan hãy nói đến trở ngại ngôn ngữ trong quá trình du hành của lí thuyết, một khi phải rời khỏi điểm gốc của nó, ngoài những “tiêu hao, mất mát” do dịch thuật, lí thuyết văn học phải gia nhập vào những môi trường văn hóa, chính trị, xã hội mới, nguy cơ bị đồng hóa là rất cao. Theo Edward Said, tác giả của bài tiểu luận nổi tiếng Traveling Theory (Lí thuyết du hành) được công bố lần đầu năm 1982, thì bất kỳ lí thuyết nào cũng có 4 giai đoạn phổ quát đối với sự du hành:

– Đầu tiên là điểm khởi phát, nơi các ý tưởng ra đời hay được thảo luận. Hai là vượt qua những áp lực khác nhau để một ý tưởng chuyển dịch từ một khởi điểm sang một nơi khác. Ba là các điều kiện chấp nhận hay phản kháng ở nơi mà ý tưởng mới thâm nhập. Bốn là sự thích nghi hoàn toàn hay bộ phận của ý tưởng mới (thậm chí được chuyển hóa, biến thể do những cách tiếp cận và vận dụng mới)(5).

Chúng tôi muốn nói thêm rằng, bốn giai đoạn phổ quát mà E. Said nêu trên đây, thì hai giai đoạn sau chịu sự chi phối của các yếu tố như giới hạn của văn bản văn học và điển phạm văn học dân tộc, giới hạn của tư duy chính trị thực dụng và giới hạn của cộng đồng diễn giải lí thuyết. Về tư duy chính trị thực dụng và tác động của nó đến điều kiện chấp nhận hay phản kháng lí thuyết mới, chúng tôi không muốn nói đến một cách riêng rẽ, vì liên quan đến cộng đồng diễn giải không thể loại trừ thiết chế chính trị đứng sau nó. Chúng tôi muốn đề cập đến cộng đồng diễn giải, một khái niệm của Stanley Fish, được ông đề xuất từ năm 1980. Có thể nói, với khái niệm này Stanley Fish vừa cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong lí thuyết tiếp nhận, lại vừa gợi mở một cái nhìn mới về bản chất của sự diễn giải văn bản văn học. Lí thuyết văn học khi đến với một nơi nào đó xa lạ, nó được tiếp nhận qua văn bản, vì thế một số yếu tố liên quan đến bản chất của sự tiếp nhận, cũng có hiệu lực đối với sự tiếp nhận lí thuyết văn học. Stanley Fish quan niệm không thể tìm thấy nghĩa trong chính văn bản, mà phải tìm ở trong hành động sở hữu văn bản, trong cộng đồng người đọc thực hiện hoạt động này. Stanley đã xây dựng khái niệm Cộng đồng diễn giải trên cơ sở lí thuyết nghĩa. Xuất phát từ chỗ nghĩa không phải là của riêng của văn bản, nghĩa không do bạn đọc (cá nhân) tạo ra mà là do cộng đồng diễn giải, cái cộng đồng qui định không chỉ sách lược đọc mà còn cả sách lược diễn giải sự viết vì những mục đích của nó, Stanley Fish cho rằng sự đồng nhất và ổn định của nghĩa là nhờ sự đồng nhất và ổn định của nhóm người tạo ra nghĩa. Tại sao Stanley Fish đề xuất khái niệm Cộng đồng diễn giải? Có thể Fish muốn giải thích tại sao sự diễn giải văn bản văn học của một số người nào đó lại giống nhau và ngược lại. Có thể Stanley Fish cho rằng nếu ai đó chuẩn bị diễn giải một văn bản văn học thì người đó phải thuộc về một cộng đồng diễn giải nhất định. Chúng tôi cho rằng, Stanley Fish muốn nhấn mạnh đến quyền lực của cộng đồng diễn giải, thứ quyền lực có sức mạnh tập hợp và tạo nên sự thống nhất ý kiến giữa các thành viên của cộng đồng trong việc diễn giải văn bản văn học. Ông muốn lưu ý đến tác động của thiết chế (trong đó có cả thiết chế chính trị, văn hóa…) trong việc tạo nghĩa văn bản(6).

___________________

(1)Xem Lukács György: Đặc trưng mĩ học; Nghệ thuật và chân lí khách quan (Trương Đăng Dung dịch). Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5-1998 và số 6-1999.

(2)Bản báo cáo thường niên tình hình văn học năm 2011 của Viện Văn học, chuyên đề “Tiếp nhận lí thuyết phương Tây hiện đại ở Việt Nam đương đại”, đã làm tốt việc này.

(3) Trong tinh thần này, chúng ta không ngạc nhiên về sự hoài nghi, tự phản biện của Tzvetan Todorov trong cuốn Văn chương lâm nguy (Trần Huyền Sâm và Đan Thanh dịch. Nxb. Văn học Hà Nội, tái bản 2013). Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu đúng sự vận động của tư duy lí thuyết văn học ở phương Tây qua từng giai đoạn lịch sử.

(4) Martin Heidegger: Trên đường đến với ngôn ngữ (Trương Đăng Dung dịch), in trong Tác phẩm văn học như là quá trình. Nxb. KHXH, H., 2004.

(5)Xem Hoàng Lương Xá:Lí thuyết du hành và Orientalizm ở Đông Á, trong sách Nghiên cứu văn học Việt Nam, những khả năng và thách thức. Nxb. Thế giới, H., 2009.

(6)Xem Trương Đăng Dung: Những giới hạn của cộng đồng diễn giải. Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2-2009.

( Nguồn: VHNA)

Đăng bởi: Ngô Minh | 29.03.2017

Bé gái VN ở Nhật đã bị “ghì hai cổ tay”

Bé gái VN ở Nhật đã bị “ghì hai cổ tay”

BBC

Bé Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, có thể bị kẻ tấn công bóp cổ ở một nơi và đêm vứt xác ở nơi khác.Bản quyền hình ảnhNHK
Bé Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, có thể bị kẻ tấn công bóp cổ ở một nơi và đêm vứt xác ở nơi khác.

Các nguồn tin gần với cuộc điều tra về cái chết của bé gái người Việt Lê Thị Nhật Linh ở tỉnh Chiba, gần Tokyo, cho hay có dấu hiệu có kẻ đã ghì cổ tay em, hãng NHK cho hay.

Họ cho rằng các dấu hiệu em bị siết cổ chứng tỏ em đã bị giết hại.

Cảnh sát thành phố Abiko, Nhật Bản, nói họ đã tìm thấy tổn thương ở vùng kín của Lê Thị Nhật Linh, bé gái chín tuổi vừa bị sát hại, trong khám nghiệm sơ bộ.

Được biết, chiều ngày 26/3, bố Nhật Linh là ông Lê Anh Hào đã tới sở cảnh sát thành phố Abiko để nhận dạng thi thể.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết sứ quán sẽ hỗ trợ gia đình Nhật Linh đưa thi thể em về nước theo đúng nguyện vọng của gia đình.

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường viết trên Facebook của ông: “Chân thành chia buồn với gia đình bé Linh mới bị sát hại tại Nhật Bản một cách dã man.”

“Thật sốc và buồn!”

Ông Cường cho biết nhiều bạn bè người Nhật, cộng đồng người Việt tại Nhật và ở trong nước cũng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm và gửi lời chia buồn tới Đại sứ quán Việt Nam và gia đình bé Linh.

Các camera an ninh không có hình ảnh bé Linh

Hình ảnh Nhật Linh đi bộ đến trường hôm thứ Sáu 24/3 không có trên các camera an ninh ở dọc đường, hãng thông tấn Jiji cho hay.

Một chiếc camera đặt tại nhà Linh cho thấy em đã rời nhà ít phút sau 8 giờ sáng để đến dự lễ tổng kết học kỳ ở trường. Lúc đó, em mặc một áo có mũ màu xám, quần màu hồng và chiếc mũ đồng phục màu vàng. Em mang môt chiếc ba lô màu đỏ trên lưng.

Nhưng cảnh sát tỉnh phát hiện không có một chiếc camera an ninh nào đặt trên đường em đến trường có ghi lại hình ảnh của em nào giống Linh sáng hôm đó. Nhà em và trường cách nhau khoảng 600m.

Cảnh sát thành phố Abiko, tỉnh Chiba, cam kết sẽ khẩn trương điều tra và thông báo sớm về thủ phạm sát hại bé Linh.

Sẽ khám nghiệm tử thi bé gái VN ở Nhật

Tìm thấy thi thể bé gái VN bị mất tích ở Nhật

Thi thể em Lê Thị Nhật Linh được một người đàn ông đi câu cá ở Sông Tone tìm thấy vào khoảng 6:45 sáng ngày chủ nhật 26/3 giờ địa phương, trên một bãi cỏ dưới gầm cầu bắc qua con mương ở Abiko, cách nhà em khoảng 10 km.

Cảnh sát Nhật cho rằng thi thể của Linh đã được đưa đến vị trí này để phi tang sau khi em bị bóp cổ ở một địa điểm khác, vì không có dấu hiệu giằng co nào trên bãi cỏ, một nguồn tin trong cuộc điều tra cho biết.

Trong khi đó đài NHK đưa tin hôm thứ Ba 28/3 rằng một bạn học cùng lớp cho biết Linh kể với em tháng trước là Linh có thấy một người đáng nghi trên đường đi học hồi tháng Một và em thấy rất sợ. Từ đó, Linh thường chạy vội qua nơi người này đã xuất hiện mỗi khi em đi học, hãng NHK dẫn lời cô bạn cùng lớp này.

Trường tiểu học của bé Linh, trường Mutsumi Daini Elementary School ở thành phố Matsudo, sẽ xem xét áp dụng các biện pháp an toàn mới từ tháng Tư, chẳng hạn cho học sinh đi theo nhóm khi đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà, hiệu trưởng trường nói hôm thứ Hai 27/3.

Thi thể em Linh được một người đi câu cá phát hiện sáng Chủ nhật 26/3Bản quyền hình ảnhKYODO NEWS
Thi thể em Linh được một người đi câu cá phát hiện sáng Chủ nhật 26/3

Học sinh Nhật tự đi học có an toàn?

Anh Phạm Đăng Toàn, phụ huynh ở tỉnh Yamanashi, có hai con gái cho BBC biết anh cũng có chút lo lắng về chuyện con gái anh tự đi đến trường, nhưng không nhiều lắm vì an ninh ở Nhật tương đối tốt.

“Vả lại việc trẻ em đến trường hàng ngày đều có sự tổ chức. Đôi khi cũng có tình trạng bắt cóc trẻ con nhưng không nhiều lắm.”

Về chuyện bé Linh đi học một mình, anh Toàn “thấy có điều gì đó bất thường”.

“Có tổ chức đi nhóm nhưng ba mẹ cháu không tham gia? Hay khu vực cháu ở không có bạn bè, anh chị khác cùng lứa tuổi tiểu học để đi cùng? Hay hoàn toàn không có tổ chức đi theo nhóm? Ở Nhật, cụ thể là tỉnh Yamanashi mình đang sinh sống, việc đưa đón đi học được phối hợp tổ chức rất bài bản giữa nhà trường, chính quyền địa phương và hội phụ huynh,” anh Toàn nói thêm.

Anh cho biết trong trường hợp con anh, mặc dù tháng Tư các cháu mới vào lớp Một, nhưng từ mấy tháng nay, gia đình anh đã tham gia họp với hội phụ huynh cụm khu phố.

“Trước tiên là tổ chức buổi gặp mặt làm quen giữa những em cũ và mới. Sau đó thảo luận việc sắp xếp em nào tập trung ở đâu, mấy giờ, anh chị lớn nào có trách nhiệm dẫn đi; phân công, chia lịch phụ huynh trực ở các nút giao thông hướng dẫn các em qua đường,… Thậm chí còn mời cảnh sát phụ trách giao thông đến hướng dẫn cách ra hiệu khi qua đường, tổ chức đi thử…”

“Nói là học sinh tiểu học ở Nhật tự đi đến trường nhưng thực ra các em đi theo nhóm có tổ chức đàng hoàng. Như vậy mà chưa yên tâm, huống chi đi một mình như bé Linh ở trên?”

Đăng bởi: Ngô Minh | 29.03.2017

ĐẾ CỦA TƯỢNG

ĐẾ CỦA TƯỢNG

Dạ Ngân

Được tin bà Nguyễn Thị Xuân Lan (vợ cố học giả Nguyễn Kiến Giang) đã từ trần lúc 22h15 ngày 19.3 (22.2 âm lịch) tại nhà riêng. Lễ viếng từ 10h đến 11h30, thứ 5 ngày 23.3 (26.2 âm lịch) tại Nhà tang lễ thành phố (địa chỉ 125 Phùng Hưng, Hà Nội). Người Đô Thị Online thành kính chia buồn cùng tang quyến.
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan từng làm việc trong hệ thống chính quyền cách mạng từ năm 1950 và nghỉ hưu năm 1985. Là đảng viên hơn 50 năm tuổi đảng, bà Xuân Lan luôn sát cánh bên người chồng mà bà trọn đời yêu quý, kính trọng, bất chấp những thăng trầm, hoạn nạn đã đến với ông và gia đình. Cả sáu người con của ông bà, dưới sự giáo dưỡng của gia đình mà bà là trụ cột, đều là những trí thức viên chức có uy tín đã và đang làm việc ở các lĩnh vực kiến trúc, sử học, kinh tế. Người con trai duy nhất của ông bà trong sáu người con là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Xuân Lan từng xuất hiện với tư cách nhân vật trong bài viết “Đế của tượng” của nhà văn Dạ Ngân, đăng tải trên Người Đô Thị số 53 (phát hành ngày 29.9.2016) Người Đô Thị Online xin giới thiệu lại cùng bạn đọc.
Chưa đầy một thế kỷ, đất nước đi qua ba cuộc chiến tranh, Hà Nội lưu giữ trong nó tầng tầng ký ức bi thương. Sẽ có người nói, thủ đô oai hùng chứ, ít ra cũng bi tráng chứ. Độ lùi thời gian cho phép người sau có chữ của thế hệ mình, bi thương, vì vậy có những tượng đài luôn cất ở phần đế của nó những số phận câm.
“Miền Bắc thiên đường của các con tôi”, “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, thơ ca trẩy hội ấy phủ dụ tôi suốt những năm tháng chiến tranh với Mỹ và sau đó. Thú thật, không được truyền cảm hứng ấy, chắc tôi đã không đi trót con đường mà ba tôi thời Việt Minh đã chọn.
Bà Xuân Lan sinh năm 1929, từng làm việc ở bộ phận y tế thuộc Ty công an Quảng Bình; kế toán Tổng công ty bách hóa Hà nội… Trước khi nghỉ hưu, bà có vài chục năm làm
chủ tịch công đoàn Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Ảnh TLGĐ
Và rồi tôi đặt chân lần đầu lên Hà Nội một cách muộn màng. Cái nghèo khổ đập vào mắt và đập vào tai những câu chuyện vỉa hè tung tóe của những trí thức trung niên sung sức ngôn từ. “Còn những người của bộ tộc tà-ru nữa em ơi”, Nguyễn Quang Thân chồng tôi buồn bã tự trào (hồi ấy Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn mới ở dạng bản thảo “nước một”). Tôi choáng váng. Thì ra, nhiều tên tuổi trong giới tinh hoa thủ đô là “con dân” của bộ tộc tà-ru (tù ra). Thế là tôi được chồng chở đi ngang về tắt với những con người vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của lịch sử ấy, đơn giản vì những người đó ở tầng đáy của Hà Nội, họ chìm sâu vì sức nặng của chính họ. Chung quanh chúng tôi, không hiếm những số phận ấy, tôi nói vậy vì mỗi một con người bị đày đọa đều kéo theo vợ con, cha mẹ, họ hàng, bè bạn… của họ.
Ngõ hẹp của Hà Nội những năm đầu của thập kỷ 1990 còn giống nhau ở mùi than tổ ong từ những cái bếp né bên lối đi. Vợ chồng tôi còn lên lịch ủ sao cho hai ngày là năm viên than chứ không phải tốn sáu viên, chi li là thuộc tính, căn tính chứ không chỉ là phẩm chất. Nghèo và cảnh giác là hai thứ tôi ghi nhận từ những phận người Hà Nội mà tôi cố gắng thâm nhập. Bếp lò không ai ăn cắp nhưng cái đặt trên đó phải coi chừng, vì vậy mới có cảnh nồi hay ấm thường có dây lòi tói khóa lại!
Mùi than tổ ong ngõ Lương Sử C có gì khác so với những ngõ khác, tôi nhớ lại. Đã hơn 20 năm kể từ lần đầu tôi được chồng đèo bằng chiếc Chaly đến nhà học giả Kiến Giang. Buổi tối mùa thu se buồn, vì vậy mà mùi than tổ ong đặc trưng hơn, hay là vì tôi tò mò quá nên ấn tượng đậm hơn, khó phai mờ? Lại nghe chồng tự trào “Phải có bộ nhớ đặc biệt để nhớ đường vì bọn anh toàn chơi với những tay trong ngõ nghèo mà còn hay sinh sự!”. Bấy giờ Kiến Giang không còn đi thái nhân trần độ nhật nữa mà phong lưu bằng ngòi bút rồi, dư luận vỉa hè Hà Nội kháo nhau. Trong ngõ Lương Sử C sặc mùi than tổ ong phổ cập (dù vợ ông chưa bao giờ “dám” dùng than bởi bệnh phế quản mãn tính), căn hộ cấp bốn khoảng bốn chục mét vuông trong khu tập thể khiêm nhường giờ đã là ngôi nhà ba tầng khang trang, như có phép màu cổ tích.
Chấm dứt thời người Hà Nội kín đáo thó từng vốc cát từng viên gạch ở những công trình công cộng đem về để dành, hay nhận từng vài ký xi măng lẻ qua đường bưu điện từ người thân ở đâu đó gửi cho để vá víu chỗ nọ chỗ kia. Hà Nội bung ra một hình ảnh mạnh ai nấy marathon trong ý thức “tự cứu trước khi trời cứu”. Nguyễn Quang Thân lại rỉ tai “Kiến Giang viết như thở, viết như thiên mệnh nhưng có thể sau này những cuốn anh ấy nhờ người khác đứng tên sẽ không trở về được với chính chủ. Đời là thế. Thôi, có nhuận bút bù đắp cho vợ con đã!”.
Bà Xuân Lan và những trang viết hồi ức cuộc đời. Ảnh N.Đ
Nữ chủ nhân, bà Nguyễn Thị Xuân Lan (bằng tuổi với chồng), khi đó đã ngoại lục tuần. Người nhỏ nhất trong số sáu người con của ông bà cũng đã xong đại học. Sáu người con, hùng hậu khi ông bà về già nhưng khi Kiến Giang “gặp nạn” (từ riêng của gia đình để ám chỉ chín năm ông bị tù và quản chế xa nhà) thì gánh nặng ấy là bao nhiêu cho người vợ và chính những đứa con? Thời gian khỏa lấp, tôi thấy bà Xuân Lan thời điểm tôi gặp bóng dáng một thời xuân sắc nhưng làm sao thấy được nước mắt của chín năm “trực diện”với tai ách, khi ấy “khóc phải kín, khóc phải giỏi” để còn cho các con, họ hàng, lối phố người ta nhìn vào. Khóc với các con là khóc xả nhưng không quên cứng cỏi, khóc với bạn bè là khóc nhịn để người ta đừng thương cảm quá và khóc cho riêng mình thì sao? Tôi hình dung, cốt cách con nhà học thức như bà (ba của bà là y sĩ Đông dương) thì khóc đầm gối mà mắt không sưng để sáng ra các con không yếu đuối buông xuôi!
Thoăn thoắt bước, thoăn thoắt nói và làm: “Anh của hai vị đang ở trên tầng ba, lên đi lên đi”. Tuýp phụ nữ như bà miền Bắc định nghĩa là “mỏng mày hay hạt” và miền Nam của tôi gọi đùa là “mi-nhon cho tới chết”. Bên trong ngôi nhà ông Kiến Giang marathon làm nên để bù đắp cho vợ con khi ấy vẫn là những thứ mộc mạc sơ sài, dấu ấn của thời nửa chiến tranh nửa hòa bình và bao cấp. Giá sách nổi tiếng của ông giờ đã hao gầy nhiều, những thanh gỗ thùng có từ khi ông du học ở Liên Xô về sau khi ông gặp nạn đã được vợ con kết sạp để nằm trong những ngày đông, và những quyển sách quý đã “một đi không trở lại” hôm ông bị dẫn đi. “Còn người là còn của”, câu ấy chí lý với gia đình ông – bộ óc của ông, cốt cách của ông là gia sản cho vợ con chứ không phải nhà cao và đồ quý.
Cái bếp ga Ý là món quà ông dành cho bà Lan trong ngôi nhà mới dù như đã mô tả, mùi than tổ ong lưu cửu của dân phố vẫn ập vào hành hạ bệnh phế quản của bà mỗi khi trở trời trái gió. Bà tặc lưỡi, đã từng có chín năm địa ngục bởi ghẻ lạnh, khinh khi, đàm tiếu… thì mọi thứ tệ hại khác chẳng nhằm nhò gì. Chúng tôi cùng chuẩn bị cho bữa cơm khách đạm bạc như hai chị em xa cách lâu ngày. “Anh của cô” là cụm từ chỉ Kiến Giang trong câu chuyện với tôi, cách nói đặc biệt của riêng bà nghe thật gần gũi và ấm cả người nghe. “Anh của cô hay khách, nghe báo các vị đến, chị chạy đi chợ chiều từ hôm qua cho nó rẻ!”.
Các con của bà nhớ lại, năm 1963, họ đã loáng thoáng nghe bà can ngăn, tranh luận và cả khóc lóc với những điều ông đang nung nấu dù động cơ của ông không phải bàn cãi. Bà có dự cảm của người sinh ra để gắn bó với ông. Quả nhiên mọi thứ diễn ra lúc con út mới có năm tuổi, mười giờ đêm, người ta đến đưa ông đi, mọi thứ tung lên, rối bời. Một nách sáu con, bà bắt đầu cuộc chống chọi với không chỉ đói và rách theo nghĩa đen, chống chọi ấy thường tình, tôi cũng là con của tù nhân chính trị thời Ngô Đình Diệm tôi biết chứ. Sự chống chọi của bà Lan theo chúng tôi là phi thường vì có người nhà “bị tù ta”, ba chữ ấy đủ diễn tả sức nặng của cây thập ác bà mang khi ấy.
Bây giờ trong tâm tưởng của bà và các con là những cái mốc như thể những nhát đẽo của nhà điêu khắc. Bốn đứa con lớn Thuần, Thục, Tuấn, Thanh đang ở nơi sơ tán, hai con nhỏ Tú, Thảo ở Hà Nội với ba mạ và chứng kiến thời điểm khởi đầu đoạn đời ba “bị tù ta” với mấy từ mơ hồ cho đến tận hôm nay: “xét lại”! Mẹ gởi hai con nhỏ cho mệ (bà nội), lên chỗ sơ tán khóc với bốn đứa con mà không biết giải thích thế nào. Đành dối con và dối những người nông dân tốt bụng đang đùm bọc con mình “ba chúng đi B”. Ba đi B phải tự hào sao mẹ khóc lén suốt thế? Cây kim trong bọc lâu ngày… rồi cũng đến lúc những đứa con chứng kiến và chia sẻ với mẹ những khinh miệt, châm chọc đến rớm máu trong mấy ngàn ngày ba bị đẩy đi biền biệt… Thôi thì chiến tranh, xem như chồng biền biệt như mọi người đàn ông thời đó biền biệt. Tết nào trong tay nải bà gửi thăm ông cũng là sáu lá thư của sáu đứa con viết riêng cho ba nhưng ông không hồi âm vì chỗ ông ở đâu có giấy bút!
Bà Xuân Lan và người con thứ hai: PGS-TS-KTS. Nguyễn Hồng Thục (Trưởng khoa Kiến trúc và khoa Sau đại học – Đại học Kiến trúc Hà Nội; Viện trưởng viện nghiên cứu Định cư). Ảnh N.Đ.
Mạ và sáu con nhao ra làm mọi việc của người bần cùng để tồn tại trong ghẻ lạnh người đời thời kỳ đau đớn ấy. Bà như một diễn viên trên cái sân khấu không có màn nhung, khán giả là sáu đứa con nhìn vào từng hành vi, cử động, vẻ mặt dáng hình của mẹ để bám víu, động viên (đôi khi tán thưởng nữa). Bà tin và yêu chồng hơn cả những ngày trăng mật xưa và tin các con có bộ gène tốt, có nền tảng giáo dục cao và tin ở hoàn cảnh tôi luyện con người. Thảy đều giống cha, khả năng xã hội học rất đậm nhưng để tránh số phận phiền phức, bà định vị chúng đi khoa học tự nhiên. Nhưng rồi thiên hướng đã tụ chúng lại: dịch giả, kiến trúc sư, nhà sử học và nghề giáo… Có câu “nhìn con biết mẹ”, quả nhiên, thời gian đã không phụ công người lao khổ. Dù không ai được phép xuất ngoại du học vì “nhân thân xấu” nhưng trong mắt tôi, những người con của ông bà Kiến Giang thực sự là những con người tử tế đúng như ông bà mong ước.
Gẫm ra ở xứ ta, vài ba chục năm thì thang giá trị thay đổi một lần. Nhà cải cách Kim Ngọc từng bị “ném đá” một ngày lại sáng rỡ gương mặt hiền nhân. Những người từng mang án Nhân văn giai phẩm mấy chục năm một ngày lại được rình rang xướng danh trên sân khấu giải thưởng. Còn với riêng chúng tôi, Kiến Giang – nhà xã hội học xuất sắc của Việt Nam – cùng với Xuân Lan là cặp đôi vàng của những người nhiều long đong bởi kích cỡ của họ quá lớn.
Khi tôi viết bài này, sau ba năm Kiến Giang từ giã cõi đời còn đang lắm phi lý xô bồ, vợ ông, bà Xuân Lan yếu đi nhanh và tôi không được gặp. Nhưng may mắn cho tôi, các con của ông bà đang có việc vui ở Sài Gòn và thú thực, nhìn họ quây quần với nhau, tôi biết đó là tất cả những gì ông và bà để lại cho đời. Đó là tình yêu tôn kính bà dành cho ông và điều đó thấm vào các con để rồi, giữa họ là hương vị của những người trân quý nhau, trân quý danh tiếng trí tuệ và bản lĩnh của cha mình và trân quý cả những ngày u buồn cũ.
Điều gì làm nên ta, là số phận của chính ta, sẽ không là ta nếu cay nghiệt khước từ hay nguyền rủa nó.
Hai mươi năm rồi đó em ơi
Mấy ngày buồn và mấy ngày vui
Anh biết tình em còn nguyên vẹn
Anh chỉ còn em còn em thôi
Vì anh đời em thành đơn chiếc
Anh có ngờ đâu có ngờ đâu
Xin lỗi em xin lỗi suốt đời.

(Nguyễn Kiến Giang và Nguyễn Thị Xuân Lan cưới nhau năm 1952. Bài thơ này ông viết tặng bà sau ngày ông “gặp nạn”, năm 1967, được bà Lan chia sẻ trong một dịp vào TP.HCM).

 ( nGUỒN: TRANNHUONG.NET)
Đăng bởi: Ngô Minh | 28.03.2017

TRÁI TIM TRẦN QUANG LONG

ĐỌC BỘ SÁCH ” NGÔ MINH TÁC PHẨM”, TẬP 2:

TRÁI TIM TRẦN QUANG LONG

 Ngô Minh

 

          Nhà thơ Trần Quang Long

Mới 25 tuổi, Trần Quang Long đã có bài thơ “ Thưa Mẹ, Trái tim” nổi tiếng , nổ vang như súng trận :

Con sẽ vót nhọn thơ thành chông

                                         Xuyên vào gan lũ giặc

                                      …Nếu thơ con bất lực

                                      Con xin nguyện trọn đời

                                      Dùng chính quả tim làm trái phá

                                      Sống chết một lần thôi !

 

Con người “sống chết một lần thôi” ấy đã trải qua bao nhiêu lần bị địch bắt bớ giam cầm vẫn cháy bừng lý tưởng sống vì dân vì nước. Bài viết này xin được cung cấp thêm vài chi tiết về cuộc đời hoạt động sôi nổi của nhà thơ, mà chắc chắn nhiều người chưa được biết. (Đọc tiếp…)

Luật pháp có đứng về người chống tham nhũng?[*]

Toà án tỉnh Đak Nông đã tuyên án blogger Trần Minh Lợi, người tố cáo tham nhũng nổi tiếng ở địa phương, 4 năm 6 tháng tù về tội đưa hối lộ. Không ít người cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng bị giáng một đòn nặng qua phiên toà này. Văn Việt xin đăng lại bài tường thuật phiên toà trên báo Tiền Phong như lời phản biện đáng chú ý.

Văn Việt

Các luật sư cho rằng bị cáo Trần Minh Lợi vô tội

TPO – Hôm nay, ngày 27/3/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục xét xử vụ án “Lợi dụng ảnh hưởng người khác để trục lợi. Đưa và nhận hối lộ” gồm 3 nhóm tội, 8 bị cáo sinh sống trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Dù đã kéo dài tới ngày thứ tư, gấp đôi thời gian dự kiến ban đầu, không khí tranh luận vẫn nóng bỏng.

clip_image002Phiên xử vụ án đưa hối lộ tiếp tục tại tòa án tỉnh Đắk Nông

Bị cáo Lợi có công chống tiêu cực, tham nhũng

Cả 6 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Trần Minh Lợi tại phiên tòa này cùng lần lượt chứng minh: dù cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Nông (VKS) đã dày công thu thập tới hơn 4.200 trang bút lục trong suốt hơn một năm qua, vẫn không tìm thấy được bất kỳ chứng cứ nào chứng minh bị cáo Lợi có mục tiêu vụ lợi trong vụ đưa và nhận hối lộ tại huyện Đắk Mil- tỉnh Đắk Nông.

Còn hồ sơ vụ đưa và nhận hối lộ xảy ra với 2 cán bộ Agribank chi nhánh Đại Lộc tại Đắk Lắk mà Công an tỉnh Đắk Lắk đã quyết định không khởi tố vì không chứng minh được dấu hiệu phạm tội của Trần Minh Lợi, sau đó chuyển cho Công an tỉnh Đắk Nông gom vào vụ án này, cũng không chứng minh được bị cáo Lợi phạm pháp.

Tóm lại, khi cơ quan điều tra của cả 2 tỉnh đều có nhận định việc tố cáo Trần Minh Lợi “cưỡng đoạt tài sản” là không có căn cứ, thì vì sao còn khởi tố bị cáo này, thậm chí tạm giam bị cáo suốt 1 năm, và Viện Kiểm sát còn đề nghị mức án cho bị cáo Lợi lên tới 5-6 năm tù giam?

clip_image004Bị cáo Trần Minh Lợi

Trong phần tranh luận sáng ngày 27/3, luật sư Lê Xuân Anh Phú cho rằng hành vi giúp người dân thu thập chứng cứ sai phạm, đòi hối lộ của các cán bộ đang thi hành công vụ của bị cáo Lợi mang tính tích cực, không nguy hại xã hội.

Bị cáo Lợi có chứng cứ phạm pháp của bị cáo Lãnh Thanh Bình, và đã công khai tố cáo với nhà chức trách, trong khi bị cáo Bình tố bị cáo Lợi cưỡng đoạt tài sản mà không có chứng cứ nào, các lời khai của bị cáo Lãnh Thanh Bình luôn bất nhất, nên bị cáo Lợi đề nghị khởi tố bị cáo Bình về tội vu khống là có căn cứ.

Nếu tòa tuyên án 5-6 năm tù với bị cáo Lợi như đề nghị của VKS, sẽ không ai dám đấu tranh chống tham nhũng nữa.

Luật sư Phạm Hoài Nam nhận xét chưa thấy đại diện VKS tranh luận được điều gì để chứng minh việc biến không thành có. Vì luận tội bằng cách cắt ghép các nội dung trao đổi giữa các bị cáo vào các thời điểm khác nhau đã khiến sự việc bị sai lệch bản chất.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng khẳng định: Bị cáo Lợi không chỉ vô tội mà còn có công trong việc đấu tranh chống tội phạm tham nhũng. Là một thường dân, nhưng bị cáo Lợi đã phanh phui, chứng minh được hành vi phạm pháp tới 48 cán bộ, Đảng viên trên địa bàn 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông.

Luật sư Phạm Công Út cho rằng không cần bàn tới 3 tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Lợi mà VKS đã ghi nhận tại tòa và đưa vào bản luận tội, như gia đình có công với cách mạng, thành khẩn khai báo, có công làm từ thiện 180 triệu đồng. Bởi vì, theo Ls Út, bị cáo Lợi vô tội, cần được trả tự do ngay tại tòa.

Có dấu hiệu sai phạm tư pháp

Luật sư Nguyễn Văn Quynh cảm ơn Hội đồng xét xử (HĐXX) đã chấp nhận đề nghị của ông về việc cho xét xử cách ly các bị cáo. Diễn biến phiên xử cách ly đã cho thấy có dấu hiệu ngụy tạo hồ sơ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, càng thể hiện rõ mục đích thu thập chứng cứ của bị cáo Lợi chỉ để chống tham nhũng chứ không nhằm cưỡng đoạt 220 triệu đồng như lời tố cáo không có chứng cứ của Lãnh Thanh Bình.

Việc gom hồ sơ vụ Agribank Đắk Lắk vào vụ này cho thấy có dấu hiệu xâm phạm nghiêm trọng hoạt động tư pháp, cố tình buộc tội ông Lợi cho bằng được.

Được 6 luật sư đến từ 4 tỉnh thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đắk Lắk cùng gọi là “luật sư không thẻ”, bị cáo Trần Minh Lợi tự tin xác nhận: “Tôi hiểu bản chất vụ án. 6 luật sư bào chữa cho tôi vẫn chưa đủ nên tôi cần trình bày thêm. Tôi không đồng ý với luận điểm của VKS. Tôi phản đối cáo trạng vì họ đã xấu đi tình trạng của bị can bị cáo.

Tôi cung cấp chứng cứ là băng ghi âm, họ không ghi nhận, nhưng họ lại kết tội tôi bằng những lời khai vô căn cứ của các bị cáo công an và cán bộ ngân hàng là những người đã vòi vĩnh hối lộ, bị tôi tố cáo. Vậy nên việc VKS truy tố tôi là khiên cưỡng, không thuyết phục.

Quan điểm của tôi là chống để xây, chứ không phải chống để phá. Tôi có niềm tin vào Đảng và xã hội này, dù tôi có bức xúc với một bộ phận không nhỏ, không nhỏ chứ không phải là tất cả.

Trong 8 bị cáo hầu tòa đợt này, chỉ có 2 bị cáo đã bị tạm giam suốt 1 năm qua, là Trần Minh Lợi và Nguyễn Xuân An-người quen biết với thân nhân kẻ đánh bạc bị bắt với số tiền 4 triệu không trăm chín mươi nghìn đồng trên chiếu. Vì bất bình với việc Công an huyện Đắk Mil gợi ý người thân của các con bạc, mỗi người nộp 20 triệu đồng để “chạy tại ngoại”, nên An đã liên hệ qua facebook của ông Trần Minh Lợi, nhờ giúp thu thập chứng cứ đòi hối lộ của nhóm cán bộ điều tra. Trong thời gian An bị tạm giam vì tội danh “đưa hối lộ”, bố An đau buồn, bệnh nặng rồi qua đời. An là con trai duy nhất trong gia đình, được luật sư Lê Ngọc Luân làm đơn gửi các cơ quan tố tụng xin cho An về chịu tang bố, Công an đồng ý, nhưng VKS bác bỏ.

clip_image006Bị cáo Nguyễn Xuân An cúi đầu xin được khoan hồng của pháp luật

Khi được nói lời cuối cùng sau phiên tranh luận, trước khi HĐXX rút vào nghị án, nhóm bị cáo là thân nhân của các con bạc đều nói mình là nông dân, không hiểu biết pháp luật, tưởng đưa tiền để người thân được khỏi ngồi tù chứ không biết đó là hành vi phạm pháp.

Bị cáo An rơi nước mắt xin lỗi gia đình, cha mẹ, láng giềng vì đã không làm tròn chữ hiếu, và nghẹn ngào “Mong HĐXX xem xét tinh thần và hành vi của bị cáo hoàn toàn trong sáng, chỉ muốn răn đe giáo dục các cán bộ sai phạm, chứ không muốn ai dính vào vòng lao lý như ngày hôm nay. Sau 1 năm tạm giam, bị cáo đã nhận thức rõ tội của mình, rất ăn năn, sẽ không bao giờ dám tái phạm…”

Cố giữ vẻ rắn rỏi để không rơi nước mắt, bị cáo Trần Minh Lợi cảm ơn các luật sư, HĐXX, các cơ quan báo chí đã theo dõi và đưa tin đúng diễn biến tại tòa.

Bị cáo Lợi không xin khoan hồng như những bị cáo khác, mà khẳng định: Việc tôi tố cáo 48 cán bộ sai phạm, và các cơ quan nhà nước đã xử lý kỷ luật, hoặc cách chức, chuyển công tác, hoặc truy tố họ, chứng tỏ tôi tố cáo đúng, dù bản chất việc xử lý còn có những yếu tố bao che. Vì tình trạng tham nhũng nghiêm trọng đang đe dọa uy tín của Đảng, tôi đề nghị 3 điều: 1, Hãy trang bị kiến thức pháp luật và hỗ trợ tư pháp cho dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

2, Các cán bộ đảng viên đang có ý định phạm pháp hãy suy nghĩ trách nhiệm của mình khi nhận đồng lương dân trả, để phục vụ dân cho đúng nghĩa.

3, Các cơ quan tư pháp hãy nghĩ kỹ vì sao các vụ án tham nhũng tiêu cực hầu hết đều do dân và báo chí phản ánh? Tôi chẳng được lợi gì, mà còn chịu rất nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần khi đấu tranh chống tham nhũng. Mong tòa ra bản án như thế nào để không ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đang tiến hành. Khi ra tù, tôi sẽ tiếp tục tư vấn pháp luật cho dân, nhất là dân nghèo, người già, trẻ em, đó là nguyện vọng của tôi.

Chủ tọa phiên tòa- thẩm phán Ngô Đức Thọ, Chánh án TAND tỉnh Đắk Nông tuyên bố nghỉ để nghị án, và sẽ tuyên án vào lúc 15h chiều nay, 27/3/2017.

Nguồn: http://www.tienphong.vn/phap-luat/cac-luat-su-cho-rang-bi-cao-tran-minh-loi-vo-toi-1134401.tpo

Đăng bởi: Ngô Minh | 28.03.2017

MỘT XÃ HỘI GIẢ DỐI

MỘT XÃ HỘI GIẢ DỐI

Võ Đắc Danh

Một xã hội được thiết kế trên nền tảng giả dối nên sự giả dối bây giờ đã hết đường cứu chữa rồi chăng ? Chỉ nói riêng lĩnh vực thực phẩm, một thứ trực tiếp liên quan đến sức khỏe và sinh mạng con người nhưng người kinh doanh sẵn sàng giết chết đồng loại vì lợi nhuận: Tỏi Trung Quốc đưa về Lý Sơn để thành tỏi Lý Sơn, rau củ Trung Quốc đưa về Đà Lạt để thành rau củ Đà Lạt, tổ yến Indonesia, Malaysia đưa về Cần Giờ, Gò Công, cua Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang đưa về tận Năm Căn, Cà Mau, mật ong dỏm đưa về rừng tràm U Minh hạ… hoá chất Trung Quốc ngấm vào từng cọng rau con cá….
Xã hội giả dối, tự thân nó biến người thật thà trở thành kẻ bất lương. Một bà bán bánh mì thịt vốn thật thà, thường thì tự bà làm thịt chà bông, phải mua sáu bảy ký thịt nạc để làm ra một ký chà bông, tốn thêm củi lửa và cả một ngày công, giá thành một ký chà bông hơn cả triệu đồng, giờ chỉ cần ra chợ Kim Biên mua một ký chà bông chỉ 250 ngàn, bà thừa biết đó là thứ độc hại, nhưng không làm thì không thể cạnh tranh với người ta.
Tôi nhớ cách đây hơn năm năm, tôi cũng dại dột ra chợ Kim Biên mua hương liệu cà phê về để khử mùi trong ô tô, giá chỉ 25.000 đ/1 lít, anh bán hóa chất tưởng tôi là dân bán cà phê nên nói: Chú chỉ cần chấm đầu đũa vào nó rồi dạo dạo vô ly, nói sẽ thành ly cà phê thơm phức. Tôi hỏi vậy một lít nầy mình pha được khoảng bao nhiêu ly cà phê, anh ta nói hàng ngàn ly chú ạ……

Trình UNESCO công nhận Thực hành Then là di sản văn hóa của nhân loại

 

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi Hồ sơ quốc gia “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ được hoàn thiện hồ sơ trước ngày 31/3/2017. Ảnh Internet

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình UNESCO xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2017.

Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng . Mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật . Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát then có nhiều bài bản, làn điệu.Lời hát theo hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc Đàn tính trình diễn với nhiều tình huống khác nhau, đảm nhiệm chức năng của một diễn viên tổng hợp.

Chiến tranh đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử

  •   DREW GILPIN FAUST
Chiến tranh đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử

Sáng ngày 23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học danh hiệu Lincoln đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử”. Trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung bài thuyết trình.

Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard, tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam. Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các bạn –và “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của chúng tôi – đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong thập niên 1960-1970. Dù rằng suốt những năm tháng đó, tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tôi đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ. Các bạn có một khẩu hiệu nhắn gửi khách du lịch rằng “Việt Nam là một đất nước chứ không phải một cuộc chiến tranh.” Giống như rất nhiều người Mỹ khác từng đến đây, tôi vẫn hằng mong đến một ngày nào đó, Việt Nam trong tâm trí tôi không phải tên gọi của một cuộc xung đột bất ngờ ập đến với thế hệ chúng tôi, mà là một quốc gia và xã hội với tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sự sống động và triển vọng của nó.

 

Và không hiểu sao, dường như đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi.Thanh niên trai tráng trong thế hệ chúng tôi đã phải đối diện với giấy gọi nghĩa vụ quân sự, khiến nhiều người phải đấu tranh nội tâm xem họ có nên tuân thủ pháp luật, phụng sự cuộc chiến mà họ cho rằng vừa không khôn ngoan vừa bất chính. Đối với lớp phụ nữ trẻ như tôi thời bấy giờ, tình thế tiến thoái lưỡng nan đỡ mang tính trực diện cá nhân hơn, nhưng nó thôi thúc chúng tôi đặt câu hỏi nghi ngờ về quốc gia của mình, về nên dân chủ và về tính nhân văn của chúng tôi. Michael Herr, một nhà báo Mỹ chuyên viết về cuộc chiến này đã từng viết rằng Việt Nam là những gì tất cả chúng tôi đã có thay vì một tuổi thơ hạnh phúc.

Ở Harvard, hằng năm cứ đến tháng 5 là hàng trăm cựu sinh viên sẽ về lại trường để kỷ niệm 50 năm ngày ra trường của họ. Đây là một nghi lễ quan trọng,và vào mùa xuân này, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra trong khuôn khổ các buổi lễ. Các thành viên của khóa 1967 – cả nam và nữ – sẽ dành một phần thời gian để cùng nhau tưởng nhớ lại cách thức Cuộc chiến đã định hình những tháng năm đại học của họ, và thảo luận xem “Chiến tranh Việt Nam” đã ảnh hưởng đến họ hơn nửa thế kỷ ra sao.Một thành viên khóa nàytừng là lính thủy đánh bộ đã viết “rất nhiều người thế hệ tôi… đã phải có những lựa chọn về Việt Nam khiến chúng tôi bị ám ảnh suốt quãng đời còn lại của mình, cả lúc tỉnh cũng như khi mơ”.

Cuộc chiến ở ngoài nước Mỹ, 3 triệu tấn bom và 11 triệu gallon thuốc diệt cỏ đã không rơi trên đất nước chúng tôi; 58.220 lính Mỹ hy sinh, so với con số ước tính khoảng hơn 3 triệu quân và dân Việt Nam thiệt mạng trong“Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai”. Nhưng cả hai xã hội của chúng ta đều sống với những bóng ma, với ký ức và với những di sản. Với hậu quả chiến tranh.

Tôi không phải là thành viên của khóa sinh viên Harvard sẽ hội ngộ vào mùa xuân này, nhưng tôi cùng trang lứa với họ, và cũng như họ, tôi đã bị định hình bởi chiến tranh Việt Nam theo những cách mà đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu. Nhưng một ảnh hưởng mà tôi có thể xác định rõ ràng là về công việc của tôi với tư cách một sử gia. Việc trưởng thành trong thập niên 1960 đã tạo ra trong tôi sự cuốn hút dai dẳng với chiến tranh, với cách mà những đòi hỏi khủng khiếp của nó có thể nhào nặn các cá nhân và xã hội, với sự khúc xạ không tránh khỏi của quan điểm và lý tưởng chiến tranh, với những áp lực tột cùng của nó. Chiến tranh có thể ví như “lửa thử vàng”thuần chất, đối với mỗi cá nhân cũng như cho toàn xã hội.
Trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ, cuộc Nội chiến kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865 giữ vị trí cốt lõi trong căn tính quốc gia. Sự tàn bạo và ý nghĩa sống còn của cuộc Nội chiến khiến nó, cho đến tận ngày hôm nay, vẫn choán một mảng lớn trong tâm thức dân tộc, và nó cũng là trọng tâm nghiên cứu và viết sử của tôi.
Rất nhiều tranh luận quan trọng về cuộc chiến – về công lý, bình đẳng, dân quyền, dân chủ và trung tâm quyền lực quốc gia – tiếp tục định hình các chính sách của nước Mỹ cả một thế kỷ rưỡi sau khi chiến tranh kết thúc. Và chúng tôi vẫn tiếp tục tự vấn một cách nhọc nhằn về ý nghĩa của cuộc chiến đối với tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ. Người Mỹ vẫn vật lộn với việc sử dụng lá cờ liên minh miền Nam (Confederate flag), biểu tượng của phần lãnh thổ sẽ là quốc gia da trắng phương Nam, đấu tranh để giữ chế độ nô lệ da đen, một biểu tượng ngày nay được đa số người Mỹ nhìn nhận như là một sự sỉ nhục và rào cản của bình đẳng sắc tộc.
Thông thường, bên thắng cuộc viết nên lịch sử cuộc chiến. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, Liên bang miền Bắc – người chiến thắng – đã chọn “phiên bản chiến tranh” như là sự mất mát chung của cả hai phía, sự đau đớn mà cả người Mỹ da trắng phương Bắc và phương Nam cùng chia sẻ, qua đó cố gắng hòa giải sự chia rẽ dân tộc. Cái giá cho sự hòa hợp này là nước Mỹ đã từ bỏ cam kết của Liên bang miền Bắc về giải phóng nô lệ, về “một nền tự do mới”, bỏ rơi 4 triệu nô lệ cũ cùng với con cháu của họ, đẩy họ vào cảnh bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong hơn một thế kỷ tiếp theo. Các nền tảng pháp lý của chế độ nô lệ đã chấm dứt, nhưng tầm nhìn về tự do thực sự cho người Mỹ gốc Phi đã bị gạt sang một bên để cho Bắc và Nam hòa giải trong một tâm trạng chungvề mất mát và tang tóc.

Quả thực, cuộc Nội chiến đòi hỏi sự hy sinh to lớn.Khoảng 750.000 người đã chết – nhiều hơn thương vong của tất cả các cuộc chiến tranh từ trước gộp lại cho tới Chiến tranh Việt Nam. Mất mát này chiếm tới 2,5% dân số. Nếu tính cho dân số Hoa Kỳ ngày nay, tỷ lệ tử vong tương tự sẽ ứng với gần 7 triệu nhân mạng.

Người Mỹ đã không được chuẩn bị cho cuộc Nội chiến này.Cả hai bên đều nghĩ rằng, nếu có phải đổ máu đi chăng nữa thì cũng chỉ cần một trận đánhđể kết thúc chiến tranh.Trừ một vài ngoại lệ, đây là cuộc chiến có tổ chức chứ không phải chiến tranh du kích hay chiến tranh bất thường. Nhưng quy mô của cuộc xung đột — gần 3 triệu đàn ông tham gia — vượt xa những gì quân đội từng chứng kiến, thách thức trí tưởng tượng cũng như năng lực hậu cần của cả hai phía.

Quy mô vượt quá kỳ vọng của cuộc chiến đem đến nhiều hệ lụy, nhưng một điều đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi là ý nghĩa và tác động của những cái chết hàng loạt. Chết chóc, mối đe dọa đi cùng với nó, cận kề nó và hiện thực của nó trở thành những kinh nghiệm chiến tranh được chia sẻ rộng rãi nhất.Làm thế nào để quốc gia đương đầu với những tổn thất này?Tôi đã cố gắng đặt câu hỏi đó ở mọi cấp độ, từ hậu cần – họ đã làm gì với những xác chết – cho tới tâm lý, chính trị và tinh thần.

Cả quân đội miền Bắc lẫn miền Nam đều không có thông tin chi tiết về an táng liệt sỹ, không có các đơn vị chuyên ghi chép mộ chí, không cóphù hiệu như thẻ bài quân nhân, và cũng không có thông báo chính thức cho thân nhân liệt sỹ. Việc chôn cất chỉ có tính tình thế.Sau mỗi trận đánh, bên thắng cuộc chiếm giữ trận địa phải chịu trách nhiệm giải quyết các thi thể để lại trên chiến trường. Điều này thường dẫn đến những hầm chôn tập thể vô danh, đặc biệt đối với thi thể của phía bên kia. Hiếm khi có quan tài, ngoại trừ cho các sĩ quan.
Cả quân nhân và dân thường đều bị sốc bởi cách thức đối xử vô nhân đạo với người chết. Người Mỹ thế kỷ 19 chia sẻ một cách sâu sắc quan điểm về cái gì tạo thành một “cái chết đẹp”, có thể quyết định số phận của mỗi người ở cõi bên kia ra sao. Giờ đây, các hành xử trên chiến trường dường như tung hê hầu hết mọi hy vọng và trông đợi đối xử đúng mực với người chết. Một người lính quan sát rằng đàn ông được chôn cất như thể họ chỉ là con “gà toi” không hơn không kém. Đối diện với hoàn cảnh mọi giả định cơ bản về nhân phẩm và nhân dạng bị xói mòn, cả dân thường và binh lính về mặt hình thức đều cố giữ một vài đức tin và tập quán của họ. Binh lính cố gắng xác định danh tính đồng đội, đào và dánh dấu mồ mả từng người hoặc chôn những người không quen biết với một số chỉ dấu – có thể là tên và giấy tờ để trong chai lọ – để sau này có thể tìm lại được. Nhiều tổ chức thiện nguyện được hình thành để đảm nhận công việc mà chính quyền không làm – lập bản đồ vị trí các ngôi mộ và ghi lại tên của những người bị giết. Đồng đội tổ chức tang lễ tạm thời, tìm cách giữ gìn vẻ tôn kính và ý nghĩa ngay cả trong điều kiện đầy bi thảm. [Hôm qua tôi có vinh dự to lớn được thăm nghĩa trang quân đội tại Ấp Bắc. Được hình thành một thập kỷ sau cuộc Nội chiến của chúng tôi, ở nơi cách xa nửa vòng trái đất, nghĩa trang này cũng thể hiện cùng một nhu cầu nhân văn cấp bách vinh danh người chết và sự hy sinh của họ].

Mặc dù có những nỗ lực như vậy, trong cuộc nội chiến Mỹ, hàng trăm ngàn người — hơn 40% người Yankee và một tỷ lệ lớn hơn rất nhiều những người lính Liên minh miền Nam – đã bỏ mạng mà không có tên tuổi gì, bị nhận dạng là “vô danh”. Với người Mỹ hiện đại, điều này dường như không thể tưởng tượng nổi. Đối với đất nước các bạn, điều này chẳng xa lạ gì bởi con số những người mất tích và không xác định được danh tính trong cuộc nội chiến của chúng tôi – ước chừng 300 ngàn người – có thể là khá gần với số mất tích của người Việt trong chiến tranh Đông Dương 2. Ngày nay, hàng năm Hoa kỳ chi hơn 100 triệu đô-la cho nỗ lực tìm kiếm và nhận dạng những người mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ II, Chiến tranh Hàn Quốc và Chiến tranh Việt Nam. Tôi tin rằng các bạn đều rất quen thuộc với hoạt động tích cực của MIA sau năm 1975. Nhưng sự thừa nhận rằng nước Mỹ có trách nhiệm phải giải trình và hồi hương – dù đã chết hay còn sống – mọi binh sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chỉ mới bắt đầu gần đây.Chỉ từ chiến tranh Hàn Quốc, Hoa Kỳ mới thiết lập chính sách nhận dạng và hồi hương mọi liệt sỹ. Phải đến Thế chiến thứ nhất binh sĩ mới bắt đầu đeo phù hiệu nhận dạng chính thức – cái mà ngày nay chúng ta gọi là thẻ bài quân nhân.Nhưng cuộc cách mạng cả về tâm thức và thực hành này thực tế đã bắt đầu từ Nội chiến. Hệ thống ghi sổ mồ mả trong quân đội bắt đầu xuất hiện vào cuối cuộc chiến, và khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Hoa kỳ đã bắt đầu thiết lập hệ thống nghĩa trang quốc gia, một nghĩa vụ trọng đại của nhà nước để ghi nhận công lao của những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước.

Trong khoảng thời gian từ 1866 đến 1871, khi chiến sự hoàn toàn lắng xuống, quân sỹ Liên bang miền Bắc được cử đi khắp các miền quê bị chiến tranh giày xéo để tìm thi thể đồng đội. Cuối cùng, họ định vị và an táng được 303 ngàn người trong 74 nghĩa trang quốc gia mới và nhận dạng thành công hơn một nửa số họ tìm được. So với trước chiến tranh, khi khi quyền lực và chương trình hành động của chính quyền rất hạn chế, thì những nỗ lực vô cùng to lớn này là điều không thể tưởng tượng nổi. Dự án an táng liệt sỹ định nghĩa một kiểu quốc gia dân tộc khác trước, một chính quyền mới cống hiến cho phẩm giá của mỗi con người còn sống hay đã chết, một chính quyên của dân, do dân và vì dân, những người đã đứng lên để bảo vệ đất nước.

Nhưng ngay cả những sáng kiến liên bang chưa từng có tiền lệ này cũng không thể làm dịu cảm giác mất mát và tang tóc bao trùm đất nước. Hàng trăm ngàn người Mỹ bị bỏ lại với khoảng trống khủng khiếp của sự không chắc chắn về số phận vẫn chưa được sáng tỏ của những người thân yêu. Trong suốt quãng đời còn lại, thân nhân của họ vẫn luôn tự hỏi về số phận của người chồng, người cha, hay người con trai mất tích. Một người phụ nữ đau đớn kể lại “phải mất nhiều năm tôi mới từ bỏ hy vọng rằng một ngày nào đó ông ấy sẽ xuất hiện. Trong đầu tôi luôn nghĩ rằng ông ấy bị bắt làm tù binh và giải đi, nhưng ông ấy sẽ tìm đường trở về với tôi”. Thi thể không được nhận dạng khiến gia đình mất người thân đeo đẳng với sự không chắc chắn, đồng thời hy vọng vào điều kỳ diệu, tuy là ảo tưởng, để cuộc sống trở nên dễ chịu hơn.

Hậu quả của chiến tranh. Thách thức lâu dài làm thế nào sống với tàn dư của chiến tranh. Ambrose Bierce, một nhà văn từng phục vụ trong quân đội Liên bang miền Bắc, đã viết về việc thường xuyên bị ám ảnh bởi “ảo mộng về người chết và sự chết chóc”, và tự cảm thấymình “bị kết án phải sống”, và lý giải những cái chết trong cuộc Nội chiến đã định nghĩa lại cuộc sống như thế nào. Năm 1875, Sydney Lanier, một nhà thơ Liên minh miền Nam, vừa là chiến sĩ vừa là tù nhân chiến tranh, đã nhận xét rằng đối với phần lớn “kể từ cuộc chiến, đối với thế hệ của ông ở miền Nam, toàn bộ cuộc đời gần như chỉ là sự ngắc-ngoải”. Một kiểu mặc cảm tội lỗi của người sống sót. Một phiên bản của tình trạng căng thẳng hậu sang chấn đè nặng không chỉ lên mỗi cá nhân mà toàn xã hội.

Hậu quả chiến tranh là tàn phá – con người bị thương và biến dạng; trẻ em trở thành mồ côi; tài sản và nguồn sinh kế bị phá hủy; kinh tế đảo lộn; dân chúng chia rẽ.Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở cơ thể, mà còn nằm trong tâm hồn, thậm chí trong tâm hồn của những người sinh ra rất lâu sau khi tiếng súng đã tắt. Đó là vì sao cuộc nội chiến Mỹ và cái giá to lớn của nó tiếp tục ảnh hưởng đến các tranh luận của chúng tôi ngày nay. Đó là vì sao các thành viên Harvard niên khóa 1967, các ông bà nay đã ở độ tuổi 70, cảm thấy sự cấp thiết phải đối diện với những kinh nghiệm từ hơn năm thập kỷ trước, những ký ức của một thời khi “Việt Nam” đòi hỏi họ phải định nghĩa chính họ và quốc gia của họ. Đó là vì sao tôi hết sức vui mừng cuối cùng cũng đã được đặt chân đến đất nước các bạn, bởi tôi cũng cùng thế hệ với họ.

“Tại sao lựa chọn chiến tranh? Tại sao anh phải viết về cuộc chiến?” nhân vật Kiên trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh tự vấn. Ngay cả khi anh ta cố gắng hết sức để tìm một chủ đề khác, anh cũng “không thể thôi viết về chiến tranh”. Cũng như anh, chúng ta viết, chúng ta trò chuyện và chúng ta ghi nhớ bởi chúng ta đều cố gắng để hiểu chiến tranh đã nhào nhặn chúng ta ra sao. Việt Nam và Hoa Kỳ đã đối đầu nhau trong một cuộc chiến kéo dài và tàn phá nặng nề. Giờ đây, riêng cũng như chung, chúng ta đang đối diện với hậu quả của nó.

Trong nỗ lực này, lịch sử là điều không thể thiếu. Lịch sử giúp chúng ta đối diện với những vong hồn và ma quỷ mà bi kịch quá khứ để lại như một di sản cho hiện tại. Nó soi rọi những sự mù quáng và tàn bạo đã làm nên chiến tranh. Nó giúp chúng ta hình dung và đấu tranh cho hòa bình.
Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

Đăng bởi: Ngô Minh | 28.03.2017

Bốn phóng viên VN bị bắt vì sai phạm

Bốn phóng viên VN bị bắt vì sai phạm

BBC

Tiền mặtBản quyền hình ảnhAFP

Ba phóng viên, trong đó có trưởng đại diện văn phòng báo Kinh doanh và Pháp luật ở Hải Phòng, vừa bị bắt hôm 24/3 vì hành vi “lợi dụng danh nghĩa nhà báo để cưỡng đoạt tiền của nhân dân”.

Qua điều tra, Công an Hải Phòng phát hiện ông Phan Văn Thương, Trưởng văn phòng đại diện báo này ở Hải Phòng đã tổ chức cho các phóng viên và cộng tác viên trong đó có ông Long, nắm “các hộ gia đình, các tổ chức xã hội có dấu hiệu vi phạm về quản lý xã hội thì đến dọa đăng báo nếu không chịu nộp tiền”.

 

Công an đã bắt ông Phan Văn Thương, khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của ông về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Một phóng viên khác của Kinh doanh và Pháp luật ở Hải Phòng là Phạm Văn Tân cũng bị bắt.

Theo Công an TP Hải Phòng, nhóm này đã thực hiện hành vi phạm tội “trong thời gian dài và thu tiền của nhiều người”.

Ban biên tập báo Kinh doanh và Pháp luật, thuộc Trung ương Hội Marketing Việt Nam, hôm thứ Hai 27/3 thừa nhận sự việc và ra thông cáo “coi đây là một vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm vẩn đục môi trường báo chí cách mạng cần phải vạch trần và xử lý nghiêm để làm gương”.

Trong khi đó, một người thuộc báo Bảo vệ Pháp luật, văn phòng đại diện ở TP HCM, bị bắt tối 25/3 vì nghi “liên quan tới một vụ lừa đảo chạy án”.

Bảo vệ và Pháp luật là báo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Báo Tuổi Trẻ cho hay nghi can là lãnh đạo văn phòng đại diện của tờ báo ở TP HCM, bị Công an phường 8 quận Phú Nhuận bắt vì liên quan chạy án cho một gia đình có ba người bị bắt giữ, xử lý về hành vi cố ý gây thương tích.

Báo này cũng nói nghi can bị bắt đã nhận 100 triệu đồng của gia đình nhưng đòi thêm 500 triệu để chạy giảm án.

Ca khúc ‘Con đường xưa em đi’ sẽ sớm được lưu hành trở lại

Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VHTTDL) đang thu thập thông tin, sửa lại đúng lời, đúng tên tác giả của 5 ca khúc “Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Đừng gọi anh bằng chú”, “Con đường xưa em đi”, sau đó sẽ tiếp tục cho lưu hành.

“5 ca khúc này là tạm dừng lưu hành, vì lý do cần đảm bảo tính chính xác của lời ca, phần nhạc, cũng như tên tác giả; không phải cấm lưu hành”, đại diện cơ quan chức năng cho biết.

Như Báo Tin Tức đã đưa tin, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL) đã có công văn gửi Sở VHTT TP Hồ Chí Minh về việc rà soát nội dung một số ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Công văn này xuất phát từ báo cáo của Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh dịp cuối năm 2016, gửi Cục Nghệ thuật Biểu diễn, đề nghị xem lại nội dung một số ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Ca khuc 'Con duong xua em di' se som duoc luu hanh tro lai - Anh 1

Qua xem xét nội dung ca từ một số bài hát do Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh cung cấp, Hội đồng nghệ thuật – Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) đã tiến hành tổ chức thẩm định lại và thống nhất tạm thời dừng việc tiếp tục lưu hành môt số bài hát đã cấp phép phổ biến để xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu với bản nhạc gốc, bao gồm: “Cánh thiệp đầu xuân” của tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ; “Rừng xưa” của tác giả Lam Phương; “Chuyện buồn ngày xuân” của tác giả Lam Phương; “Đừng gọi anh bằng chú” của tác giả Diên An; “Con đường xưa em đi” của tác giả Châu Kỳ – Hồ Đình Phương. Những ca khúc này, có ca khúc thì lời hiện tại không đúng với bản gốc và có ca khúc tên tác giả không chính xác.

Theo Cục NTBD, hơn 40 năm đã qua từ khi đất nước được giải phóng hoàn toàn và gần 30 năm từ khi Cục Âm nhạc và Múa – Bộ Văn hóa nay là Cục NTBD – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp phép phổ biến hơn 2.500 bài hát của các tác giả sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nhiều bài hát do thất lạc bản nhạc nhạc gốc, các đơn vị đề nghị xin cấp phép sử dụng đều ký âm lại và cam kết tính chính xác của tác phẩm, việc làm này dẫn đến nhiều tên tác giả/bút danh và ca từ có sự khác nhau trên cùng một tác phẩm âm nhạc.

Ca khuc 'Con duong xua em di' se som duoc luu hanh tro lai - Anh 2

Lệ Quyên là một trong những ca sĩ thể hiện thành công ca khúc “Con đường xưa em đi”.

Từ thực tế này, Cục NTBD quyết định chủ động tiến hành thẩm định, rà soát, so sánh, đối chiếu những bài hát đã cấp phép sử dụng với những bản nhạc gốc do các đơn vị, cá nhân cung cấp và nguồn dữ liệu từ việc thu thập, sưu tầm; nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nội dung các bài hát, việc hoạt động sản xuất chương trình bản ghi âm, ghi hình và tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Trong số 5 cac khúc tạm dừng , “Con đường xưa em đi” do cố nhạc sĩ Châu Kỳ – Hồ Đình Phương sáng tác là ca khúc rất phổ biến, được đông đảo khán giả biết đến qua giọng ca của những ca sĩ Chế Linh, Quang Lê, Lệ Quyên, Anh Thơ… Chính vì vậy, khán giả rất mong chờ việc ca khúc được lưu hành trở lại.

PT/ Báo Tin Tức

NHÂN ĐỌC BÀI “ĐỌC THƠ HỒNG THANH QUANG” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI

 Nguyễn Ngọc Kiên

Khi đọc bài của nhà thơ Nguyễn Khôi “Đọc thơ Hồng Thanh Quang” viết về chuyện Hồng Thanh Quang in cái gọi là thơ trên tờ TINH HOA (phụ san báo Đại Đoàn Kết của MTTQ Việt Nam), chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Nguyễn Khôi, nhưng xin nhà thơ nên cảm thông với Hồng Thanh Quang vì theo chúng tôi biết, người đầu tiên “phát minh” ra việc làm này là ông Hữu Ước – người trước kia vừa là thủ trưởng vừa là thầy thơ của ông Hồng Thanh Quang. Bốn câu thơ nhà mà Nguyễn Khôi muốn chia sẻ với Hồng Thanh Quang, nguyên văn như sau:

Sợ không có độc giả

 Báo mình in Thơ mình ?

 -Đồng Văn…tim hóa đá

 tự đá vào Trời xanh…

Chúng tôi xin mạo muội sửa lại câu đầu thành:

Sẽ không có độc giả

 Báo mình in Thơ mình ?

 -Đồng Văn…tim hóa đá

 tự đá vào Trời xanh…

Bốn bài gọi là thơ in trên TINH HOA đã biến tờ báo này thành tờ báo không còn gì là “tinh hoa” (ít nhất là thơ)! Chúng không thể gọi là thơ được bởi cả tất cả đều vô hồn, đều là làm xiếc chữ của một nhà ảo thuật có nghề. Bài “Từ chối Khau Vai” chứng tỏ ông không hiểu gì về bản chất của phiên chợ này. Chợ Khau Vai  là một nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Ở đây người đọc thấy Khau Vai chỉ là nơi mọi người đến để …ngoại tình!

Chẳng tới Khau Vai đâu

Tình yêu e thẹn lắm

Ta cùng vào rừng sâu

Suối thơm cùng nhau tắm.

Theo chúng tôi, đọc xong bốn câu mở đầu trên chỉ nên đưa nhau vào … nhà nghỉ. Khổ 2, thể hiện tình yêu của một kẻ từng trải, lão luyện:

Ta sẽ giấu nụ hôn

Vào từng viên sỏi trắng

Em rạng rỡ nhìn anh

Qua bảy màu của nắng.

Khổ 4 cho thấy Hồng Thanh Quang từng trải qua rất nhiều cuộc tình “từng bắt mình quắt quay”  và nó đã cho ông những kinh nghiệm để không sợ hậu quả những cuộc tình sau:

Tạ ơn những người trước

Từng bắt mình quắt quay

Giọt  rượu thời quá vãng

Giúp mình không hãi say.

Bài “Đêm Đồng Văn” phảng phất Đường thi:

Tôi ngồi như đá rồi tôi đá

Không có gì mới lạ! Hình ảnh thất tình “hóa đá” thơ ca kim cổ đã nói nhiều rồi! Nó giống như trong bài “Đợi II” của Hoàng Trần Cương:

Mặt tôi buồn như đá

Ai vần ra ngoài đồng

Đọc kĩ, nó lại có nét giống “Tạm biệt Huế” đã rất nổi tiếng của Thu Bồn:

tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.

Hay trò làm xiếc chữ kiểu như trẻ con vẫn đố nhau:“Con ngựa đá đá con ngựa đá”. Ở đây, “tôi ngồi hóa đá rồi tôi đá” thì sao mà (đá) “nỗi buồn lên bám mảnh trăng trôi” được? Qua đây có thể thấy sự bế tắc về việc tìm tòi hình ảnh và câu chữ của Hồng Thanh Quang.

Trong bài “Đồng Văn” có những câu:

Gặp em muốn gọi là con

Để vòng tay siết chỉ còn nâng niu

Chắc là muộn quá tình yêu

Thôi đành nắng quái chẳng thiêu đốt tình.

Nâng niu gì khi gọi người yêu là con. Đúng là đầu óc của một kẻ ấu dâm! Đọc đến đây, người viết bỗng nhớ đến bài Hát Karaoke của lão thi sĩ xứ Thanh – một ông trùm lục bát Lê Đình Cánh:

Ấy đừng gọi bố xưng con

Đôi hàm răng giả vẫn còn hát hay!

Còn ở đây;

Muốn hôn vẹt đá tai mèo

Tuổi thơ vất vả đói nghèo vắng anh.

Câu thơ hết sức ngớ ngẩn! Thảo nào trẻ con bây giờ phát dục quá sớm!

Bài thơ “Phố núi”:

Phố núi qua cầu em sớm mai

Có nghe thung vắng thở hơi dài

Em đi bước bước lưng chừng gió

Để đúng tôi thành như vẫn sai.

Bài này cũng có hơi hướng của  Đường thi. Câu cuối “Để đúng tôi thành như vẫn sai” thật tối nghĩa, đánh đố người đọc. Phải chăng thơ phải bí hiểm, không ai hiểu gì mới là …cao siêu, mới là… thơ Hồng Thanh Quang!

Tóm lại:

– Hồng Thanh Quang đang tập làm thơ Đường, điều đó thật đáng khen. Chúng tôi rất lo ngại về vốn Hán Nôm của ông, nên vô hình trung ông đã biến Đường thi thành … đường hóa học!

– Theo thiển ý, ông nên gửi những bài in trong TINH HOA cho HỘI NGƯỜI CAO TUỔI !

                                    Làng Mọc Quan Nhân, 26/3/2017

Đăng bởi: Ngô Minh | 27.03.2017

NGÔ MINH KHẮC KHOẢI VỚI THƠ

  

 NGÔ MINH KHẮC KHOẢI VỚI THƠ

 

                                                    

    Nguyễn Trọng Tạo

 

          Có người nói:” Nhà thơ là nhà thơ. Nhà phê bình là nhà phê bình. Đừng nên đá nhầm sân!”

Nhà phê bình Hoài Thanh không làm thơ. Ông viết phê bình thơ tuyệt  hay, mà tiêu biểu là những bài viết trong tập Thi nhân Việt Nam đã xây dựng nên lâu đài văn chương của riêng ông, hơn nửa thế kỷ qua người đời vẫn không ngừng chiêm ngưỡng và trầm trồ thán phục. Những bài bình thơ của nhà thơ Xuân Diệu cũng là những áng văn khiến nhiều nhà phê bình của ta mơ tưởng. Ai đã từng thán phục tài đàm đạo về thơ của Viên Mai qua Tuỳ Viên Thi Thoại, hẳn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra ông cũng chính là một nhà thơ cao thủ. (Đọc tiếp…)

Ẩn họa mới: Ðồng bằng sông Cửu Long đang ‘chìm’ dần

Người Việt

clip_image002

Khai thác nước ngầm tràn lan là nguyên nhân chính gây nên lún sụt nhanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Hình: Báo Tuổi trẻ)

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Bề mặt nhiều nơi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang lún từ 10 mm đến 20 mm/năm. Bề mặt của các khu vực đông dân cư và khu công nghiệp lún nhiều hơn, lên đến 25 mm/năm.

Ðó là kết quả nghiên cứu sơ bộ dự án “Rise and Fall” tại đồng bằng sông Cửu Long do Ðại học Cần Thơ phối hợp với Ðại học Utrecht (Hòa Lan) thực hiện, vừa được công bố tại một hội thảo về vấn đề sụt lún ở khu vực này, theo báo Tuổi trẻ.

Giáo sư Piet Hoekstra (Ðại học Utrecht), giám đốc điều hành dự án “Rise and Fall,” cho biết do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi sử dụng đất đai mà đồng bằng sông Cửu Long đang có những thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, bề mặt đồng bằng sông Cửu Long lún nhanh ở nhiều nơi là vì đô thị hóa, công nghiệp hóa (cách gọi việc xây dựng ồ ạt các khu dân cư, khu công nghiệp). Ðô thị hóa, công nghiệp hóa vừa kích thích việc gia tăng khai thác tầng nước ngầm khiến lòng đất bị rỗng, vừa tăng thêm áp lực trên bề mặt (sức nặng của hệ thống giao thông, các công trình xây dựng) đã khiến quá trình kiến tạo địa chất chuyển dịch theo hướng bất lợi.

Năm 2013, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) từng dự đoán, do tác động của biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, băng ở hai cực của trái đất tan nhanh, nước biển dâng cao, có thể thể sẽ có khoảng 135,000 gia đình ở Việt Nam phải tái định cư vì nơi cư trú bị ngập. UNDP dự đoán, riêng tại đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2050 có thể có tới một triệu người phải di cư do lũ lụt và hạn hán lặp lại nhiều lần.

Giáo sư Piet Hoekstra đưa ra một cảnh báo khác, dẫu tác động của biến đổi khí hậu đến đồng bằng sông Cửu Long rất đáng ngại nhưng vẫn không đáng ngại bằng bề mặt đồng bằng sông Cửu Long bị sụt lún, bởi vì trong khi mực nước biển dâng cao hơn trước chỉ từ 3 mm đến 4 mm/năm thì bề mặt của đồng bằng sông Cửu Long bị hạ thấp do sụt lún tới năm hoặc sáu lần.

Nói cách khác, do bề mặt bị sụt lún với tốc độ như vừa kể, cộng với mực nước biển cao dần, đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm nhanh hơn trên một diện tích rộng hơn. Thậm chí một số nơi của đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất sớm hơn.

Năm ngoái, các chuyên gia của Na Uy từng cảnh báo, sau vài thập niên nữa, bán đảo Cà Mau sẽ biến mất vì sạt lở và lún. Khai thác nước ngầm vô tại vạ, kể cả để trồng lúa, nuôi tôm đã khiến bề mặt của Cà Mau sụt lún trung bình từ 1.5 cm đến 2.3 cm/năm.

Tờ Tuổi trẻ dẫn một báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, trong vòng năm năm mực nước tại cửa sông Gành Hào đã dâng cao hơn trước 73 cm.

Theo tính toán của sở này, nếu mực nước tiếp tục dâng lên với mức như thế thì chỉ ít năm nữa sẽ có khoảng 90,000 héc ta đất, tương đương 1/6 diện tích của Cà Mau, chìm trong nước, diện tích của hai huyện cực Nam là Năm Căn và Ngọc Hiển sẽ bị thu hẹp đáng kể.

Có một điểm cần lưu ý là chuyện bề mặt bị sụt lún không chỉ xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long. Nó đã xảy ra trên khắp Việt Nam từ lâu.

Cách nay 10 năm, Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội từng công bố một nghiên cứu về hiện tượng biến dạng bề mặt của Hà Nội. Theo đó, từ 2007, tốc độ lún của nhiều khu vực tại Hà Nội như Thành Công đã đạt mức 41 mm/năm. Vào thời điểm ấy, ngay cả những khu vực có địa tầng tốt như Mai Dịch, Ðông Anh, Ngọc Hà cũng bị lún từ 1.4 mm/năm đến 2.6 mm/năm.

Nguyên nhân chính khiến bề mặt Hà Nội lún sụt với tốc độ kinh khủng như vậy cũng là vì khai thác nước ngầm. Theo tính toán của viện này, chỉ riêng năm 2006, Hà Nội đã rút khoảng 650,000 mét khối đến 700,000 mét khối nước từ lòng đất. Vào thời điểm đó, mực nước trong tầng nước ngầm ở khu vực Hà Nội đã tụt xuống cả mét.

Những con số như vừa kể không làm các viên chức hữu trách tại Việt Nam bận tâm. Chính quyền thành phố Hà Nội tiếp tục khai thác nước ngầm và cả chính quyền thành phố Hà Nội lẫn Chính phủ Việt Nam tiếp tục cấp giấy phép cho những công trình xây dựng các cao ốc…

Trong vài năm gần đây, đất một số nơi tại Hà Nội liên tục sụp xuống tạo thành những hố lớn, trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp một khoảnh đất có diện tích hàng trăm mét vuông tại thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Ðức, sụp xuống tới 10 mét, hồi tháng Tư năm ngoái.

Sau khi khảo sát, ông Nguyễn Văn Bình, giảng viên khoa Ðịa Chất của trường Ðại học Tài Nguyên-Môi Trường Hà Nội, nhận định đó là hậu quả của việc khai thác nước ngầm quá mức. Do dân chúng vùng này phải tự lo nước sinh hoạt nên họ khoan giếng lấy nước ngầm ở khắp mọi nơi. Việc khai thác nước ngầm đã khiến cát ở các khe nứt trong những hang ngầm cấu tạo bằng đá vôi bị rửa trôi, làm rỗng lòng đất và chuyện mặt đất đột nhiên sụp xuống đã xảy ra suốt từ 2006 đến nay với mức độ càng ngày càng trầm trọng cả về số vụ lẫn diện tích, độ sâu của các hố.

Sài Gòn cũng không thoát được ẩn họa từ khai thác nước ngầm. Tháng Ba 2014, Trung tâm Ðịa Tin học thuộc Khu Công nghệ Phần mềm của Ðại học Quốc gia Tp.HCM loan báo, do khai thác nước ngầm quá mức, nhiều khu vực ở Sài Gòn đang bị lún với tốc độ trung bình khoảng 1 cm/năm. Nếu tính từ năm 1992 đến 2014, nhiều khu vực trên toàn Sài Gòn bị lún nặng với mức độ từ 20 cm đến 30 cm/năm. Mức độ lún tại những khu vực quanh các công trình lớn như cao ốc lên tới 50 cm/năm… Vào lúc này, Sài Gòn vẫn vừa khai thác nước ngầm, vừa cấp phép cho các công trình xây dựng lớn. (G.Ð.)

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/co-the-ban-quan-tam/cuu-long-dang-chim-dan/

Đăng bởi: Ngô Minh | 27.03.2017

Phan Khôi: Khổ nạn và công tích

Phan Khôi: Khổ nạn và công tích

Lại Nguyên Ân

Tại Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ X (diễn ra tối 24.3.2017), học giả – nhà thơ – nhà văn – danh nhân văn hóa Phan Khôi được vinh danh vào “Dự án Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”. Dịp này, nhà phê bình – nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đã có bài nghiên cứu công phu về học giả Phan Khôi. Người Đô Thị Online giới thiệu cùng bạn đọc bài viết nói trên.

Tác gia Phan Khôi (1887-1959) là một tên tuổi lớn trong hoạt động báo chí, văn học, tư tưởng Việt Nam ở thời hiện đại.

Quê tại Quảng Nam, sinh trưởng trong gia đình nhà nho, đời ông và đời cha đều đỗ đạt, làm quan, Phan Khôi theo Nho học từ nhỏ. Năm 1906 ông dự thi hương, đỗ tú tài. Cũng từ cuối năm 1906, Phan Khôi tham gia phong trào duy tân, vận động cắt tóc ngắn, đi quyên tiền và chọn người cho Đông du; đầu năm 1908 Phan Khôi là một trong số những thành viên trẻ được phong trào duy tân Quảng Nam cử ra Hà Nội học tiếng Pháp.

Cũng thời gian đó tại Quảng Nam nổ ra vụ “xin xâu”, chính quyền Pháp ra tay đàn áp. Phan Khôi bị bắt đưa về Quảng Nam, bị kết án tù ba năm. Năm 1911 ra tù, Phan Khôi còn tiếp tục hoạt động trong “ám xã” thêm vài năm nữa; sau đó, ông xin ra khỏi tổ chức bí mật, để chuyển hướng đời mình sang “phụng sự Tổ quốc về mặt văn hóa”. Ông tìm học chữ Quốc ngữ, học tiếng Pháp, lại cũng tìm tòi học hỏi từ các nguồn sách báo từ Trung Hoa, từ Pháp đưa đến xứ ta.

Phan Khôi và vợ. Ảnh :TL

Về nghề nghiệp mưu sinh, sau thời gian dạy học tại nhà, Phan Khôi bắt đầu viết báo (chữ Hán và chữ Việt) từ năm 1917 cho tạp chí Nam Phong ở Hà Nội với bút danh Chương Dân. Nhưng chính hoạt động báo chí những năm 1928-1933 ở Nam Kỳ đã khiến tên tuổi Phan Khôi trở nên nổi bật trên trường dư luận văn chương báo chí tiếng Việt khắp cả ba miền, làm nên tên tuổi nhà văn, nhà báo, học giả Phan Khôi. Ông xứng đáng được coi như một trong những tên tuổi hàng đầu của văn học và báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Phan Khôi có lúc nói ông tự xem mình là “viên tiểu tưởng của đạo quân bình dân tư tưởng”. Bút danh Chương Dân được sử dụng từ 1917 nói khá rõ sự tự xác định ấy của ông.

Xây dựng nền quốc văn mới

Thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX, nhất là từ đầu thế kỷ XX là một giai đoạn phát triển mới của văn học tiếng Việt, gắn với việc sử dụng chữ quốc ngữ. Ý thức về nhiệm vụ chung của các giới làm văn làm báo là xây dựng nền quốc văn mới, đã thúc đẩy Phan Khôi bắt tay vào một loạt công việc, một loạt đề tài về ngữ học, khởi đầu là vận động công chúng viết đúng chuẩn chữ quốc ngữ. Phan Khôi cũng bắt tay vào những công việc thiết thực như mở mục “Vai ngự sử trên đàn văn” để góp ý sửa sai cho các đồng nghiệp cầm bút trong viết văn viết báo.

Sống bằng nghề viết, chính Phan Khôi phải tự tìm tòi để tạo ra những lối viết hợp lý. Nếu lối viết nghị luận của Phan Khôi dựa chủ yếu trên bảng từ vựng tiếng Việt thông dụng ở cả hai miền Nam Bắc, thì khi viết “lối văn hàng ngày”, lối của một tay bút chủ trì cột báo (columnist), chủ trì các mục báo, các bài hài đàm, Phan Khôi đã chú trọng khai thác phương ngữ miền Nam, với khá nhiều từ vựng và mệnh đề khẩu ngữ thông dụng ở các vùng từ Quảng Nam vào đến Nam Kỳ.

Công cuộc đổi mới tư tưởng

Sống trong một thời đại chuyển đổi, Phan Khôi ý thức rõ rệt về tình thế thay đổi hệ hình văn hóa khi xã hội Khổng giáo Á châu tiếp nhận các luồng sóng “Âu hóa”. Phan Khôi rất chú trọng làm rõ hàm nghĩa các phạm trù xã hội của văn minh phương Tây như chủ nghĩa cá nhân, nền dân chủ (cũng gọi là dân trị).

Phan Khôi xứng đáng được thừa nhận như một trong những tác gia Việt Nam tập hợp được một lượng tri thức về giới nữ thuộc loại đa dạng nhất, phong phú nhất.

Trong khi không ít cây bút nghị luận đương thời khó tránh khỏi tâm thế mô tả xuyên tạc chủ nghĩa cá nhân (individualisme) thành thái độ vị kỷ (égoisme), thì Phan Khôi trình bày cách hiểu chủ nghĩa cá nhân Âu Tây trước hết như là sự tự chủ của mỗi con người trưởng thành trước xã hội. Phan Khôi hiểu rằng sự phát triển con người cá nhân ấy chính là điều kiện để có xã hội dân trị tức xã hội dân chủ.

Trong thời gian chủ trì các tờ báo chuyên về giới phụ nữ (với tờ Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn,Phụ nữ thời đàm ở Hà Nội), Phan Khôi đã có hàng loạt bài viết nhiều loại, từ nghị luận đến khảo cứu, dịch thuật, tạp văn, nêu ra “vấn đề phụ nữ” trước xã hội Việt Nam, cho thấy một xã hội Việt Nam bước vào thời hiện đại không thể không từng bước khắc phục tình trạng bất bình đẳng nam nữ.

Các tờ báo phụ nữ do Phan Khôi chủ trì đã làm dấy lên phong trào phụ nữ bằng một loạt hoạt động xã hội, văn hóa, cổ vũ và hướng dẫn người phụ nữ tự trang bị thêm những hiểu biết và kỹ năng sống cần thiết cho bản thân và cho chức năng làm vợ, làm mẹ, làm người. Phan Khôi xứng đáng được thừa nhận như một trong những tác gia Việt Nam tập hợp được một lượng tri thức về giới nữ thuộc loại đa dạng nhất, phong phú nhất.

Phan Khôi – nhà sử học

Khả năng đọc nhiều biết rộng đã khiến ở Phan Khôi sớm hình thành con mắt sử học, quan tâm đến các tiến trình lịch sử.

Năm 1928, trên tờ Đông Pháp Thời Báo ở Sài Gòn, Phan Khôi, dưới bút danh C.D. đã khởi ra một cuộc thảo luận về việc có hay không sự kiện “nước Pháp giúp nước Nam”, tức là nhà nước Pháp giúp quân cụ và binh lính cho chúa Nguyễn Ánh trong nội chiến chống Tây Sơn, như một số tờ báo chữ Pháp ở Đông Dương đương thời rao truyền, khiến một vài tờ báo chữ Việt lặp lại.

Năm 1929, Phan Khôi đã đóng vai trò chính tổ chức Cuộc thi quốc sử trên báo Thần Chung. Bằng việc đưa công chúng vào một cuộc thi bình chọn nhân vật “bực nhất” trong quốc sử, Phan Khôi và những người tổ chức cuộc thi đã kích thích tinh thần tự do bình chọn của người tham dự, cũng tức là kích thích óc phê bình – chứ không chỉ vinh danh – nhân vật lịch sử.

Năm 1936-1937, với tuần báo Sông Hương do chính ông sáng lập, ông đã biến một phần tờ báo thành diễn đàn sử học với sự góp mặt của nhiều nhà văn và học giả; ông cũng đã đưa lên báo này những sử liệu do chính ông thâu nhặt được, như xác định vị trí của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong khởi nghĩa Duy Tân (1916); sự kiện Nghĩa Hội chiếm tỉnh Quảng Nam hồi những năm 1880s được phản ánh trong vè Khâm sai; về lệ cống nạp người vàng sang Tàu v.v..

Một tác gia đa dạng

Phan Khôi tham dự văn học trong khá nhiều thể tài.

Trước hết Phan Khôi đã hoạt động như một nhà phê bình văn học, là tác giả những bài điểm bình các tác phẩm cụ thể, là người viết ra cuốn “thi thoại” đầu tiên ở Việt Nam, lại cũng là tác giả những bài báo tác động rõ rệt đến tiến trình văn học chung.

Phan Khôi cũng hoạt động như một nhà nghiên cứu văn học, thường xuyên nêu lên các vấn đề nảy sinh trên tiến trình văn học Việt Nam.

Phan Khôi là nhà thơ, là con người đã “chín” trong truyền thống thơ Hán-Việt lại có khát vọng bước ra khỏi quỹ đạo thơ cũ. Ông không là tác giả xuất sắc của Thơ mới nhưng lại được nhất trí ghi nhận là người khởi xướng.

Phan Khôi cũng là một tác giả văn xuôi tự sự. Ông đã từng viết truyện hư cấu, bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ.

Phan Khôi cũng là tác giả xuất sắc của văn tiểu phẩm, hoạt kê, châm biếm. Từ 1928 đến tận 1941, Phan Khôi trước sau đã viết ngót ngàn bài tiểu phẩm. Đặc tính thẩm mỹ của thể tài này còn chưa được nghiên cứu kỹ; nó rất mực văn chương, nhưng lại gắn với báo chí.

Phan Khôi cũng là một dịch giả. Trên báo chí trước 1945 ta thấy Phan Khôi dịch nhiều tác gia Trung Hoa: Tư Mã Thiên, Viên Mai, Lỗ Tấn…; dịch Kinh Thánh, chủ yếu là Tân Ước. Sau 1945 ông dịch một số tác gia văn học Diên An, dịch quan điểm ngôn ngữ của J. Stalin, dịch tác phẩm M. Gorki, dịch bài viết Chu Dương thể hiện tư tưởng văn nghệ Diên An…

Phan Khôi còn hoạt động như một nhà ngôn ngữ học. Ngay từ khi trở lại học chữ quốc ngữ để viết văn viết báo (từ 1907), ông đã bắt đầu tiếp cận tiếng Việt như một đối tượng nghiên cứu. Phan Khôi đã lên tiếng hô hào đồng bào Nam Kỳ dùng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực đã được Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của đưa vào sách từ điển. Sau này, trong thời gian tham gia kháng chiến tại Việt Bắc, ông đã thực hiện thêm những khảo sát về ngữ pháp tiếng Việt, được các nhà soạn sách dạy tiếng Việt tham khảo; những nghiên cứu này được ông xuất bản thành sách Việt ngữ nghiên cứu (1955).

***

Sau ngày phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản thủ đô, Phan Khôi trở về Hà Nội trong tư cách một nhân sĩ, làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam.

Ông được kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Năm 1958, trong cao trào đấu tranh chống Nhân Văn – Giai Phẩm, Phan Khôi bị liệt vào một trong những “phần tử” hàng đầu, bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Hội Nhà văn Việt Nam.

Ngày 6.1.1959, ông qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội, sau thời gian bệnh nặng. Gia đình ông khai tử cho ông với bút danh Chương Dân; trong khi vợ, con, các cháu ông tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng thì những lời phê phán nặng nề trên báo chí vẫn nhắm vào người mang họ tên Phan Khôi.

Sự khốn khó cuối cùng ông gánh chịu nên được xem như một khổ nạn và một công tích đối với xã hội và văn hóa người Việt.

Nguồn: http://nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/7464/phan-khoi-kho-nan-va-cong-tich.ndt

Đăng bởi: Ngô Minh | 27.03.2017

Cần chấm dứt việc sáng tác ra lịch sử

Cần chấm dứt việc sáng tác ra lịch sử

 

Nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng, vào cuộc sống rất có hiệu quả, đã tạo nên một đời sống phong phú về văn hóa tâm linh cho các tầng lớp nhân dân,  làm giầu thêm các giá trị tinh thần và đạo lí của dân tộc. Nhưng sự biến tướng của nó, đã đến mức trắng trợn, tỉnh thành nào cũng có, huyện thị nào cũng có, chỉ có nhiều hay ít, qui mô lớn hay nhỏ mà thôi. Nó bất chấp tất cả, mà trước hết là bất chấp sự thật lịch sử… Các địa phương muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Đó là sự thương mại hóa để kiếm tiền, dưới các hình thức sang hèn khác nhau, mà thực chất là sự gian trá và lừa bịp. Rồi biến sự gian trá và lừa bịp đó thành các trang báo, các sách thần tích, các chương trình truyền hình, các kịch bản sân khấu hoành tráng cho khách du lịch trong và ngoài nước, vào sách giáo khoa dạy cho trẻ con học… và ở một số trường hợp, vào cả lịch sử Đảng địa phương… Nghĩa là đã thành một thứ dịch… Đã đến lúc mọi người cần phải lên án, các cơ quan chức năng cần phải can ngăn.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Vì thế, rất muốn Thủ tướng Chính phủ vào cuộc như Thủ tướng đã từng vào cuộc dẹp bỏ nạn “ than thổ phỉ ” những năm 90 của thế kỉ trước. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nhận ra điều này, giao cho Ban Tuyên giáo tìm hiểu và nhờ kiểm tra qua các cơ quan chuyên môn, nhưng tôi biết là rất khó, vì nó liên quan đến tín ngưỡng và trong một số trường hợp cũng đã thành ra “ thuyền thống” mất rồi. Trong tình hình ấy, tôi trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ một lần nữa vào cuộc, giao cho các cơ quan chức năng xem xét, hạn chế và dẹp bỏ, tùy từng trường hợp cụ thể, để trả lại sự  thật cho lịch sử, trả lại sự trong sạch cho đạo pháp, trả lại giá trị tinh thần  cao quí và trường cửu của dân tộc cho văn hóa tâm linh,  tín ngưỡng và  các lễ hội. Nói một cách đơn giản, nó cũng tương tự  như  dẹp bỏ mọi cái lôm nhôm để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đã và đang được thực hiện rất có hiệu quả ở TP Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội

Bởi vì bây giờ không có buôn gì lãi hơn là buôn thần thánh.

Các bài bản sáng tác ra lịch sử nhiều không kể xiết, ở rất nhiều nơi. Tôi phải nói điều này là không thể im lặng mãi được. Tôi chỉ xin nói xoay quanh có 1 vấn đề mà 20 năm nay, tôi cố gắng bạch hóa, đó là danh tướng Trần Quốc Tảng, một trong các cụ tổ anh hùng của dòng họ tôi. Thờ các danh tướng anh hùng  có thể ở khắp nước, như nhiều nơi thờ  anh hùng  dân tộc Trần Quốc Tuấn và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù nơi đó, Hưng Đạo vương chưa từng qua và Bác Hồ chưa từng đến. Tôi  đã từng đứng dưới tượng đài Trần Hưng Đạo tại TP Hồ Chí Minh và rất xúc động khi đi thuyền trên sông, nhìn thấy đền thờ Bác Hồ ở gần chót Mũi Cà Mau… Các danh tướng thời Trần cũng thế. Lập đền thờ, dựng tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh là rất hợp lòng người, hợp cả Đạo Trời, nhưng bịa ra là Đền này ở Cửa Ông được xây từ thời Trần, thờ Trần Quốc Tảng sau khi Trần Quốc Tảng mất năm 1313 ở đây, thì không ổn. Vì bản đồ của Pháp năm 1888 vẽ từng làng xã, chưa có tên Cửa Ông, và  theo sách thống kê tư liệu địa chí thời Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí, thì đến năm  1883 ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay, chưa có một nơi nào ghi thờ Trần Quốc Tảng. Ông chủ đền Cửa Ông  từng giới thiệu với khách  là Trần Quốc Tảng ức quá, vì bị cha đày xuống đây đã thắt cổ chết, dây thừng đứt rơi xuống đất. Dân vào làng tìm gỗ đóng quan tài cho ông thì mối đã xông lên thành mộ. Năm 1994 mộ xây thành Lăng, đến nay vẫn nghi ngút khói hương, và không biết từ năm nào, còn làm lễ tế ông tại Lăng mộ, trong khi  đương thời, ông được phong Đại Vương khi còn tại vị, vì là anh vợ vua cha, thượng hoàng Trần Nhân Tông, bố vợ vua đương triều Trần Anh Tông… Rồi làm phim hoành tráng, dựng sân khấu có qui mô lớn, quay phim quảng bá cho cả khách du lịch trong và ngoài nước, là Trần Quốc Tảng đã đóng quân ở đây và năm 1288, đã cho quân thủy đánh ngược nước ở ngoài hàng cọc Bạch Đằng vào trận Bạch Đằng… (* ) Rồi ghi vào sách giáo khoa dạy trẻ con học, vân vân… Trong khi sách truyền thuyết thời Nguyễn, đến năm 1900 mới có, ghi  Trần Quốc Tảng về thăm  nơi đóng quân cũ rồi “ hóa” ở đó, trên phiến đá, ở làng Trắc Châu huyện  Thanh Lâm ( huyện Nam Sách, mới nhập vào TP Hải Dương). Bảo tàng Hải Dương đã tìm thấy phiến đá đó ở làng Trắc Châu và tôi đã công bố trên báo.  Vài nhà viết sử và mấy vị quản lí  địa phương, đã “ đạo” sự tích này và “đánh tráo” luôn cho mùi mẫm, viết luôn vào sách là làng  Trắc Châu huyện Thanh Lâm nay là Cửa Ông, Cẩm Phả và trong Lễ hội,  rước tượng Trần Quốc Tảng vi hành về nơi ông đã mất cách nơi tượng ông hiện đang đứng một đoạn đường. Thực ra Miếu Cửa Suốt, tiền thân của Đền Cửa Ông bây giờ, theo bia đá thời Nguyễn năm 1853, hiện vẫn còn, chỉ thờ duy nhất một người địa phương là Hoàng Cần. Khoảng sau năm 1910, bà vợ quan chủ mỏ Pháp xây đền trên đồi cao ở vị trí hiện nay và đưa Trần Quốc Tảng vào thờ năm 1916. Theo một nguồn tin nội bộ mà tôi biết thì ông chồng bà,  quan chủ mỏ kiêm mật thám Pháp, đã bỏ tiền cho bà xây với mục đích chính trị… của đặc vụ Pháp. Gần đây, một người bạn điện cho tôi, cần  bật xem ngay kênh VTC 14, đang giới thiệu Lễ hội đền Cặp Tiên, gần đền Cửa Ông, mà rằng, con gái Trần Quốc Tảng, tức vợ vua Trần Anh Tông, hoàng hậu rồi hoàng thái hậu nhà Trần chết đuối ở giếng trong đền này, nên nhân dân đang tranh nhau múc nước giếng về thờ. Tôi vội bật truyền hình thì phóng sự này đã hết, chưa rõ thực hư đến đâu. Mấy ngày gần đây, Móng Cái xây lại chùa Xã Tắc và trùng tu đền Linh Sơn ở vùng biên giới, dĩ nhiên là việc rất hay, rất đáng được ngợi ca, nhưng báo Quảng Ninh  và  báo Quảng Ninh điện tử, cập nhật ngày 12/ 3/ 2017  lại đăng là: “Theo tư liệu lịch sử… thì đền Linh Sơn do đức ông Trần Quốc Tảng… xây từ thế kỉ thứ XIII” tức là trước năm 1300, năm Trần Quốc Tuấn mất, thì tôi thấy khiếp quá…

Tôi chỉ nêu vài mẩu đại khái thuộc dòng họ tôi, vậy thôi, nhưng cũng đủ để thấy vấn đề đã đến hồi “ báo động đỏ”…và những người có lương tri thấy cần sự “lên tiếng” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, như ông đã làm một số việc gần đây, rất hợp lòng dân,  được nhân dân hài lòng, tôn trọng và tin cậy. Tôi trân trọng đề nghị Thủ tướng, cấm các địa phương trong cả nước  không được sáng tác ra lịch sử như thế, và giao cho các cơ quan chức năng xem xét  xử lí từng trường hợp cụ thể … Tôi rất tin là Thủ tướng sẽ không bỏ qua điều hệ trọng này. Ngay cả nơi linh thiêng thờ phụng mà còn gian trá… thì làm sao có được lòng tin của dân đây. Nguy hại của cái điều bịa tạc này,  không thể lường được, không chỉ đời này mà còn di hại cho rất nhiều đời sau…

 

——————————–    

(*) Trong phim truyền hình về Lễ hội Đền Cửa Ông năm nay, phần Lễ hội thì rất tốt và đẹp. Nhưng phần lịch sử, thì trước đây vẫn nói Trần Quốc Tảng đã đóng quân ở Cửa Ông rồi đánh đường thủy ngược nước ngoài hàng cọc Bạch Đằng vào trận Bạch Đằng, như trên đã viết, chắc vì thấy vô lí quá, nên lần này đã thay vào bằng việc Trần Quốc Tảng cùng Trần Khánh Dư đánh chìm đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ ở vùng biển Vân Đồn Cẩm Phả ( huyện Vân Đồn từ trước đến cách đây khoảng 15 năm, có tên là huyện Cẩm Phả). Đại Việt sử kí toàn thư ( 1497)  tập II, nxb Khoa học xã hội, 1985, trang 58, ghi trong trận này, chỉ có một tiểu tướng là  “ Phán thủ thượng vị Nhân Đức hầu Toàn ” ( không ghi họ của ông Toàn) đón đánh giặc từ  cửa biển Móng Cái, rồi Trần Khánh Dư đánh chìm  chúng ở Vân Đồn. Tuyệt đối không có Trần Quốc Tảng tham gia. Vì ông cùng cha và anh em chặn giặc tuyến mạnh nhất của giặc Nguyên là kị binh, do Trấn Nam vương Thoát Hoan, con vua Nguyên dẫn đầu, đánh từ Lạng Sơn vào Vạn Kiếp và Kinh thành Thăng Long. Còn việc tế lễ ở nơi ông mất và mai táng ông vẫn ở  Lăng mộ ông sau đền Cửa Ông hiện nay và đền này, vẫn nói là  do vua Trần Anh Tông cho xây nơi ông mất năm 1313 (? ? ? ).

       Bài báo trên và điều MỚI ghi vào chú thích này, trước khi gửi cho báo Văn Nghệ, tôi đã gửi ( thay báo cáo)  tới Tỉnh ủy Quảng Ninh và  sau đó gửi cho Sở Văn hoá và thể thao Quảng Ninh và  đại biểu Ban Văn hóa và xã hội HĐND tỉnh Quảng Ninh để biết  ( TNM).

 

Nguồn Văn nghệ số 12/2017

Tên bài viết do Vannghe online đặt

Tìm thấy thi thể bé gái VN bị mất tích ở Nhật

BBC

Thi thể không quần áo của bé gái 9 tuổi đã được một người đàn ông đi câu cá ở Sông Tone gần đó tìm thấy vào khoảng 6:45 sáng giờ địa phương, theo cảnh sát.Bản quyền hình ảnhKYODO NEWS
Image captionThi thể không quần áo của bé gái 9 tuổi đã được một người đàn ông đi câu cá ở Sông Tone gần đó tìm thấy vào khoảng 6:45 sáng giờ địa phương, theo cảnh sát.

Thi thể không quần áo của một bé gái Việt Nam 9 tuổi mất tích kể từ ngày thứ Sáu, đã được tìm thấy vào buổi sáng Chủ Nhật tại một bãi cỏ gần một rãnh thoát nước tại Abiko, tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Theo cảnh sát, thi thể đã được một người đàn ông đi câu cá ở Sông Tone gần đó tìm thấy vào khoảng 6:45 sáng giờ địa phương.

Chưa tìm thấy quần áo hoặc các vật dụng khác mà có thể là đồ tùy thân của bé gái tại địa điểm này, theo truyền thông Nhật Bản.

Cảnh sát nói bé gái này đã mất tích kể từ ngày thứ Sáu khi cô rời nhà ở Matsudo vào khoảng 8 giờ sáng, trang tin Japantoday.com cho hay.

Bé gái đã không xuất hiện ở trường.

Nơi thi thể được tìm thấy cách nhà của cô bé khoảng 10 cây số.

Khi rời nhà vào ngày thứ Sáu, bé gái cao 1,3 mét này, mặc quần màu hồng và áo khoác màu xám trùm đầu.

Bé gái mang theo một ba lô màu đỏ, là loại thường được các học sinh tiểu học sử dụng.

Cảnh sát theo kế hoạch có một cuộc họp báo vào tối Chủ nhật để cung cấp thêm chi tiết.

Bị bóp cổ?

Hôm Chủ nhật, đài NHK của Nhật Bản đưa tin:

“Một bé gái Việt Nam bị mất tích đã chết ở tỉnh Chiba gần Tokyo vào ngày Chủ nhật. Cảnh sát nghi ngờ rằng em đã bị giết và họ đang cố gắng để xác định nguyên nhân cái chết của em.

“Sở cảnh sát tỉnh Chiba cho biết họ đã nhận được một cú điện thoại vào sáng Chủ nhật từ một người đàn ông nói rằng ông đang câu cá khi ông tìm thấy thi thể của một cô bé nằm trên cỏ gần một con kênh ở thành phố Abiko.

“Cảnh sát xác định bé gái là một người Việt Nam 9 tuổi, Lê Thị Nhật Linh. Cô bé học năm thứ ba ti trường tiểu học ở thành phố Matsudo thuộc tỉnh này.

“Cảnh sát nói rằng có những dấu hiệu cho thấy bé gái đã bị bóp cổ.

“Họ nói nhà của nạn nhân cách nơi thi thể được tìm thấy 10 km. Bé gái đã mất tích kể từ bé rời nhà tới trường học vào sáng thứ Sáu,” NHK cho biết.

Đi học một mình

Cảnh sát xác định bé gái là một người Việt Nam 9 tuổi, Lê Thị Nhật Linh. Cô bé học năm thứ ba tại trường tiểu học ở thành phố Matsudo thuộc tỉnh nàyBản quyền hình ảnhNHK
Image captionCảnh sát xác định bé gái là một người Việt Nam 9 tuổi, Lê Thị Nhật Linh. Cô bé học năm thứ ba tại trường tiểu học ở thành phố Matsudo thuộc tỉnh này

Một nguồn tin trong cộng đồng Việt Nam từ Nhật Bản trước đó cho hay một bé gái mà danh tính được nêu là ‘Lê Thị Nhật Linh (9 tuổi)’ đang học tiểu học năm 4 (?) tại Mutsumi, thuộc thành phố Matsudo tỉnh Chiba đã mất tích từ sáng ngày 24/3.

Theo nguồn này, sáng 24/3, khoảng 8 giờ bé gái có tên như trên ‘lên đường đi học’, nhưng sau đó gia đình nhận được tin báo bé ‘không đến trường, và cũng mất liên lạc’ với em từ đó.

Nguồn tin trên cho biết thêm rằng:

“Có thể do chưa được xác định cụ thể nên cảnh sát chưa công bố chính thức tuy nhiên khoảng một tháng nay, có một chiếc xe chở khách khả nghi luôn theo dõi bé Linh, camera chống trộm đã ghi lại được tuy nhiên do biển số bị che khuất nên đã không tiến hành điều tra lúc đó.

“Nếu thông tin này được xác nhận thì đây không chỉ là một vụ mất tích thông thường mà có nguy cơ cao là một vụ bắt cóc trẻ em.”

Nguồn này cũng trích dẫn lời của mẹ bé gái cho biết em “chưa từng bỏ học đi chơi, thậm chí dù bị ốm bé vẫn muốn đến trường nên chắc chắn không có chuyện bé tự mình bỏ đi”.

“Linh có thể nói chuyện bằng tiếng Nhật bình thường,” nguồn tin này cho biết thêm.

 

Vợ nhạc sỹ Thuận Yến: “Chúng tôi không cần lời xin lỗi gửi qua báo…”

Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương tâm sự, sau khi có một số trang báo đăng lời xin lỗi của ông Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang, có nhiều người thân, đồng nghiệp và bạn bè gọi điện bảo với bà rằng, nếu đúng lẽ thì ông Giám đốc Sở VHTT&DL Tiền Giang nên gọi điện xin lỗi gia đình. Đó mới là cách xin lỗi của một người biết nhận lỗi.

“Thật lòng là chúng tôi không cần lời xin lỗi mà chỉ cần ông Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang cư xử làm sao cho đúng, cho hợp lòng dân. Nói đúng ra, nếu là người thật lòng nhận lỗi, thì khi cơ sự xảy ra như thế rồi cũng nên có một cú điện thoại, xin lỗi trực tiếp gia đình tôi chứ không phải báo chí gọi điện đến hỏi có xin lỗi không thì nói xin lỗi cho qua chuyện. Hoặc xin lỗi bằng văn bản gửi cơ quan nảo, cơ quan nào.

Nói thế để biết thế chứ chúng tôi cũng không chấp nhặt điều đó. Và không cần thiết một lời xin lỗi như thế. Tôi cũng đã bảo với các con “thôi thì bỏ qua mọi chuyện cho êm đẹp cửa nhà”. Và câu chuyện đã qua nên tôi cũng không muốn xới thêm làm gì nữa. Trong thâm tâm, chúng tôi không muốn đau lòng thêm nữa và cũng muốn để cho ông nhà tôi ở bên kia thế giới yên lòng mà nhắm mắt”, NSƯT Hồ Thanh Hương bộc bạch.


Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương và chồng - cố nhạc sỹ Thuận Yến. Ảnh: TL.

Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương và chồng – cố nhạc sỹ Thuận Yến. Ảnh: TL.

Phu nhân của cố nhạc sỹ Thuận Yến cũng cho rằng, ngay khi câu chuyện xảy ra, bà có suy nghĩ rằng, có thể bản thân ông Nguyễn Đức Đảm – Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang khi ký quyết định cấm phổ biến và lưu hành 364 ca khúc cũng không biết là trong đó có ca khúc “Màu hoa đỏ”.

“Tôi nghĩ rằng, có thể ông Đảm lúc ký văn bản cũng không đọc danh mục những bài hát đính kèm mà cứ ký đại đi. Lỗi của ông này là sự tắc trách, thiếu trách nhiệm với công việc. Lỗi lớn thuộc về cấp dưới của ông ấy đó là khi đưa văn bản lên cấp trên đã không giải thích rõ. Vấn đề là người đứng đầu một ngành văn hoá mà làm việc như thế sẽ rất nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng, cần phải thay đổi quy cách và tác phong làm việc chứ cứ thế này sẽ gây mất lòng tin đối với xã hội, nhân dân”, nghệ sỹ Hồ Thanh Hương nói thêm.

Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương trải lòng rằng, bà và các con rất lấy làm cảm động khi câu chuyện không hay xảy ra đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, động viên và đồng tình của giới lãnh đạo, giới âm nhạc và người dân trong cả nước. Nhờ tiếng nói của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, các nhạc sỹ và người dân mà câu chuyện đã sớm được giải quyết, tránh cho nỗi đau kéo dài. Qua đây, bà cũng gửi lời cám ơn tới lãnh đạo Bộ VHTT&DL, Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng đông đảo người dân.

Bà Hồ Thanh Hương cũng cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi tác phẩm âm nhạc của chồng mình đã thực sự được đông đảo người dân gìn giữ như một di sản. Qua đó, bà mong muốn thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống quý báu đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mọi thời đại và truyền niềm tự hào đó đến với từng người dân Việt Nam bằng những tác phẩm âm nhạc thật sự lay động lòng người.

Vào chiều 24/3, ông Nguyễn Đức Đảm – Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang cho biết, trước đó, Sở VHTT&DL tỉnh này có văn bản chỉ đạo các bộ phận về việc lưu hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung tại các cơ sở kinh doanh karaoke với 3 danh mục gồm: Các bài hát chưa cấp phép phê duyệt nội dung, chưa cấp phép lưu hành và chưa được phép phổ biến. Trong đó, có bài hát “Màu hoa đỏ” chưa cấp phép phê duyệt nội duung (hình ảnh trong bài hát không phù hợp). Tuy nhiên, khi cán bộ tham mưu lại gộp chung lại làm cho người khác hiểu nhầm là bài hát “Màu hoa đỏ” bị cấm. Đây là sai sót của bộ phận tham mưu nên Sở sẽ nhận trách nhiệm vì đã tạo dư luận không tốt. Hiện Sở VHTT&DL đã làm báo cáo giải trình gửi Cục nghệ thuật biểu diễn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Đồng thời, sẽ tiến hành kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ liên quan.

Văn bản giải trình của Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang về việc ca khúc Màu hoa đỏ bị cấm lưu hành và phổ biến. Ảnh: TL.
Văn bản giải trình của Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang về việc ca khúc “Màu hoa đỏ” bị cấm lưu hành và phổ biến. Ảnh: TL.

Trước những phản ứng của dư luận, ông Nguyễn Đức Đảm thành thật nhận lỗi, nhận khuyết điểm về mình và hứa sẽ tổ chức họp rút kinh nghiệm, kiểm điểm, phê bình…

Đối với gia đình cố nhạc sĩ Thuận Yến, ông Nguyễn Đức Đảm bày tỏ lời xin lỗi, hối tiếc khi cầm bút ký vào văn bản gây ngộ nhận và khiến dư luận bức xúc.

Ông Nguyễn Đức Đảm cho biết, ông từ Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Tiền Giang được điều động sang làm Giám đốc Sở VHTT&DL được khoảng 2 tháng nay nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn có một số việc chưa được như ý. Vụ việc xảy ra đáng tiếc vừa rồi, ông rất áy náy và thấy trách nhiệm của mình phải thể hiện cao hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hà Tùng Long

Ba làn sóng tự sát trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc

 Có phân tích, trong hơn 60 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền đã xuất hiện ba “làn sóng tự sát”: lần đầu từ 1949 – 1952 với làn sóng tự sát của giới tư bản dân tộc; lần thứ hai từ 1957 – 1967 với làn sóng tự sát của giới trí thức; lần thứ ba là từ 2012 đến nay với làn sóng tự sát của quan chức.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý (Zhu Wanli), Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì “té ngã từ trên tòa nhà cao tầng”. Cùng với sự kiện này, có nhận định chỉ ra những năm gần đây phong trào quan chức tự sát” là một trong những hiện tượng kỳ lạ, có lẽ chỉ xuất hiện ở Trung Quốc Đại lục.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì bị “ngã” từ trên nhà cao tầng.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì bị “ngã” từ trên nhà cao tầng. (Ảnh: internet)

Làn sóng tự sát của giới quan chức

Khoảng 9:27 ngày 1/1/2017, tại một tòa nhà thuộc khu khai phá thành phố Ninh Ba, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô đã ngã từ trên lầu xuống bãi đỗ xe, khi xe cấp cứu đến hiện trường thì ông Chu Vạn Lý đã qua đời.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, gần đây tình hình sức khỏe của ông Chu không tốt, không chỉ rõ nguyên nhân quan chức này bị ngã lầu.

Tỉnh Giang Tô nơi ông Chu Vạn Lý công tác là quê quán của ông Giang Trạch Dân, nằm trong mục tiêu thanh trừng trọng điểm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.

Nhà bình luận chính sự Trần Lâm (Chen Lin) cho rằng, hình thế mục tiêu chống tham nhũng hiện nay đã khiến những quan chức hủ bại đêm đêm nằm thấy ác mộng, còn ban ngày thì họ luôn sợ cơ quan an ninh tìm đến, suốt ngày lo lắng thảm họa sẽ rơi vào đầu mình.

Theo thống kê, tính từ thời điểm bắt đầu phát động chống tham nhũng vào tháng 11/2012 đến cuối tháng 7/2016, chỉ tính số liệu do chính quyền Trung Quốc công bố đã có 1235 trường hợp quan chức tự sát. Sự việc ông Chu Vạn Lý tự sát là trường hợp đầu tiên trong năm 2017.

Bà Vương, một quan chức trong hệ thống thuế vụ ở Thành Đô – Tứ Xuyên cho biết, do những quy tắc ngầm trong quan trường của thế lực hủ bại kéo thêm ngày càng nhiều quan chức rơi vào sa đọa, vì họ phải tìm chỗ dựa và tiền đồ chính trị. Một khi có vụ án tham ô bị phanh phui ra thì những quan chức cơ sở dễ trở thành vật hy sinh, nếu họ dám khai báo sự thật thì có thể người thân sẽ bị trả thù.

Có nhận định, ở Trung Quốc hiện nay, việc tra tấn ép cung đã trở thành phổ biến, nếu không nhận tội thì những quan chức bị thanh trừng phải chịu cực hình hoặc bị đày đọa về tinh thần, sống không bằng chết.

Ông Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao), Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, trong tình hình quan trường Trung Quốc hiện nay, hiện tượng quan chức tự sát sẽ chưa dừng lại. Nguyên nhân họ tự sát là do quá căng thẳng vì bầu không khí khủng bố trong quan trường kéo dài nhiều năm qua.

Hai bên dưới nhà cao tầng Thượng Hải không ai dám đi lại

Một người đang sống khỏe mạnh lại bất ngờ tự sát, phía sau thảm cảnh này là gì? Ông Trần Lâm cho rằng, do thể chế chính trị tạo ra. Ông nói: “Làn sóng tự sát ở Trung Quốc cũng đã từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng đã xảy ra hai lần ‘làn sóng tự sát’: làn sóng giới tư bản dân tộc tự sát và làn sóng giới trí thức tự sát”.

Làn sóng tự sát đầu tiên xảy ra trong cuộc vận động “tam phản ngũ phản” sau khi ĐCSTQ bắt đầu xây dựng chính quyền.

Nghe nói, tại Thượng Hải vào thời gian đó không có ai dám đi lại ở hai bên nhà cao tầng vì sợ bị người nhảy lầu rơi trúng đè chết. Cùng phong trào “chống trốn thuế lậu thuế”, nhiều nhà tư bản vì làm ăn thua lỗ không thể nộp được “thuế”, họ muốn chết nhưng không thể nhảy sông Hoàng Phổ, e bị cho rằng bỏ đi Hồng Kông làm liên lụy đến người nhà, vì thế họ chỉ còn cách nhảy lầu để chính quyền trông thấy thi thể.

Trước thảm cảnh vô số thị dân “phải tự sát”, ông Trần Nghị, Thị trưởng Thượng Hải khi đó mỗi lần nghe báo cáo thường hỏi: “Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?” Ý nghĩa thực tế trong câu hỏi này là có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.

Cùng “cơn mưa máu” của phong trào cải cách ở Trung Quốc, trong số những người xem thường mạng sống và không chịu khuất phục, rất nhiều nhà tư bản dân tộc nổi tiếng Trung Quốc đã tự sát.

Trong công bố 100 thương hiệu lâu đời ở Trung Quốc năm 2016, đứng đầu bảng xếp hạng là thực phẩm Quan Sinh Viên (Guan Sheng Yuan). Người sáng lập thương hiệu này là ông Tiển Quan Sinh, một doanh nhân dân tộc, khởi nghiệp từ bán hàng rong vỉa hè ở Thượng Hải, sau đó trở thành tổng giám đốc của một trong bốn công ty thực phẩm lớn nhất Thượng Hải. Trong vận động “ngũ phản” năm 1952 ông đã bị vu oan phạm “ngũ độc”, sau khi bị làm nhục và ép cung, ông đã nhảy lầu tự tử, chết ngay trên đường phố Nam Kinh.

Ông Lư Tác Phu (Zuofu Lu, 1893 – 1952) là một doanh nhân yêu nước, người sáng lập công ty Dân Sinh, người đi tiên phong trong ngành vận tải đường biển Trung Quốc. Năm 1938 đã bất chấp oanh tạc của Nhật để hỗ trợ quân Trung Quốc rút lui. Trong thời kháng chiến, công ty Dân Sinh đã có nhiều đóng góp cho quân đội Trung Quốc. Năm 1950, ông Lư Tác Phu mang nhiều tàu về Trung Quốc Đại lục, sau đó bị ĐCSTQ vu tội tham ô, bị làm nhục phải uống thuốc độc tự sát.

Trong cải cách ruộng đất ở nông thôn, nhiều thân hào nông thôn mất mạng vì bị vu tội chống cách mạng, họ ra đi để lại vợ góa con côi tiếp tục bị hành hạ trong “mưa gió” đấu tranh giai cấp, nhiều người không chịu khuất phục đã chọn cách tự sát.

Trong thời đầu xây dựng chính quyền, ĐCSTQ hủy chế độ tư hữu, vì thế đã tước đoạt tài sản của các thân hào nông thôn và nhà tư bản dân tộc, hành hạ tra tấn thể xác, cắt đứt mạch văn hóa và tinh thần dân tộc mà họ thừa kế.

Giới trí thức tự sát

Làn sóng tự sát thứ hai rơi vào giới trí thức với con số người tự sát khủng khiếp, chủ yếu là các chuyên gia, học giả, giáo sư, nhà văn.

Về hệ thống tổ chức, người tự sát tập trung chủ yếu trong các trường cao đẳng và đại học, cơ quan văn học và nghệ thuật, những hệ thống này nằm trong mục tiêu chính của phong trào “Cách mạng Văn hóa” và “chống hữu khuynh”. Nguyên nhân chính khiến họ tự sát vì nhân phẩm bị làm nhục trong bức hại chính trị.

Ngày 23/8/1966, nhà văn Lão Xá bị đưa ra đấu tố. Ngày hôm sau ông nhảy xuống hồ Thái Bình thuộc quận Tây Thành – Bắc Kinh tự sát. Người ta nói rằng sau này có thêm nhiều người nhảy hồ Thái Bình tự sát theo, tuy nhiên danh tính của họ không ai biết.

Trong làn sóng tự sát này có nhiều cặp vợ chồng quyết định cùng đi xuống suối vàng. Vợ chồng dịch giả Phó Lôi (Fu Lei) nổi tiếng đã không thể chịu nổi sự hành hạ của Hồng vệ binh, cả hai cùng tự sát vào ngày 3/9/1966, ba ngày sau thì vợ chồng giáo sư Dương Gia Nhân (Yang Jiaren) thuộc Học viện Âm nhạc Thượng Hải cũng tự sát qua đời, sau đó đến ngày 9/9 thì giáo sư Lý Thúy Trinh (Li Cuizhen) chủ nhiệm khoa đàn dương cầm cũng tự sát qua đời.

Trong số những trí thức tự sát còn có 4 Ủy viên Ban Quản lý giáo dục, gồm: Trương Tôn Toại (Zhang Sunsui, 1915 – 1969), Nhiêu Dục Thái (Rao Yutai, 1915 – 1969), Tạ Gia Vinh (Xie Jiarong, 1898 – 1966), Dương Phi Phàm (Yang Feifan, 1897 – 1958), trong đó Nhiêu Dục Thái và Tạ Gia Vinh từng là Viện sĩ Viện Nghiên cứu Trung ương. Ngoài ra còn có những đại sư Quốc học như Hùng Thập Lực, Chu Dư Đồng.

Nhiều trí thức tự sát đang ở thời điểm trí lực sung mãn, đỉnh cao sự nghiệp, độ tuổi vào khoảng 45 – 55. Đa số những người tự sát là những nhân cách ưu tú của xã hội, là những trí thức xuất sắc trong lĩnh vực của họ.

Nhà bình luận thời sự Tạ Vịnh (Xie Yong) cho rằng, trong một quốc gia không có truyền thống tự sát mà bất ngờ xuất hiện số người tự sát cao khác thường, đây là lời cảnh tỉnh đối với chính quyền trong việc phá hoại văn hóa truyền thống; việc giới trí thức tự sát là tổn thất nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của một xã hội.

Mộc Vệ (T/H)

( Nguồn: Google)

THƯ GIÃN CHỦ NHẬT: VẼ CHỖ KÍN THẾ NÀY LÀM SAO NGẮM?

Cùng “Siêu âm tim” với Ngô Minh – Tiếng thơ đắng ngọt xuyên thế kỷ 

    ( THI NHÂN VIỆT NAM 1986- 2016)
Trần Việt Hà

Tôi tình cờ biết đến thơ Ngô Minh vào hè năm 2007, khi vào thăm một người anh con bác cả ở Huế. Sau khi nhậu nhẹt kha khá, khuya mới về nhà anh nghỉ, tôi nhìn thấy trên giá sách của anh có quyển “Thơ Huế với lời bình”. Tôi với lấy, đọc hơi lơ mơ. Nhưng khi đến bài “Tìm tôi tìm Huế – Bài thơ nặng nỗi đau nhân tình” của Mai Văn Hoan viết, tôi thực sự thấy tỉnh người trước những vẫn thơ đau nỗi đời, nghẹn nỗi mình của Ngô Minh. Kể từ đó, tôi chú ý tìm đọc thơ của ông, dù chưa có cơ hội gặp mặt. Cho đến cuối năm 2014, khi tìm thấy “Siêu âm tim” trong tạp chí THƠ, tôi mới hiểu sâu hơn về đời và thơ thế sự Ngô Minh. Cho đến giờ, mỗi lần đọc lại, tôi vẫn khóc. (Đọc tiếp…)

Diễn từ tôn vinh giải văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 10 (tổ chức tại khách sạn Rex, TP HCM, ngày 24-3-2017)

Nguyên Ngọc

DSC_6396

Thưa quý vị,

Thưa các bạn,

Đúng hẹn, hôm nay chúng ta lại gặp nhau trong không gian chờ đợi này, cho lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 10. Cho đến lúc này, chúng tôi nghĩ có thể khẳng định lần này chúng ta lại đã có được một mùa giải rất đẹp, thật vui và thật nhiều ý nghĩa.

Thưa quý vị,

Năm nay Hội đồng khoa học của Quỹ trân trọng đề nghị chúng ta tôn vinh nhà văn hóa Phan Khôi là danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

Phan Khôi sinh năm 1887 tại Quảng Nam, trong một gia đình nhà nho, theo nho học từ nhỏ, đã dự thi hương và đỗ tú tài. Ông sớm tham gia phong trào Duy tân, là học trò gần gũi và tin cậy của Phan Châu Trinh, năm 1906 được phong trào cử ra Hà Nội học tiếng Pháp. Khi nổ ra cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, ông bị bắt, bị kết án ba năm tù. Ra tù năm 1911, ông còn tiếp tục tham gia “ám xã” mấy năm, rồi xin ra khỏi hoạt động bí mật để chuyển sang “phụng sự Tổ quốc về mặt văn hóa”.

Tìm cho mình một hướng đi mới, ông tìm học chữ quốc ngữ, học tiếng Pháp, tìm tòi học hỏi từ các Tân thư. Ông bắt đầu làm báo, chữ quốc ngữ và chữ Hán, từ năm 1917, đã chủ trương, đứng đầu hoặc tham gia hơn chục tờ báo, có những tờ nổi tiếng, cho đến cuối năm 1941 đầu 1942. Ông cũng là người Việt đầu tiên dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt, cũng là dịp để ông mở rộng tầm mắt, hiểu biết văn hóa Thiên Chúa giáo và Tin Lành phương Tây. Có thể nói gần như bằng con đường tự học, ông đã tự đào tạo mình thành một người thông kim bác cổ, đồng thời ông cũng tự coi mình là “viên tiểu tướng của đạo quân bình dân tư tưởng”, làm “người trong dân chúng”, không được đào tạo bài bản như những Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh mà ông không tham vọng thay thế, chỉ đặt mục tiêu đối thoại, phản biện lại họ với một sự chân thành lành mạnh.

Phan Khôi là người có công lớn trong việc xây dựng nền quốc văn mới. Nhìn sang nước láng giềng Trung Hoa, ông nói: “Độ Dân quốc gây dựng được năm bảy năm chi đó, Hồ Thích bắt đầu xướng ra cái thuyết dùng bạch thoại thế cho văn ngôn, làm cho văn thể nước Tàu biến đổi ngay và từ đó người Tàu cũng phát đạt rất mau.” Ông cũng muốn làm như thế ở ta, xây dựng một nền quốc văn mới với chữ quốc ngữ, bắt tay vào một loạt đề tài về ngữ học trên các báo từPhụ nữ tân văn (1930) cho đến Tao đàn (1939), bắt đầu là vận động công chúng viết đúng chuẩn chữ quốc ngữ, “đúng với tự vị của Trương Vĩnh Ký và Paulus Của”; rồi đến “Phép làm văn”, với văn pháp (grammaire), luận lý học (logique), tu từ học (rhétorique); chủ trương dựa vào thứ tiếng Việt sống động mà người Việt thời mình đang nói hàng ngày để tạo ra những lối viết hiện đại, thích hợp với đương thời.

Ta đều biết con người viết được sáng sủa, rành rẽ đến đâu thì cũng tức tư duy đã sáng sủa, mạch lạc đến đó. Chúng ta có được lối viết tiếng Việt sinh động, linh hoạt, đẹp đẽ ngày nay, thật cảm động khi nhớ lại công mở đầu mạnh bạo và sáng suốt của ông những ngày đó.

Phan Khôi cũng là một trong những người dẫn đầu đổi mới tư tưởng xã hội. Ông nhìn rõ khác biệt Đông-Tây không phải chủ yếu là khác biệt về bản sắc dân tộc hay vùng đất mà chính là khác biệt về trình độ phát triển; văn minh Âu Mỹ chính là văn minh mới mẻ nhất của nhân loại đương thời, với các đặc tính khoa học, dân chủ, tự do là tiêu biểu cho xu thế tiến bộ của thời đại. Do đó “Âu hóa”, học theo văn minh Tây phương chính là chuyển mình sang thời hiện đại. Ông rất chú trọng làm rõ hàm nghĩa các phạm trù xã hội của văn minh phương Tây như chủ nghĩa cá nhân, nền dân trị. Ông viết: “Muốn thực hành cái chủ nghĩa dân trị trong một nước nào thì người dân trong nước ấy trước phải thực hành cái cá nhân chủ nghĩa mới được.” Nghĩa là “mỗi người đều phải độc lập về phần mình chớ không chịu nhờ vả ai… Có độc lập như vậy rồi mới nói chuyện hợp quần được.”

Ông cũng là người đấu tranh mạnh mẽ cho nữ quyền, là một những nhà hoạt động nữ quyền năng động nhất của Việt Nam những năm 1930, một trong những tác giả tập họp được một lượng tri thức về nữ giới thuộc loại đa dạng, phong phú nhất …

Khả năng đọc nhiều biết rộng đã khiến Phan Khôi sớm có con mắt sử học, chú trọng đến các tiến trình lịch sử, gợi lên ở công chúng sự quan tâm đến lịch sử. Năm 1928, ông khơi ra cuộc tranh luận trên tờ Đông Pháp thời báo về việc về việc thực chất người Pháp có giúp vua Gia Long trong đối đầu với Tây Sơn hay không. Năm 1929, trên báo Thần Chung, ông lại là người đóng vai trò chính tổ chức một cuộc thi quốc sử quy mô để bạn đọc chọn ra 10 nhân vật lịch sử mà mình cho là tiêu biểu và viết một bài ba trang về lý do chọn lựa của mình, thực tế tạo ra một cuộc giáo dục phổ thông Việt sử hiếm hoi và hào hứng, kích thích tinh thần tự do suy nghĩ và óc phê bình – chứ không chỉ vinh danh – ở người đọc. Năm 1935, báo Tràng An do ông làm chủ bút ra số đặc biệt về vụ Kinh thành thất thủ năm Ất Dậu 1885. Năm 1936-37 tuần báo Sông Hương lần này do chính ông sáng lập đã biến một phần thành một diễn đàn sử học sôi nổi với sự tham gia của nhiều nhân vật quan trọng bàn về một loạt sự kiện lịch sử liên quan đến các phong trào Cần Vương và Duy Tân … Rõ ràng ý đồ về việc giáo dục lịch sử rộng rãi trong công chúng ở Phan Khôi là có chủ đích và được ông tiến hành thông qua báo chí thật sáng tạo và sinh động.

Là con người đa tài, Phan Khôi lại cũng là nhân vật khơi nguồn cho sự phát triển văn học Việt Nam theo hướng mới, hiện đại, trong một giai đoạn chuyển động có tính giao thời. Đầu năm 1932, ông cho công bố cùng lúc ở hai trung tâm dư luận là Hà Nội và Sài Gòn bài báo gây chấn động “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”, cùng lúc cho ra mắt bài thơ Tình già của ông hoàn toàn phá bỏ hình thức thơ theo niêm luật cũ đang thịnh hành lúc bấy giờ. Cuộc trình thơ phá cách được dấy lên của ông chỉ mấy năm sau đã dẫn đến cao trào Thơ mới rực rỡ mà Hoài Thanh gọi là “cả một thời đại mới trong văn học”. Phan Khôi là một nhà tiên phong cách tân văn học mạnh mẽ, ông không chỉ phát động thơ mới, còn hăng hái tác động, khích lệ sự sáng tạo nhiều hình thức, thể tài, thể loại văn học mới, ông nhắc tiểu thuyết, kịch bổn và kịch nghệ lên ngồi kề thánh kinh hiền truyện … theo điều mà ông gọi là “khuynh hướng văn học thái Tây”. Ông đề cao phê bình văn học, mà ông gọi là “để đổ chén thuốc đắng vào trong miệng người An Nam”, vào văn học An Nam, để lay chuyển, kích thích nó tiến lên.

Cực kỳ đa dạng, đa diện, đa tài, tuy nhiên chủ yếu và mạnh mẽ nhất, Phan Khôi vẫn trước hết là nhà báo kiệt xuất, một trong những kiện tướng báo chí hàng đầu của nước ta trong thế kỷ XX, đã sáng lập, chủ trương, phụ trách, tham gia hàng chục tờ báo, đã viết hàng nghìn bài báo, tung hoành trong hàng chục thể loại, có người đã tính riêng những bài hài đàm của ông đã có đến trên dưới 700 bài. Ông đặc biệt đặc sắc trong thể loại chính luận, không chỉ đề cập đến các vấn đề tư tưởng hay văn hóa mà cả thời sự xã hội chính trị, công kích trò mị dân của toàn quyền Albert Sarraut, bênh vực những người chống Pháp trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng, Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, Tân Việt đảng, bênh vực Nguyễn An Ninh, đòi cho những người chống Pháp phải được xét xử công minh ở tòa án Pháp chứ không được giao cho triều đình An Nam với luật Gia Long lạc hậu.

Phan Khôi cũng là một cây bút tranh luận nổi tiếng, luận điểm và thái độ tranh luận của ông sắc sảo, chặt chẽ, mạnh mẽ, triệt để mà sáng sủa, công minh.

Phan Khôi quả là một tác giả hết sức đa dạng, một nhà phê bình văn học uyên thâm và sắc sảo, một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một nhà thơ tài hoa, một tác giả văn tự sự hấp dẫn, một tác giả xuất sắc của các thể loại của văn tiểu phẩm, hoạt kê, châm biếm, một dịch giả tài năng, một nhà ngôn ngữ học tinh tế, cuối cùng một nhà báo kiệt xuất.

Trong thời của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông càng chứng tỏ là một người yêu nước chân chính, có nhân cách cương trực, với dũng khí của một kẻ sĩ đường hoàng, cho đến tận những ngày cuối đời, bất chấp mọi hiểm nguy và bất an.

Ông thật sự là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.

Thưa quý vị,

Giải dịch thuật năm nay được trao cho nữ dịch giả Nguyễn Hồng Nhung vì những công trình dịch thuật văn học và triết học Hungary công phu và nhuần nhuyễn của chị, đặc biệt tác phẩm Câu chuyện vô hình và đảo và bộ sách rất quan trọng Minh triết thiêng liêng của Hamvas Béla. Cần nói dù chỉ đôi lời về công trình dị thường và đồ sộ này và về tác giả cũng rất khác thường của nó, Hamvas Béla, mà Bùi Văn Nam Sơn trong lời giới thiệu sách dịch đã gọi rất đúng là một “kỳ nhân dị sĩ”. Xuất thân từ một gia đình bình thường ở Bratislava, thời bấy giờ còn thuộc Hungary, bị sung vào quân ngũ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất rồi lần thứ hai, nhiều lần bị thương, được xuất ngũ, tái ngũ, rồi lại đào ngũ, gia đình bị trục xuất khỏi quê hương, từng làm ký giả, làm thủ thư, rồi làm thợ phụ lao động chân tay hết sức vất vả; có lần nhà bị trúng bom, toàn bộ thư viện gia đình và vô số bản thảo của ông bị mất sạch; con người thật sự là “kỳ nhân” ấy vẫn âm thầm tự trang bị cho mình một kiến thức quảng bác và thâm sâu hiếm có về hàng chục ngôn ngữ trong đó có nhiều ngôn ngữ cổ phương Đông và về nhiều nền văn hóa cổ đại, để có thể dịch trực tiếp từ nguyên bản Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử của Trung Quốc, Upanischaden, Patanjali, Samkhya … của Ấn Độ, Tử thư Tây Tạng, Tử Thư Ai Cập, các tác giả Hy Lạp, Đức … Sau chiến tranh, ông lập nhóm “Đảo” và lại bắt tay vào công việc chuẩn bị công bố hàng loạt tác phẩm, nhưng sau khi có xung đột với György Lukács, ông bị phê phán gay gắt, bị cấm công bố tác phẩm, bị mất cả nghề thủ thư … Trong nghịch cảnh cưc kỳ khốc liệt bị bạc đãi và cô lập, đúng như một “dị sĩ”, ông không chịu đầu hàng số mệnh, vẫn kiên trì theo đuổi chí hướng và suy tư của mình, với một sức sáng tạo phi thường, ông tiếp tục sáng tác mặc dầu bị cấm xuất bản, cho đến tận ngày qua đời trong cảnh âm thầm vào năm 1968 … Hamvas Béla để lại một di sản khổng lồ và cực kỳ sâu sắc.

Cùng nhiều trí thức phương Tây những năm 20 và 30 đầu thế kỷ XX, Hamvas Béla chia sẻ sâu sắc cảm thức về “khủng hoảng hiện sinh” của con người thời đại. Tuy nhiên, ông không dừng lại ở nỗ lực giải thích khủng hoảng ấy, mà lần “lột từng lớp vỏ” của truyền thống văn minh châu Âu, đi tìm cho đến những nguồn cội “hiện sinh” của nó, bởi “khủng hoảng” cũng có nghĩa là “phân ly” và xa rời cội nguồn, khắc phục khủng hoảng và phân ly ắt phải tìm về cho đến điều mà ông gọi là “tư thế căn nguyên của con người”, khám phá ra sự nhất thể nguyên thủy, ở thời đại mà ông gọi là thời đại Hoàng kim, vào khoảng từ 8 đến 6 trăm năm trước Công nguyên. Chính trong thời kỳ rực rỡ ấy, đã hình thành những phạm trù cơ bản cho tư duy và cho các tôn giáo thế giới mà chúng ta thụ hưởng cho đến tận ngày nay.

Trong khủng hoảng ngày nay, quan trọng nhất là trở lại với thời nguồn cội ấy, mà Karl Jaspers gọi là “Thời Trục”, trở về với gốc rễ linh thiêng của con người, khi con người đồng dạng mình với thế giới linh thiêng. Hamvas coi đó là sự tĩnh thức, là thức nhận chứ không phải nhận thức, thức nhận và thấu hiểu với mở ngỏ, mẫn cảm và hòa hợp, là “Minh triết thiêng liêng”, tên bộ sách quan trọng nhất của ông.

Hôm nay chúng ta đã có được bộ sách quý này trong tiếng Việt, nhờ nỗ lực phi thường của dịch giả Hồng Nhung. Sống và làm việc lâu năm ở Hung, am tường và vô cùng yêu mến tiếng Hung, Hồng Nhung đã dồn hết tâm lực và niềm say mê của mình cho công việc dịch thuật hết sức khó khăn, miệt mài nhưng cũng vô cùng lôi cuốn này. Hãy nghe chị nói về lao động say đắm của mình: “Đọc Hamvas bất kỳ lúc nào có thể, bất kỳ ở đâu, bất kỳ trạng thái thời gian, khoảnh khắc nào … Bác Hamvas hiện lên như một người đàn ông dịu dàng, nhẫn nại và chăm chú, đợi Nguyễn Hồng Nhung xong mọi việc ngớ ngẩn, sau đó bắt đầu ngồi xuống và hai người mở sách ra cùng chìm ngập vào đó … Có cảm giác mỗi ngay sống bây giờ sẽ rất thiếu thốn nếu không đọc Hamvas … Từ ngày đọc và dịch Hamvas, thấy mình thanh lọc. Bứt dần những điều thừa, sửa lại những điều hiểu sai, làm sáng tỏ những điều trước kia mù mờ …”. Kết quả, qua lao động dịch thuật công phu của Hồng Nhung, chúng ta đã có được một Hamvas Béla trong một thứ tiếng Việt uyên thâm mà nhuần nhị, mượt mà, sáng sủa. Chúng ta cám ơn Nguyễn Hồng Nhung vì công sức và cống hiến to lớn của chị.

Hai chủ nhân của giải thưởng Nghiên cứu năm nay là hai nhà nghiên cứu uy tín, giáo sư Trịnh Văn Thảo ở Aix-en-Provence Pháp, và giáo sư Trần Đình Sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư Trịnh Văn Thảo thuộc “làn sóng” thứ hai của các nhà Việt học ở Pháp, làn sóng xuất hiện sau đại chiến thế giới lần thứ hai và sau Điện Biên Phủ, là tác giả cùng thế hệ với những Nguyễn Thế Anh, Daniel Héméry, Pierre Brocheux, Charles Fourrniau, Phạm Đán Bình … Hành trình tri thức của ông gắn liền với giai đoạn hiện đại của khoa học xã hội và nhân văn, với một chuyên ngành ngôi sao của lĩnh vực này là xã hội học và một hệ tư tưởng thuộc “dòng chính của tư tưởng hệ ở Pháp trong thế kỷ XX: chủ nghĩa Marx.”

Trịnh Văn Thảo có một sự nghiệp sáng rực trong ngành giáo dục đại học. Ông đã liên tục giảng dạy tại các Đại học Văn khoa Amiens, Đại học Lille, Đại học Picardie, Trường Quốc tế về Triết tại Paris và Đại học Aix-Marseille. Ông là người sáng lập Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (IRSEA) thuộc Đại học Aix-Marseille, và là giáo sư thỉnh giảng của nhiều Đại học uy tín trên thế giới … Tuy nhiên di sản quan trọng nhất của ông là hàng loạt công trình có giá trị quốc tế và có ảnh hưởng hết sức rộng rãi và sâu sắc trong ngành Việt học, như:

Marx và Engels và nghề làm báo cách mạng, gồm ba quyển từ 1978 đến 1980;

Việt Nam từ Khổng giáo đến chủ nghĩa cộng sản;

Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954);

L’école française en Indochine;

Nhà trường Pháp ở Đông Dương;

Les Compagnons de route de Ho Chi Minh;

Xã hội Nho giáo Việt Nam dưới nhãn quan của xã hội học lịch sử

Hai trục chính xuyên suốt toàn bộ lịch trình tư tưởng của Trịnh Văn Thảo là xã hội học và chủ nghĩa Marx. Ông là dấu nối giữa xã hội học và sử học, là người ứng dụng những phương pháp của xã hội học hiện đại vào xử lý khối tư liệu khổng lồ còn được lưu trữ trong những tàng thư ở Pháp để giải quyết những vấn đề của xã hội học và từ đó hình thành nên một phương pháp nghiên cứu quan trọng: xã hội học lịch sử. Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp này được thể hiện rõ nét trong công trình của ông Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), một công trình có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Ông cho rằng, trong sự hình thành một con người, đặc biệt là người trí thức, những yếu tố thuộc về địa phương, gia đình, giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành “vốn xã hội” và “tập tính xã hội”. Tuy nhiên, ông đã vượt qua được tính nhị phân giản lược của mô hình mác xít phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa quy con người một cách đơn giản vào các giai cấp, mà nhận rõ tính phức tạp của các nhóm trong giai cấp, tạo nên được một sự sinh động trong nghiên cứu về người trí thức. Chẳng hạn, ông không bị đóng khung bởi cái nhìn “cả gói” khi mô tả về chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và hệ thống giáo dục của họ ở đây, để nhận ra được những vec tơ trái nhiều nhiều khi rất đa dạng ở họ, từ đó đã phân tích được một cách thuyết phục sự bảo lưu những giá trị truyền thống và Khổng giáo trong chương trình giáo dục Pháp-Việt thời bấy giờ (khác với huyền thoại phổ biến về một nền giáo dục rập khuôn “tổ tiên ta là người Gô-loa”), đi đến chỉ ra được tiến trình kiến tạo căn tính dân tộc mang màu sắc hiện đại trong nền giáo dục thuộc địa ấy.

Cũng với cách nhìn sinh động đó, khi nghiên cứu lịch sử giới trí thức Việt Nam, ông đã chỉ ra được tiến trình chuyển hóa của ý thức hệ Khổng giáo sang ý thức hệ mác xít, từ đó cho thấy tính liên tục của giới trí thức Việt Nam từ cận đại đến hiện đại. Cũng trong đường hướng đó, ông là một trong những người sớm nhất và thành công nhất trong việc nghiên cứu Phan Châu Trinh dưới ánh sáng của những khoa học xã hội hiện đại.

Các công trình của Trịnh Văn Thảo mang đến nhiều hiểu biết quan trọng về nhiều khía cạnh của lịch sử và lịch sử tư tưởng của Việt Nam thời thuộc địa, là sự bổ sung cần thiết cho những khiếm khuyết trong lĩnh vực nghiên cứu này ở Việt Nam, đồng thời mang đến những gợi ý rất bổ ích về phương pháp luận, có tác động sâu sắc đến giới nghiên cứu trong nước. Ông cũng là người có mối quan hệ học thuật chặt chẽ với các nhà nghiên cứu trong nước, đã góp phần đưa nghiên cứu của các sử gia và nhà nghiên cứu trong nước đến và hòa nhập với môi trường học thuật hàn lâm quốc tế, tạo nên giao lưu và đối thoại sinh động, cần thiết.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, giáo sư Trịnh Văn Thảo đã thực sự cống hiến một di sản học thuật như một tượng đài hoàn toàn xứng đáng có thể đặt cạnh những Jean Cuisinier trong nghiên cứu về người Mường, của Georges Condominas về người Tây Nguyên, của Pierre Gourou về người nông dân châu thổ sông Hồng. Đó là những giá trị có tính chất cổ điển.

Người cùng giáo sư Trịnh Văn Thảo nhận giải về nghiên cứu năm nay là nhà lý luận văn học Trần Đình Sử.

Như chúng ta có thể biết, vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, nền lý luận văn học của chúng ta đã lâm vào tình trạng được coi là khủng hoảng. Trong bài “Lý luận văn học – khủng hoảng và lối thoát”, Trần Đình Sử viết: “… Từ cuối những năm 50 cho đến tận những năm 80 của thế kỳ XX, lý luận văn học thu về một mối thống nhất và trở thành một thứ lý luận có tính chất nhà nước, chỉ đạo nhất quán từ trên xuông dưới, là trụ cột của cuộc đấu tranh ý thức hệ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chưa bao giờ lý luận văn học được nâng tầm quan trọng lên cao như thế, quyền lực như thế, thống nhất như thế … Nhưng rồi Đổi mới đã đến, đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy xã hội và kinh tế, thì cái lý luân văn học uy phong lẫm liệt một thời tự tan rã. Các khái niệm có vai trò trụ cột, quy phạm của văn học một thời như phản ánh, chức năng, nguồn gốc văn nghệ, tính giai cấp, tính nhân dân, văn nghệ phục vụ chính trị, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, điển hình, tính chân thật, tính đơn nghĩa … bị hoài nghi, lý luận văn học bị làm rỗng nội dung và mất dần hiệu lực. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên cái mà không ít người gọi là “khủng hoảng lý luận” …”. Làm thế nào để thoát khủng hoảng? Trần Đình Sử đề xuất: “Để xây dựng một nền lý luận văn học theo hình thái mới và để cho lý luận văn học Việt Nam tiến kịp bước tiến chung của thời đại … hơn lúc nào hết cần tạo điều kiện giao lưu rộng rãi về lý luận văn học, tạo điều kiện cho những người làm lý luận được học tập, sáng tạo lý luận theo thiên hướng của mình …”.

Riêng phần mình, Trần Đình Sử quyết định chọn lĩnh vực ông cho là quan trọng hàng đầu; ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, ông đã chọn thi pháp học như là hướng đi chủ yếu của ông vào khoa học văn học. Từ ấy cho đến nay, ông đã là tác giả của gần 400 công trình lớn nhỏ, bao quát nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhưng nòng cốt là những chuyên luận và tiểu luận nghiên cứu thi pháp học, có thể chia thành ba nhóm:

Lịch sử thi pháp học

Lý thuyết về thi pháp học

Nghiên cứu thi pháp tác giả, tác phẩm, thi pháp thời đại văn học.

Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật. Mà trong nghệ thuật, thì nội dung hoàn toàn hóa thân vào hình thức, nên hình thức nghệ thuật là đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu của thi pháp học. Trần Đình Sử tiếp cận thi pháp học từ quan điểm hiện đại, khác với thi pháp học cổ điển, không có tham vọng xác lập một hệ thống điển phạm dùng để đánh giá nghệ thuật, không xem nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên, bắt chước thực tại, mà xem tác phẩm nghệ thuật như một sáng tạo in đậm dấu ấn của chủ thể tác giả, và tiếp cận tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật, tìm mọi cách khắc phục một cách triệt để nhất sự chia tách giả tạo nội dung và hình thức.

Ở bình diện chỉnh thể nghệ thuật như vậy, Trần Đình Sử để xuất ba phạm trù chủ chốt là “hình thức quan niệm”, “quan niệm nghệ thuật về con người” và “thế giới nghệ thuật”. Đây là sáng tạo độc đáo của ông. Ông coi “hình thức quan niệm”, khác với hình thức bề ngoài, ngẫu nhiên của sự vật; đây là hình thực bên trong, thể hiện lô gích của hình thức và tạo ra hình thức. Nó vừa là hình thức của khách thể thẩm mỹ được tạo ra trong tác phẩm, vừa là hình thức của chủ thể, được chủ thể (tức người nghệ sĩ) sử dụng để sáng tạo và cảm nhận thế giới. “Quan niệm nghệ thuật về con người” là thể hiện sâu đậm cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, lại vừa mang dấu ấn của loại hình lịch sử. Chính qua khái niệm then chốt này được Trần Đình Sử đề xuất, lý luận về thi pháp học của ông đã có ảnh hưởng rộng rãi tới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam. Đề xuất về phạm trù “thế giới nghệ thuật” cũng là một cống hiến quan trọng của Trần Đình Sử. Thế giới nghệ thuật vừa giống với thế giới bên ngoài, vừa là thế giới của một quan niệm nghệ thuật. Nó vừa là một thế giới sống động, vừa là một mô hình thế giới. Nó vừa tồn tại trong chất liệu của văn bản như một đối tượng vật chất, hiện hữu, vừa tồn tại trong ý thức của độc giả như một khách thể tinh thần.

Ở cấp độ văn bản hình tượng, Trần Đình Sử tiếp cần sáng tác văn học từ hai bình diện tổ chức chủ quan, trong đó ông thường sử dụng các khái niện “hình tượng tác giả”, “kiểu tác giả”, “kiểu nhà thơ”, có hình tượng tác giả của thể loại văn học, lại có kiểu tác giả trung đại, cận đại, hiện đại … ; và bình diện tổ chức khách quan thường được mô tả chủ yếu bằng hai phạm trù không gian và thời gian nghệ thuật, v.v.

Như vậy có thể thấy Trần Đình Sử đã tạo ra một hệ thống dày đặc các khái niệm và phạm trù thi pháp học, trao cho chúng những nội hàm xác định, xây dựng được một tòa nhà thi pháp học bề thế, cân đối và hoàn chỉnh. Trong hệ thống thi pháp học đó của ông, hoạt động nghệ thuật là hoạt động của chủ thể, thế giới nghệ thuật là thế giới của chủ thể người nghệ sĩ. Một thế giới nghệ thuật như một chỉnh thể vừa cực kỳ đa dạng vừa thuần nhất. Trần Đình Sử đã khắc phục tận gốc sự chia cắt cứng nhắc, giả tạo hình thức và nội dung từng tồn tại dai dẳng bao nhiêu năm kìm hãm lý luận và cả sáng tác văn học ở ta.

Những ai từng làm quen với trường phái hình thức Nga nổi tiếng với những Tynhianov, Skhlovski, Lotman, Bakhtin, Gatsev, Propp … hẳn có thể nhận thấy dấu ấn của nền khoa học văn học Nga trong các tư tưởng và công trình của Trần Đình sử. Tuy nhiên Trần Đình Sử không mô phỏng, bắt chước bất kỳ hệ thống lý thuyết nào của các học giả kể trên. Ông tiếp thu các lý thuyết hiện đại, biến chúng thành tri thức, sử dụng chúng như công cụ khám phá chất liệu là văn học dân tộc, Việt hóa chúng triệt để, để sáng tạo ra thi pháp học mang hồn vía của riêng minh, tạo ra một hệ thống lý thuyết làm việc, giúp cho việc sử dụng thuận tiện và thiết thực. Chính điều đó giải thích vì sao hơn ba chục năm nay các công trình nghiên cứu thi pháp học của Trần Đình Sử có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến thế đối với giới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam.

Năm 2015, Trần Đình Sử được Hội Nhà văn Hà nội trao giải thưởng cho một tác phẩm có cái tên rất tiêu biểu “Trên đường biên của lý luận văn học”. Tiến ra đường biên, tiếp cận ngoại biên. Chúng ta biết, trong quan hệ với trung tâm, ngoại biên là lãnh địa của thể nghiệm, mạo hiểm, đòi hỏi sự can đảm của người trí lữ, nó là hiện thân của sự canh tân đầy hấp dẫn. Như đã thấy, nhà lý luận văn học Trần Đình Sử đã luôn vươn đến đường biên của một lĩnh vực đầy khó khăn, nhạy cảm. Hôm nay, lần nữa, ông lại đến chạm đến những đường biên với những công trình mới về văn học với ký hiệu học, với tự sự học, với giải cấu trúc, với lý thuyết về diễn ngôn và bước ngoặt của nó. Chúng ta chờ đợi những khám phá mới của ông,

Là một trí thức dấn thân trong khoa học, Trần Đình Sử cũng không ngại cất lên tiếng nói phản biện xã hội dũng cảm, trung thực, tiếng nói đầy trọng lượng của ông có tiếng vang lớn. Ông là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, văn hóa học, là kẻ sĩ luôn tiến lên phía trước. Chúng ta trân trọng chúc mừng ông.

Thưa quý vị,

Thưa các bạn,

Người nhận giải Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục năm nay là một người đang sống ở Pháp, nhưng hết sức quen biết và gần gũi với độc giả Việt Nam, nhà văn hóa Cao Huy Thuần. Những tác phẩm của ông, hầu hết đều đã được xuất bản ở Việt Nam, đều được người đọc ở trong nước đón đợi, và có thể nói mỗi lần đều được coi như là một sự kiện. Ông sinh ở Quảng Ngãi nhưng quê gốc Huế, thuộc thế hệ những nhà trí thức và hoạt động văn hóa xuất hiện ở miền Nam đầu những năm 1960, đã tham gia cuộc vận động chống áp bức, đòi hòa bình, phát huy văn hóa dân tộc trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt thời bấy giờ. Năm 1964, khi là giảng viên Đại học Huế, ông chủ trương tuần báo Lập trường, tiếng nói đấu tranh chống độc tài, hướng tới một đất nước thống nhất, tự do và dân chủ.

Du học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam 1857-1914 vào năm 1969 tại Paris, ông trở thành Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về cộng đồng châu Âu của Đại học Picardie và là giáo sư giảng dạy môn chính trị học tại đây. Hơn bốn thập niên qua, giáo sư Cao Huy Thuần được biết đến như là nhà nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo, luật học và chính trị học. Những công trình của ông về mặt này đã xuất bản ở trong nước có Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và ta (triết lý luật và tư tưởng Phật giáo), Giáo sĩ thừa sai và chính sách của Pháp tại Việt Nam (1857-1914), Từ Đông sang Tây, Tôn giáo và xã hội hiện đại.

Đặc biệt có thể nói Cao Huy Thuần là một trong số ít nhà nghiên cứu và quảng bá văn hóa Phật giáo được công chúng đón nhận rộng rãi nhất hiện nay.

Cũng lại đặc biệt có thể nói khó có thể nhầm khi cầm một cuốn sách của Cao Huy Thuần lên tay. Thấm đẫm trong mỗi trang viết của ông là niềm ưu tư về nhân sinh và thế cuộc, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, tất nhiên tập trung nhất là về chính mảnh đất quê hương này mà ông thiết tha và trăn trở yêu và từng ngày chiêm nghiệm, lo lắng không chỉ trước những suy đồi trong đời sống văn hóa và giáo dục của đất nước, mà cả những biểu hiện khủng hoảng tinh thần và hiểm nguy có tính chất toàn cầu, Cao Huy Thuần tha thiết muốn truyền trao cho con người, cho nhân dân của mình, trước hết là cho thế hệ trẻ những giá trị tinh thần của dân tộc và của nhân loại làm sức mạnh giúp họ đứng vững khi đối mặt với những tác động của một thế giới có nguy cơ sa vào vực thẳm của tuyệt vọng. Lời nói của ông thống thiết mà tinh tế, uyên bác mà giản dị và gần gũi, cao vời mà thầm thỉ tâm sự, nhẹ nhàng và uyển chuyển, lúc như thỏ thẻ lúc như đùa bỡn, không hề lên giọng răn dạy, tạo sức thuyết phục nhẹ và sâu. Tác phẩm của ông kết hợp hài hòa hình tượng với triết lý, ngôn ngữ khoa học với ngôn ngữ nghệ thuật, chất trí tuệ với giọng điệu tình cảm, nên dễ tìm được sự đồng cảm của người đọc nhất là các bạn trẻ đang băn khoăn bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Tinh hoa văn hóa Phật giáo đươc ông vận dụng linh hoạt để soi chiếu vào thực trang đời sống và tìm lời giải cho những vấn đề bức xúc của xã hội như sự xúc xiểm, thói bội bạc, ước muốn trả thù … ; từ đó khuyến khích tình hòa ái, lòng khoan dung, sự bền chí.

Văn của Cao Huy Thuần là một thứ văn rất có duyên. Các tản văn của ông tập họp trong các cuốn sách sâu sắc về nội dung, nhuần nhị về nghệ thuật, như Nắng và hoa, Thế giới quanh ta, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò, Nhật ký sen trắng, Sợi tơ nhện, Đến với Phật cùng tôi đã thật sự gõ cửa được tâm hồn con người, có lẽ bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa: ông là một nhà văn hóa và nhà giáo dục luôn vững tin rằng mặc dầu tất cả, trong tận cùng của mỗi con người vẫn không bao giờ mất đi những hạt mầm của phẩm hạnh. Cao Huy Thuần là người tin rằng chức năng thiêng liêng của nhà giáo dục là luôn giữ vững niềm tin ở những hạt mầm tốt đẹp ấy và bằng mọi cách kiên trì đánh thức nó dậy. Chúng ta cám ơn Cao Huy Thuần vì bài học quý đó.

Thưa quý vị,

Chúng ta rất tiếc về sự vắng mặt vì lý do sức khỏe của người nhận giải Việt Nam học năm nay, giáo sư Alexander Woodside từ Canada. Tuy nhiên chúng ta sẽ được nghe diễn từ của ông, cực kỳ súc tích và sâu sắc.

Alexander Woodside đến với Việt Nam học rất sớm, như ông nói, khi ở khu vực tiếng Anh lĩnh vực này còn thực sự “sơ khai”. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói ông đã tham gia vào sự khai sinh ngành học này ở Hoa Kỳ và Canada. Con đường đến với Việt Nam học của ông cũng rất độc đáo. Khi trình luận án tiến sĩ Việt Nam và mô hình Trung Hoa, ông nói ông hy vọng “sự phổ biến kiến thức về Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phản đối của công chúng đối với cuộc chiến tranh khủng khiếp mà Lyndon Johnson và Richard Nixon đang gây ra ở Việt Nam”. Về sau ông lại sẽ nói nếu được viết lại cuốn sách bắt nguồn từ luận án tiến sĩ đó vốn là một nghiên cứu chính trị về giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1847 của triều nhà Nguyễn, thì ông sẽ thay đổi tên sách. Ông cho rằng tính từ “Trung Hoa” ở đây là không thích hợp. Cần đặt Việt Nam vào một bối cảnh văn hóa rộng lớn hơn nhiều. Việt Nam thời tiền sử là một phần của thế giới cổ đại Đông Á bao gồm cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Và, Woodside nói, “quả thật không có một “mô hình” [Trung Quốc] nào trong thế giới cổ đại này. Người Đông Á chia sẻ một môi trường triết học, chính trị, tôn giáo phức tạp và đa nguyên, có nhiều sự đa dạng phong phú các khả năng sáng tạo mà chúng ta gần đây mới bắt đầu hiểu đúng giá trị. Vì vậy. nếu được viết lại, tiêu đề tôi sẽ chọn là “Việt Nam và những cảm hứng cổ điển””. Đây là một phát hiện có tính đính chính quan trọng. Nhận xét về Woodside, Liam Kelley cho rằng so với John Whitmore cùng xử lý về một đề tài tương tự là ‘Việt Nam và mô hình thể chế Trung Hoa’, thì cách tiếp cận của Woodside độc đáo hơn. Khác với nhiều tác giả Pháp cho rằng văn hóa và xã hội Việt Nam về cơ bản là tương tự như xã hội và văn hóa Trung Hoa, Woodside nhận thấy người Việt Nam không làm theo mô hình (Trung Hoa) đó một cách chặt chẽ. Khảo sát và kiểm tra cấu trúc và chức năng của chính quyền nhà Nguyễn, ông nhận thấy ‘mô hình Trung Hoa’ không thật sự phù hợp với Việt Nam nhưng triều Nguyễn vẫn cố gắng áp dụng nó (một cách gượng ép). Keith Taylor thì cho rằng cách nhìn của Woodside là ‘đặc biệt cần thiết, nó cho thấy (Việt Nam) “vừa là một cá thể tách biệt của nền văn minh vừa là một thành viên của hai thiên niên kỷ trước thế kỷ thứ XX”. Phải chăng điều này càng có ý nghĩa đặc biệt trong ý tưởng về thoát Trung của chúng ta hiện nay. Chúng ta, từ hai thiên niên kỷ trước, vốn ở trong một môi trường văn hóa, chính trị rộng lớn hơn cái gọi là “mô hình Trung Hoa” rất nhiều.

Năm 1976, Woodside cho xuất bản tác phẩm Cộng đồng và cách mạng ở nước Việt Nam hiện đại, nghiên cứu những nỗ lực của Việt Nam trong nửa đầu thế Kỷ XX nhằm tạo ra những “cộng đồng có tổ chức” hướng đến mục tiêu chung là độc lập với thực dân. Đến năm 2006 ông viết cuốn Những tính hiện đại bị đánh mất: Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, và những rủi ro của lịch sử. Woodside nói rằng cuốn sách được viết trong cảm hứng “sám hối” hậu thực dân. Có những giá trị mà các xã hội phương Tây coi là rất hiện đại của họ, kỳ thực đã từng tồn tại từ rất xa xưa trong các xã hội Đông Á. Chẳng hạn như cơ chế tuyển dụng viên chức chính quyền qua các hệ thống thi cử, mà lịch sử Việt Nam là một ví dụ sinh động.

Alexander Woodside không chỉ là người thầy đáng kính về lịch sử Việt Nam, ông là học giả thách thức mọi người, trong đó có cả chính chúng ta, trong suy nghĩ về quá khứ của Việt Nam, kích thích cách tiếp cận lịch sử Việt Nam trên một nền tảng rộng lớn hơn – từ vị trí của nó ở Đông Nam Á, đến vị trí của nó trong thế giới văn hóa Á Đông, và cuối cùng vị thế của nó trong lịch sử thế giới. Đấy thật sự là một quan điểm có tính đột phá, có thể mở ra nhiều chân trời mới của Việt Nam học. Chúng ta trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với Alexander Woodside vì tình yêu với Việt Nam và phát hiện mới mẻ của ông.

Thưa quý vị và các bạn,

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi được một chặng đường dài mười năm, theo tôn chỉ của người dẫn đường sáng chói Phan Châu Trinh, tạo nên được có thể nói một phong tục văn hóa mới tốt đẹp trong đời sống xã hội của chúng ta, phong tục tôn vinh những đóng góp xứng đáng cho sự giữ gìn và phát triển văn hóa nước nhà, khôi phục và tôn vinh những danh nhân văn hóa của Việt Nam thời hiện đại vì những điều kiện đặc biệt nào đó mà có phần bị lãng quên.

Điểm lại chặng đường mười năm của giải Văn hóa Phan Châu Trinh, chúng tôi muốn trước hết bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đối với các vị đã nhận giải trong những năm qua và hôm nay, chính sự nghiệp sáng tạo, thành tựu và nhân cách của các vị đã tạo nên giá trị, uy tín và tiếng vang của giải chúng ta trong xã hội.

Xin cám ơn tất cả quý vị và các bạn.

( Nguồn: Văn Việt)

Diễn từ nhận Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2017

  •   CAO HUY THUẦN

Diễn từ nhận Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2017

Kính thưa Bà Chủ Tịch và Hội Đồng Giải thưởng Văn Hóa Phan Châu Trinh,

Kính thưa Quý Vị,

Thưa bạn bè, anh chị thân mến,

Tôì rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ “sự nghiệp” không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội Đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.

Có lẽ câu nói vừa rồi của tôi là một cân nói đùa để che giấu cảm động. Nhưng quả thực,  đó là một câu nói tâm tình, bởi vì có khi người ở xa cảm thấy mình là Việt Nam hơn lúc ở gần. Ở gần thì ai cũng giống ai. Ở xa thì thường xuyên thấy mình khác với xung quanh. Chính cái khác đó tạo ra cái mà ta gọi là bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Người ở xa không phải chỉ tha thiết với bản sắc như một khái niệm trừu tượng. Người ở xa thấy mình ăn, mặc, thương, ghét, nói, cười với cái bản sắc ấy cụ thể như cái bóng đi theo cái hình.

Tôi biết tôi động đến một khái niệm khó định nghĩa. Có người nói đó là một khái niệm không khoa học. Có người nói đó là một khái niệm ý thức hệ. Tuy vậy, có ai dám nói rằng không có bản sắc? Có ai không tự đặt ra cho mình câu hỏi đầu tiên: “tôi là ai?” Câu hỏi đặt ra là vì có “tôi” và có “người khác”. Không có “người khác” thì không có “tôi”. Rồi tôi lại tự hỏi: tôi là tôi vì tôi nhìn tôi như thế, hay tôi là tôi vì như thế người khác nhìn tôi? Nếu tôi nhìn tôi qua cái nhìn của người khác, phải chăng có người khác giữa tôi với tôi? Câu hỏi ấy chảy máu trong lòng người ở xa. Tôi xa tôi rồi chăng?

Câu hỏi ấy cũng cần chảy máu trong lòng một dân tộc khi dân tộc ấy vọng ngoại. Khi dân tộc ấy không còn thấy cần thiết phải đặt ra câu hỏi “tôi là ai?”. Khi dân tộc ấy không biết mình là khác. Khi dân tộc ấy nhập nhằng giữa tôi và người. Tôi khác anh: bản sắc bắt đầu tự định nghĩa với khẳng định quyết liệt ấy. Với chữ “khác”. Khác! Như một tiếng quát. Quát vào mặt kẻ nào muốn đồng hóa. Như một tiếng sấm. Sấm trong lịch sử. Nổ trong Bình Ngô Đại Cáo:

Như nước Đại Việt ta từ trước 

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 

Nước non bờ cõi đã chia 

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Cái gì là cốt lõi trong cái “khác” đó? Văn hiến. Văn hóa. Và cái gì là cốt lõi trong văn hóa? Phong tục. Anh đừng đem Khổng Mạnh ra để nói với tôi rằng tôi giống hệt anh, tôi là con đẻ của anh. Văn hóa của tôi không phải là văn hóa của anh bởi vì phong tục của tôi không phải là phong tục của anh. Và thế nào là phong tục? Là cách sống. Văn hóa là cách sống. Là cách ăn cách mặc. Là nước mắm. Là tiếng ru em. Là ca dao. Là lễ hội. Là chùa chiền. Là làng xóm. Là thói quen. Là ký ức chung. Là ý thức tập thể. Là tất cả những gì liên quan đến đời sống của một dân tộc, vật chất cũng như tinh thần. Nói “phong tục” là lấy cái khác nhất của Đại Việt so với chàng kia mà nói, chứ “phong tục” chính là “văn hiến” đã đại cáo ở trên. Và văn hiến ấy, Đại Việt ta đây đã có “từ lâu”, nghĩa là đã đi vào lịch sử, nghĩa là đã truyền lại đời này qua đời kia, truyền từ khi nhà ngươi tưởng đã nuốt sống ta trong ngót ngàn năm dằng dặc.

Trên thế giới, không có một nước nào so được với Đại Việt về cái rễ văn hóa sâu thẳm ấy. Châu Âu muốn so với ta? Châu Mỹ muốn so với ta? Có nước nào trong các bạn đẻ ra được, duy trì được, củng cố được, truyền thừa được, ấp ủ được một cái trứng văn hóa trong suốt ngàn năm đồng hóa trước khi có bờ cõi? Bản sắc là cái gì nếu không phải là cái trứng kỳ lạ ấy? Cho đến thế kỷ 18, các bạn ở châu Âu mới thấy xuất hiện cái tư tưởng rằng văn hóa là cái “tinh yếu” (“essence”) dính chặt vào một dân tộc, và từ đó mỗi dân tộc có một “thần khí” (“génie”) riêng biệt, khác với các dân tộc khác. Nhưng lúc đó các bạn đã có bờ cõi, đã thành lập xong cái mà lịch sử gọi là Etat-Nation, dân tộc nào có Nhà nước ấy. Trong bờ cõi đã phân chia ranh giới địa dư, các bạn mới xây dựng dân tộc văn hóa song song với dân tộc chính trị. “Dân tộc nào có bờ cõi ấy” và “dân tộc nào có văn hóa ấy”, hai tư tưởng đó củng cố lẫn nhau. Nghĩa là lúc đó các bạn chưa có một văn hóa dân tộc, các bạn phải lần hồi xây dựng văn hóa đó, khác với Đại Việt đã có cái trứng văn hóa từ lâu trước khi nở ra thành rồng Thăng Long. Cho nên chúng tôi không phải đợi cho đến thế kỷ 18, 19 mới quan niệm, như các tư tưởng gia ở Đức, văn hóa là cái “hồn” của mỗi dân tộc, là “Volksgeist”. Định nghĩa chính xác cái “hồn” ấy là gì, đúng là khó. Nhưng khó, không có nghĩa là phủ nhận cái “hồn”. Bởi vì không có hai dân tộc nào cùng có một văn hóa giống hệt nhau. Nếu có tình trạng đó thì cả hai chỉ có thể hợp thành một dân tộc. Vì vậy, vì mỗi văn hóa có một sắc thái đặc biệt, văn hóa quyết định bản sắc của mỗi dân tộc. “Tát cạn văn hóa ra khỏi một dân tộc – nghĩa là tát cạn ký ức và sắc thái độc đáo ra khỏi dân tộc đó – tức là giết chết dân tộc đó”. Tôi mượn câu nói ấy của Milan Kundera.

Với cái “hồn” ấy, tôi hiện hữu, tôi là tôi. Tôi nhận máu huyết từ trong đó. Tôi thở với hơi thở ấy. Nhưng cái đầu của tôi dạy rằng văn hóa là một khái niệm động, vừa như thế, vừa bìến chuyển với thời gian. Không văn hóa nào sống biệt lập, tách biệt với các văn hóa khác. Chung đụng, tiếp xúc với nhau, các nền văn hóa ảnh hưởng lên nhau, mỗi cái “tôi” của văn hóa này phải vừa canh chừng để đừng bị “cái khác” làm biến chất, lại vừa bị quyến rũ bởi “cái khác” khi nhận ra “cái khác” có những ưu điểm mà mình không có, cái “tôi” của mình có những nhược điểm mà mình cứ gối đầu lên ngủ, bất kể nhục vinh. Và như vậy, tôi vừa là con cháu của Nguyễn Trãi, vừa là con cháu của Phan Châu Trinh. Của Phan Châu Trinh khi Tây Hồ rơi vào thân phận Việt kiều, làm “người Việt ở nước ngoài”. Nhưng chính nhờ ở nước ngoài mà ông chạm mắt vào “cái khác” và ông thấy cái nô lệ nằm ngay trong văn hóa. Tôi mượn một câu của anh Vĩnh Sính, người bạn học giả mà tác phẩm từng được giải Phan Châu Trinh: “So với những trí thức cùng thời, kể cả Phan Bội Châu, tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh có điểm nổi bật là rất bén nhạy về điều hay cái lạ ở nước ngoài cũng như về những nhược điểm về văn hóa và xã hội mà con người Việt Nam cần khắc phục”. Từ đó mà bật ra phương châm “dân khí”, “dân trí”. Và dân chủ. Và dân chủ. Phan Châu Trinh là sĩ phu đầu tiên hô hào dân quyền. Huỳnh Thúc Kháng nói thế. Anh Vĩnh Sính tiếp theo: “Bởi vậy, khi đọc lại những lời Tây Hồ viết vào đầu thế kỷ trước, ta vẫn nghe sang sảng tựa hồ như tiên sinh đang đăng đàn diễn thuyết đâu đây”.

Tôi đang nghe sang sảng bên tai những Lư Thoa, những Mạnh Đức Tư Cưu, những Vạn Lý Tinh Pháp, những Khai Sáng Thế Kỷ, những Tuyên Ngôn Nhân Quyền. những tư tưởng mới làm choáng ngợp cái đầu rạng đông của Phan Tây Hồ. Chỉ giới hạn trong quan niệm về dân tộc mà tôi đang nói đây, tôi nghe sang sảng, như tiên sinh đã nghe, định nghĩa bất hủ của Renan, trong đó vừa có Nguyễn Trãi của tôi, vừa có Phan Châu Trinh của thời đại mới, vừa có quá khứ vừa có hiện tại, vừa có Herder của Lãng Mạn Đức, vừa có Rousseau của “Khế ước xã hội”:

“Dân tộc là một linh hồn, một nguyên tắc tâm linh. Hai yếu tố, thật ra chỉ là một, tạo nên linh hồn ấy, nguyên tắc ấy. Yếu tố thứ nhất nằm trong quá khứ, yếu tố thứ hai nằm trong hiện tại. Yếu tố thứ nhất là cùng có chung một gia tài kỷ niệm phong phú, yếu tố thứ hai là sự thỏa thuận hiện tại, ý muốn cùng sống, hoài bão cùng tiếp tục khai triển gia tài chung đã nhận. Con người không tự nhiên mà thành người. Một dân tộc, cũng như một cá nhân, là thành quả của một quá khứ lâu dài làm bằng nỗ lực, bằng hy sinh, bằng tận tụy. Thờ kính tổ tiên là chính đáng hơn tất cả; chính tổ tiên làm chúng ta thành ra chúng ta. Một quá khứ anh hùng, những vĩ nhân, vinh quang, đó là cái vốn xã hội trên đó ta tạo dựng một ý tưởng dân tộc. Cùng có những vinh quang chung trong quá khứ, một ý chí chung trong hiện tại, đã cùng nhau làm nên những công việc to lớn, vẫn còn muốn làm như thế nữa: đó là những điều kiện thiết yếu để là một dân tộc. Hy sinh đã làm càng cao, khổ sở đã chịu càng lớn,  thương yêu càng nhiều. Ta thương cái nhà mà ta đã xây và đã truyền lại. “Ta bây giờ là hình ảnh của cha ông ngày trước; ta ngày mai sẽ là hình ảnh của cha ông ngày nay”, câu hát đó của dân Sparte ngày xưa đơn giản như thế nhưng tóm tắt được thế nào là tổ quốc”. 

Và đây là hiện tại được nhấn mạnh. Hiện tại mà Phan Châu Trinh hoài bão qua hai chữ “dân quyền”:

” Như vậy, một dân tộc có một quá khứ, nhưng tóm gọn trong hiện tại bằng một sự việc cụ thể: thỏa thuận, ý muốn tiếp tục cùng sống chung được biểu lộ rõ ràng. Dân tộc là một cuộc bỏ phiếu hồ hởi hằng ngày”. 

“Một cuộc bỏ phiếu hồ hỡi hằng ngày”. “Un plébiscite de chaque jour”: lịch sử nước Pháp ghi khắc câu nói ấy. Lịch sử của các nước tiến bộ văn minh cũng ghi khắc câu nói ấy. Bởi vì câu nói ấy chứa đựng tất cả tinh túy của một văn hóa, một văn minh không riêng của một dân tộc nào mà chung cho cả mọi dân tộc. Vì câu nói ấy, vì tinh túy trong ý nghĩa của nó, mà Phan Châu Trinh khác Phan Bội Châu. Đất nước độc lập, không phải chỉ đuổi lũ cướp nước là xong. Phải đuổi cái nô lệ ra khỏi cái đầu. Bạo lực có thể đạp đổ bạo lực. Nhưng bạo lực nào cũng có khuynh hướng thay thế bạo lực cũ để thống trị bằng cách nô lệ hóa cái đầu. Phan Châu Trinh đã đi trước thời đại bằng lời lẽ thống thiết kêu gọi phải thắp sáng cái đầu của người dân. Bởi vì thời độc trị của vua chúa đã qua rồi. Cái nguyên tắc mà Renan gọi là “tâm linh” (“spirituel”) không có gì là siêu hình cả, trái lại rất cụ thể. Đó là người dân. Mỗi người dân. Mọi người dân. Mỗi người dân nắm vận mệnh của mình và của dân tộc mình. Bằng thỏa thuận. Như thỏa thuận khi ký một hợp đồng. Dân tộc là linh thiêng, bởi vì trong lòng mỗi người dân đều có cái “hồn” của tổ tiên, nhưng dân tộc chỉ trường tồn trong hiện tại, trong tương lai, khi chính người dân, chứ không phải một ai khác trên cao xanh, cùng nhau thỏa thuận về vận mệnh của đất nước. Sự thỏa thuận ấy, tất nhiên biểu lộ bằng lá phiếu, và lá phiếu chỉ là lá phiếu khi trung thực. Không có trung thực thì không có thỏa thuận. Nhưng chữ “plébiscite” của Renan không có nghĩa tầm thường của một cuộc trưng cầu dân ý. Bởi vì trưng cầu dân ý cụ thể là con số: 51%, 65%, 70%, vân vân. “Plébiscite”, trong cái nghĩa của Renan, không phải đo bằng con số. Đo trong lòng người, người dân nào cũng biết đo và đo rất chính xác, trung thực. Siêu hình chăng? Cam đoan không. Cứ hỏi mỗi người Việt Nam có biết đo không, câu trả lời sẽ rất giản dị. Đừng dối nhau làm gì, có thời chúng ta đã từng nghe: cái cột đèn cũng muốn đi. Và bây giờ lại nghe nói: ai có chút tiền đều một chân trong chân ngoài. Một dân tộc sống với cái đầu hoài nghi, cái chân bỏ phiếu, là một dân tộc đang tự thắp nhang cho mình, làm mồi cho cú vọ. Nếu ai có chút tiền đều muốn đưa con ra ngoài để học rồi để ở lại, thì tim đâu để máu chảy về? Thì đâu còn định nghĩa được tôi là ai? Thì lấy người khác làm mình. Thì đâu là “dân khí”? Cái “hồn” nằm ở đâu?

Ngoại xâm trước mắt đâu phải chỉ lấn đất lấn biển. Nó lấn cái đầu. Cái đầu ấy, ngoại xâm muốn ta giống nó. Nó rất sợ ta khác nó. Nó muốn ta giống nó bằng văn hóa, bằng ý thức hệ. Nó sợ ta khác nó với Phan Châu Trinh. Bởi vì chỉ cần ta định nghĩa ta là Phan Châu Trinh, ta có cái đầu văn hóa mở ra với những chân trời khác, những bình minh khác cùng sáng lên hai chữ “dân quyền”, chỉ cần thế thôi, chỉ cần cái đầu văn hóa ấy thôi, vận mệnh của đất nước Việt Nam sẽ đổi khác về mọi mặt, bắt đầu là mặt chiến lược. Vì sao? Vì định nghĩa ai là bạn ai là thù bắt đầu từ đâu nếu không phải là từ anh khác tôi, tôi khác anh của Nguyễn Trãi?

Chỉ cần thế thôi, một bước ấy thôi, dân tộc chờ đợi từ thời Phan Châu Trinh. Chỉ cần một câu trả lời với Renan: Vâng, đúng thế, dân tộc là sự giao thoa của hai thỏa thuận song song: thỏa thuận giữa người dân với nhau cùng sống cùng chết trên cùng mảnh đất của tổ tiên; thỏa thuận giữa người dân với chính quyền để cùng nhau đảm đương việc nước. Một bước. Cả vận mệnh nằm trong một bước. Bước đi! Cái “tôi” của ngày nay, cái “ta” kiêu hùng, cả tổ tiên nằm trong môt bước.

Thưa Quý Vị,

Bạn bè anh chị thân mến,

Trong tâm tình trên đây của tôi về dân tộc, tôi xin được kết thúc, rất ngắn, với chút tâm tình về đạo Phật của tôi, vì hai tâm tình chỉ là một, hòa quyện vào nhau trong toàn bộ chữ viết của tôi. Có lần trả lời cho báo Lao Động, tôi nói: tất cả những gì tôi viết đều là thư tình, tình thư tôi gửi về quê hương, dù khi nói về đời, dù khi nói về đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng, và hoa trắng đã thành hoa hồng. Đó là hoa hồng tôi hiến tặng cho đất nước của tôi từ xa.

Dân tộc tôi, nếu muốn định nghĩa về bản sắc của mình, không thể không nói đến đạo Phật. Vì đạo Phật thiết yếu như vậy cho sự sống còn văn hóa của dân tộc tôi, nếu chùa chiền biến chất trong một hiện tại đầy hoài nghi về văn hóa và giáo dục này, nếu đạo Phật cũng héo hon theo, thì cái hồn của quá khứ cũng tủi, mà hiện tại cũng bơ vơ bản sắc. Như một con én không để mất mùa xuân, tôi không muốn thấy đạo Phật của dân tộc tôi bị lão hóa với thời đại kim tiền, tôi muốn đạo Phật của tôi vẫn là nhựa sống của tuổi trẻ, của các bậc cha mẹ, của mọi gia đình. Nhựa ấy muôn đời vẫn thế, vẫn còn đấy, nhưng để làm cho nó chảy trong cành tươi, con chim nhỏ bị gai đâm chỉ còn biết chảy máu theo mà thôi, trong chữ viết.

Trung thành với đạo Phật của tôi, trung thành với dân tộc của tôi, tất cả những gì tôi viết, dù là nước mắm, dù là tương chao, dù là văn hóa, dù là giáo dục, đều nhắm đến một lý tưởng, lý tưởng của Phan Châu Trinh: Tiến Bộ. Đừng tưởng đạo Phật không cần tiến bộ. Không tiến bộ thì xa lìa đời sống. Còn dân tộc, khỏi nói, không tiến bộ thì thế giới đạp lên xác pháo. Nhưng đạo Phật biết một cái rất quý nói trong kinh Pháp Hoa: một viên ngọc giấu trong áo cũ. Áo cũ phải thay, viên ngọc vẫn giữ. Dân tộc của tôi, nghẹn ngào mà nói, có ngọc quý mà không giữ, lấy cuội của người làm ngọc của mình, gắn lên vương miện.

Thôi, tôi xin kết luận thôi. Tôi định nghĩa thế nào đây về tôi? Tôi là ai? Dân tộc tôi là ai? Là gì? Là thế nào? Nếu không định nghĩa được bằng khẳng định, thôi thì ta tạm định nghĩa bằng phủ định: Tôi không phải như thế này, tôi đáng lẽ phải là thế khác. Dân tộc tôi xứng đáng hơn thế này. Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tổ tiên.

Vô cùng cám ơn Quý Vị.

( Nguồn: VV)

Thủ tướng yêu cầu kỷ luật việc bổ nhiệm người nhà

bbc

Thủ tướng Nguyễn Xuân PhúcBản quyền hình ảnhTUOI TRE
Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh thành xem xét, xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong tuyển dụng, bổ nhiệm.

Lâu nay tại một số địa phương diễn ra tình trạng quan chức bổ nhiệm người thân vào các vị trí trong bộ máy chính quyền.

Trang tin Chính phủ cho hay ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh thành báo cáo thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2017 về việc xem xét kỷ luật sai phạm trong lĩnh vực này.

Riêng biệt, ông yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét có hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và báo cáo trước ngày 30/4.

Khi Tổng thống phong cho vợ làm phó

Những chính sách tích cực từ chính phủ Việt Nam?

Truyền thông trong nước từng đưa tin tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vị cục trưởng đưa vợ vào làm trưởng phòng thanh tra và sau đó cũng đề nghị quy hoạch bà này làm cục phó, trong khi em vợ cục trưởng cũng giữ vị trí kiểm tra thuế viên…

Trước đó cũng có cáo giác Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đưa người thân giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan của tỉnh, điều ông bí thư bác bỏ.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, bị cáo buộc bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Tài nguyên – Mội trường cho em bà là ông Phạm Sỹ Quý.

Bà Trà cũng phản bác rằng “đây là quyết định của tập thể Thường trực Tỉnh uỷ và Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Yên bái, theo quy trình cực kỳ chặt chẽ” và không ưu ái em bà.

Đây không phải lần đầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo về việc bổ nhiệm sai nguyên tắc trong cơ cấu chính quyền.

Ngay từ khi mới nhậm chức, tháng 8/2016 ông đã nhấn mạnh không để chính phủ tai tiếng vì công tác cán bộ: “Việc tuyển chọn, bổ nhiệm là để tìm ra người tài chứ không phải tìm người nhà.”

Cũng từ lúc đó, ông đã yêu cầu: “Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc. Ngay ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiện đến đâu.”

Đề nghị ĐH Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo về lãnh đạo, quản trị đại học

 Thanh Niên
QTXM: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO CỦA Harvard KHÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG THÌ SAO HÈ?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường đại học Harvard /// Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường đại học HarvardẢNH: CHINHPHU.VN
Chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường đại học Harvard (Mỹ) đang thăm, làm việc tại VN.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa Đại học Harvard với các đại học của VN nói riêng và hợp tác giáo dục giữa hai nước nói chung.
Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Đại học Harvard thời gian qua, trong đó có việc các thành viên của Chương trình VN thuộc Đại học Harvard đã tích cực ủng hộ và phối hợp hiệu quả với VN tổ chức thành công chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp VN (VELP). Thủ tướng đề nghị Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ VN đào tạo về lãnh đạo, quản trị đại học…
Bà Drew Gilpin Faust bày tỏ cảm ơn Thủ tướng ủng hộ các hoạt động của trường tại VN. Bà mong muốn những chương trình giảng dạy tại Đại học Fulbright VN (FUV) sẽ trở thành mô hình hợp tác, kết nối giữa các nhà nghiên cứu, học giả VN với Mỹ. Bà vui mừng cho biết Đại học Harvard đang mở rộng hoạt động hợp tác với các đại học của VN như đang xúc tiến hợp tác với một số trường đại học y. Harvard rất chú trọng những hợp tác này và nỗ lực ủng hộ việc nghiên cứu và giảng dạy ở VN. Trường cũng quyết tâm hỗ trợ và thúc đẩy dự án FUV thành công ở VN.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: CHẲNG LẼ ÔNG CHỦ TỊCH HÀ NỘI KHÔNG CÓ LỖI TRONG VỤ TÀN SÁT CÂY XANH?

Nhân dân là mác là chông. Là sông là Núi nhưng cũng không là gì…Vâng nhân dân là thế đấy. Khi có giặc thì chúng tôi là mác là chông, là sông là biển ngăn giặc, đánh giặc, rồi hy sinh thành hàng vạn, hàng triệu những nấm mồ vô danh ở Điện Biên, ở Thạch Hãn, ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở Biển Đông, ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Còn khi yên hàn, chúng tôi chẳng là gì cả.

Xung quanh chuyện hàng loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội bị đốn hạ, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò truyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa – một người vốn đã gắn bó với Hà Nội từ những năm tháng còn bom đạn, chiến tranh ác liệt.

Sau nhiều ngày liên tục bị các nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, công luận phản đối dữ dội rốt cuộc ông Chủ tịch Hà Nội đã phải ra quyết định tạm dừng chặt cây xanh. Nhưng điều mà công luận quan tâm lúc này là ai phải chịu trách nhiệm khi có hàng trăm cây xanh lâu năm đã bị đốn hạ?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vẫn cho rằng “không có lợi ích nhóm”, cũng “không có chiến dịch đốn hạ 6.700 cây xanh ở Thủ Đô”! Nói vậy có thể tin được không?

Không có chiến dịch đốn hạ cây, tại sao lại có hàng trăm cây lớn bị chặt? Nhiều tuyến phố ngổn ngang như công trường khai thác gỗ. Và nói như một tờ báo: “Xe tải chở gỗ đi kìn kìn…”

Thời chiến tranh, bom đạn tàn phá khốc liệt, Hà Nội vẫn giữ được lá phổi xanh của mình. Bấy giờ, tôi còn là một cậu bé mà vẫn tự hào về Thủ Đô Hà Nội: “Những năm giặc bắn phá – Ba Đình vẫn xanh cây – Trăng vàng Chùa Một Cột – Phủ Tây Hồ hoa bay…”. Bây giờ, không có giặc, cũng không còn bom đạn nữa mà cây xanh thành phố Hà Nội lại bị hạ sát tàn bạo còn hơn cả những trận rải thảm của B52.

Ông Chủ tịch thành phố chỉ ra cái lỗi của Sở Xây dựng, yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc; còn ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch thành phố thì khăng khăng, “việc thực hiện thay thế cây xanh là một chủ trương đúng của thành phố, đúng quy trình, quy định của pháp luật, tuy nhiên sự việc xảy ra như những ngày qua là do thông tin chưa rõ ràng và sự nôn nóng của các nhà tài trợ trong việc chặt cây”.

Đổ lỗi cho các nhà tài trợ, trong khi chính các nhà tài trợ cho biết họ chỉ góp tiền giúp Thành phố trong việc phủ xanh cây, chứ họ không chặt cây, cũng không chọn cây và trồng cây. Điều này tôi cũng đã bàn rồi. Việc thay thế những cây mục ruỗng, thay thế những cây không phù hợp trồng ở đô thị là đúng. Nhưng điều đáng bàn và nguy hiểm ở chỗ, người ta đã mượn gió bẻ măng, lấy việc chỉnh trang cây xanh thành phố làm ngụy trang để phá hủy hàng loạt cây xanh, trong đó có những cây có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Họ ào ạt làm đêm, làm ngày theo lối chụp giật. Thực chất đây là cuộc khai thác gỗ. Nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều người dân đã lên tiếng. Có người đứng ra bảo vệ cây. Họ thắt khăn trắng cho mình và thắt khăn trắng cho cây. Họ dán khẩu hiệu lên cây: “Xin đừng chặt tôi. Tôi là cây khỏe mạnh”. Nghệ sĩ nổi tiếng Chiều Xuân vừa khóc, vừa lấy thân mình ngăn cản để giữ một cây xanh ở số nhà 65 phố Nguyễn Thái Học của chị. Rồi rất nhiều người dân khác nữa cũng đứng lên bảo vệ cây. Họ lên tiếng trên facebook cá nhân, họ comment vào các bài viết phản ánh sự kiện này. Có thể nói hàng vạn comment. Trong đó có cả những lời quá đà, không phải góp ý mà chửi rủa. Điều ấy là không nên. Nhưng sự nổi giận đến mất bình tĩnh của họ là điều có thể hiểu được.

KTS Nguyễn Hoàng Phương còn có sáng kiến rất hay, thậm chí cực thông minh làm bộ phim tài liệu “6700 người bảo vệ 6700 cây”, ghi lại những hình ảnh tàn phá cây này. Ngay lập tức 3000 người ủng hộ. Bây giờ thì thì đến 47000 người. Họ tham gia quay VIDEO clip, chứ bản thân nhóm KTS Nguyễn Hoàng Phương không thể làm nổi. Tư vấn cho bộ phim thú vị này, Đạo diễn Nhân dân Đăng Nhật Minh nói “Đây là một vấn đề đang gây nhiều bức xúc thậm chí phẫn nộ cho người dân ở Hà Nội. Việc chặt hạ để thay thế 6.700 cây xanh khác là điều không có gì để biện minh. Tôi đã đọc khá nhiều lời giải thích của những người có trách nhiệm rằng, đây là những cây không nên trồng ở Hà Nội, nguy hiểm, sâu mọt… Nhưng thực chất có phải thế không? Cũng cần phải hiểu rằng những cái cây mà người ta đã chặt ấy là một phần lịch sử của thành phố, một phần ký ức của những người từng sống và lớn lên ở Hà Nội. Vì vậy, không thể nào biện minh bằng lí do gì mà xóa đi những ký ức đó được. Nó là một phần số phận của thành phố, gắn liền với thành phố, như một phần lịch sử của thành phố. Cho nên chúng ta phải trân trọng và giữ gìn nó”.

Vụ tàn phá cây xanh này là một vết ố của Hà Nội.

Có thể nói, từ khi giải phóng Thủ Đô đến giờ, đã nửa thế kỷ nay, chưa bao giờ những người có trách nhiệm ở Hà Nội lại để lại một tiếng xấu nặng nề trong nhân dân đến như thế trong mấy ngày vừa rồi.

Tôi không nói giới lãnh đạo Hà Nội xấu, trong số họ, có không ít người rất tận tụy, để lại ấn tượng tốt lành trong nhân dân, như lần vi hành bằng xe buyt của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị để hiểu đời sống thực của nhân dân, đặc biệt là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội đã rất nhanh nhạy, có nhiều việc làm tốt đẹp, như một mình tay không vào hang ổ tướng cướp giải cứu con tin, việc lên tiếng minh bạch rõ ràng về nhóm người xấu núp danh Dư luận viên ngăn cản nhân dân tưởng niệm những chiến sĩ anh hùng đã hy sinh trên đảo Gạc Ma, để tránh sự hiểu lầm của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ và Nhà nước. Rồi còn nhiều, còn nhiều người nữa…. Tôi xin phép nói sau.

Nhưng việc hôm nay chúng ta bàn là vụ Cây Tặc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật ở Hà Nội đã thành một vết nhơ ô uế trong tâm khảm nhân dân cả nước và cả dư luận Quốc tế, bởi rất nhiều tờ báo Quốc tế đã đưa tin bình luận về vụ tàn sát cây xanh này.

Bây giờ thì ông Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu kiểm điểm Sở Xây dựng và đình chỉ mấy anh Trưởng phòng, Phó phòng. Việc con voi cuối cùng xử phạt một con muỗi. Đúng là một trò đùa. Người ta đã đùa trên nỗi đau của Dân. Đùa trên di sản của ông cha bị tàn phá.

Đành rằng Sở Xây dựng Hà Nội là có lỗi. Nhưng chả lẽ chỉ có họ có lỗi thôi ư? Liệu họ có gan làm cái việc động trời, là tàn phá môi trường và tiêu diệt lá phổi xanh của Thủ đô, nếu không có sự cho phép của những người đứng đầu chính quyền thành phố? Vậy vấn đề là trách nhiệm của ông Chủ tịch thành phố đến đâu? Và ông Phó Chủ tịch – người giúp việc cho Chủ tịch thế nào? Chẳng lẽ các ông chỉ biết nói một câu “rút kinh nghiệm” rồi phủi hết trách nhiệm, quay lại kiểm điểm cấp dưới như một người có trách nhiệm, một người ở ngoài cuộc, rồi đổ tất cả tội lỗi lên đầu họ.

Sở dĩ tôi nói đến vai trò của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, vì ông là người biết sớm nhất việc làm sai trái này, bởi ngay từ ngày 16/3, khi một loạt cây xanh bị đốn hạ, mà không phải cây sâu một, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã có thư ngỏ gửi đích danh ông. Ông Tuấn yêu cầu ông nên dừng ngay việc giết cây rồi cân nhắc kỹ và rà soát lại. Sau đó bức thư còn được đăng trên facebook cá nhân, rồi nhiều báo điện tử đăng lại. Tiếp đó, Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều học giả có uy tín đã lên tiếng, nhan nhản khắp các mặt báo là sự phản đối dữ dội những hành vi chặt phá cây xanh của nhân dân cả nước. Lẽ ra, nếu ông là người có trách nhiệm, người biết nghe tiếng nói của dân như ông nói, thì ông phải lệnh dừng ngay việc chặt cây, rồi tiếp đó là rà soát lại. Việc rà soát không phải là việc của sở xây dựng, mà là việc của Lãnh đạo Thành phố.

Thành phố phải lập ra một đoàn Khảo sát, gồm thành viên của nhiều đơn vị, nhưng dứt khoát trong đó phải có Công an, Viện Kiểm sát và đặc biệt là các nhà chuyên môn, các nhà khoa học. Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều nhà khoa học nhưng họ không được tham gia. Các ông cứ tự tung tự tác, bí mật như người buôn bạc giả, trong khi không có chuyên môn, chọn cây vàng tâm trồng thay cho bao nhiêu những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Vàng tâm đâu có thích hợp trồng ở thành phố, và khi các nhà khoa học lé mắt đến thì hóa ra cũng không phải vàng tâm, mà là cây mỡ, một loại cây chẳng có giá trị gì, đặc biệt là cho bóng mát, cảnh quan, và điều hòa môi trường, không khí.

Ông có thư hồi âm nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhưng đó chỉ là phép xã giao, trong đó thông báo cũng lại giao cho Sở xây dựng rà soát. Nghĩa là cũng lại nói cho có nói, một cách “ném bùn sang ao!”. Và rốt cuộc cây vẫn tiếp tục bị đốn hạ vô tội vạ, dù vẫn đưa tin trên truyền thông là Ủy ban đề nghị rà soát việc chặt cây. Xin các vị cứ lật lại các trang bao điện tử ở thời điểm ấy.

Mãi đến chiều ngày 19/3, một nhóm gồm các luật sư Vũ Trần Hải cùng các luật sư Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân đã có Thư khẩn cấp đề nghị dừng ngay việc chặt hạ 6.700 cây xanh. Thư gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bộ trưởng Bộ Xây dựng, và cả ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Các luật sư cho rằng việc chặt hạ 6.700 cây xanh của Hà Nội là làm trái, nếu không nói là chống lại Nghị định 64/2010 NĐ-CP, cần xử lý nghiêm người tham mưu và những kẻ làm trái pháp luật. “Chúng tôi chứng kiến sáng 19/3/2015 vẫn chặt hạ cây xanh, dù chiều 18/3 Văn phòng UBND Hà Nội có công văn yêu cầu Sở Xây dựng rà soát, nhưng không yêu cầu dừng chặt hạ. Chúng tôi cũng đã gửi thư đến Bí thư Thành ủy đề nghị xử lý phát ngôn thiếu thận trọng của ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, gây bức xúc dư luận. Chúng tôi sẽ kiên trì theo dõi việc giải quyết của các cơ quan chức năng và sẽ làm đến cùng”. Thông tin này đưa trên báo VOV.VN và nhiều báo điện tử khác in lại. Có lẽ đây là kiến nghị có sức mạnh nhất khiến ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo không thể không ra tay.

Và thế là sáng hôm sau, ngày 20/3, ông Nguyễn Thế Thảo mới phải ra lệnh dừng chặt cây, mà lẽ ra ông phải làm từ trước đó nửa tuần. Khi ông có lệnh này thì đã có 500 cây cổ thụ, là linh hồn và vẻ đẹp của cảnh quan Thủ Đô bị đốn hạ, có báo nói là 2000 cây. Điều này các cơ quan chức năng cần kiểm tra lại để có con số chính xác khi chúng ta rút kinh nghiệm. Và như thế, có thể nói, người cứu lá phổi xanh của Thủ Đô, người cứu bầu khí quyển của Thủ Đô là ba ông Luật Sư. Nếu các ông không có kiến nghị gửi đến Thủ tướng, không làm quyết liệt, mà cứ để lây nhây cho dân nói, dân phản đối, dân kêu gào, khóc lóc, chửi rủa thì cũng vẫn chỉ như nước đổ lá khoai, kể cả những đại biểu ưu tú nhất của Dân, như Giáo sư nổi tiếng thế giới Ngô Bảo Châu, nhà báo tài năng và có tâm đức Trần Đăng Tuấn, Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và tâm huyết Hoàng Đạo Kính, hay tôi nữa có lên tiếng thì cũng bằng không. Bởi chúng tôi chỉ là nhân dân.

Nhân dân là mác là chông. Là sông là Núi nhưng cũng không là gì…Vâng nhân dân là thế đấy. Khi có giặc thì chúng tôi là mác là chông, là sông là biển ngăn giặc, đánh giặc, rồi hy sinh thành hàng vạn, hàng triệu những nấm mồ vô danh ở Điện Biên, ở Thạch Hãn, ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở Biển Đông, ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Còn khi yên hàn, chúng tôi chẳng là gì cả.

Vì thế, có nói gì thì cũng bằng không. Bởi các ông có nghe đâu. Chính ông Phó Trưởng ban Tuyên giáo của các ông nói thẳng tưng trên công luận rằng không cần phải hỏi dân. Và nếu có ý kiến của dân thì cũng chỉ là một ý kiến, (chắc ám chỉ nhà báo Trần Đăng Tuấn). Ông Phó ban Tuyên giáo, người phát ngôn của các ông còn nói, nếu chính quyền mà cái gì cũng phải hỏi dân, thì còn sinh ra chính quyền làm gì?

Ôi chao ôi! Đã đến nỗi như thế thì sao các ông cứ nói “chính quyền của dân, do dân, vì dân”, rồi lại nữa, làm gì cũng phải để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Nhưng Dân nói còn không nghe thì Dân còn biết và bàn cái nỗi gì. Đã đến như thế thì xin các ông nên đổi tên đi, đừng gọi là Ủy ban NHÂN DÂN Thành phố Hà Nội nữa. Khỏi phải lùng bùng ngụy trang “nhân dân” làm gì, cứ gọi đúng cái tên của nó: Ví như Ủy ban Chính quyền Nguyễn Thế Thảo – Hà Nội, hay Ủy ban Nguyễn Quốc Hùng, Phan Đăng Long gì đó, chứ việc gì phải lôi “Nhân Dân” vào, trong khi ở đó đâu có chỗ cho Dân. Vì các ông đâu có cần hỏi dân, và các ông cũng không nghe Dân. Chỉ khi Bác Hồ còn sống, Bác mới nghe Dân thôi. Bác còn nói với mấy ông cán bộ rằng: “Bác hỏi dân, chứ Bác không hỏi các chú!”. Bây giờ Bác mất rồi, còn có ai nghe chúng tôi nữa không đây? Các ông thì dứt khoát là không rồi. Vì nếu các ông hỏi dân, nghe dân thực sự, chứ không phải nghe theo kiểu làm phép, nghe theo kiểu giả vờ thì chắc chắn câu chuyện đáng buồn này đã không thể xảy ra.

Vì thế ông Nguyễn Thế Thảo không thể phủi tay như một người ngoài cuộc. Ông là người lãnh đạo cao nhất của cấp chính quyền, chả lẽ ông không phải chịu trách nhiệm gì ư? Rốt cuộc, người gánh chịu mọi trách nhiệm lại là mấy ông ở Sở với mấy ông cấp phòng của Sở. Còn ông Nguyễn Thế Thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, ông Phó Ban Tuyên giáo Phan Đăng Long với phát ngôn coi thường dân tai tiếng đến như thế, thì vẫn chẳng có lỗi gì cả.

Đúng là một trò đùa. Các ông vừa đùa, vừa rất coi thường Dân. Coi thường cả dư luận xã hội. Nếu bây giờ báo chí thử làm một cuộc thăm dò ý dân, tôi giám chắc và xin cá cược hầu hết những người dân sẽ rất mong ông Thảo cùng mấy ông cộng sự của ông trong vụ chặt cây tai tiếng này từ chức rồi trao lại chính quyền của dân cho chính những người của dân đảm trách. Mà những người của dân ấy cũng đang ở trong đội ngũ của các ông thôi. Không thiếu đâu.

Ông nghĩ sao khi phóng viên đặt ra tới hơn 20 câu hỏi trong buổi họp báo, nhưng ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng lại trả lời qua quýt rồi nhanh chóng bước ra khỏi phòng?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi thấy đấy là một chuyện khôi hài. Một chuyện cũng rất đáng xấu hổ.

Thực ra, có ai bắt các ông ấy phải họp báo đâu. Nếu đã họp báo thì phải chuẩn bị kỹ, phải nắm chắc mọi vấn đề để giải tỏa dư luận. Cứ ú a ú ớ thì họp làm gì. Họp chỉ để nói chúng tôi minh bạch, không có lợi ích nhóm mà người ta tin ư? Người ta đâu chỉ nghe anh nói, mà còn xem anh làm. Mà lời nói với việc làm không đi đôi với nhau, thậm chí chúng chẳng có họ hàng gì với nhau thế mà lại cứ muốn người ta tin.

Nếu cần họp báo là họp trước lúc chặt cây, cần thông báo cho dân, cho giới truyền thông biết để có sự đồng thuận của toàn xã hội. Thậm chí, nếu thực sự đàng hoàng, không khuất tất và muốn được dân ủng hộ thì cần minh bạch thật trước dân. Ông chủ tịch có thể đàng hoàng lên Truyền hình Trung Ương, hoặc Kênh Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, vì Hà Nội là Thủ đô cả nước chứ không phải của chính quyền Hà Nội và người dân Hà Nội, ông chỉ cần nói chừng mười phút thôi, thông báo cho toàn dân biết, chúng ta cần từng bước hiện đại hóa Hà Nội, cần chỉnh trang thành phố, trong đó có việc thay thế những cây mục, những cây không phù hợp làm ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng cảnh quan, đặc biệt những cây có thể đổ gẫy trong mưa bão, như đã từng đổ cây, đè bẹp xe cộ, làm chết người. Để bảo đảm vẻ đẹp cảnh quan, đảm bảo môi trường đô thị và an toàn cho người dân tham gia giao thông, nhất là khi mưa bão, chúng tôi thấy cần loại bỏ 6700 cây. Chúng tôi đã treo biển đánh dấu những cây cần loại bỏ, đề nghị các nhà khoa học, các nhà sinh học và đông đảo nhân dân cùng chúng tôi rà soát lại số cây cần loại bỏ ấy và phát hiện thêm những cây chúng tôi còn bỏ sót. Rồi ông thông báo kinh phí thực hiện dự án này. Số tiền xã hội hóa bao nhiêu, đối tác là những ai, tiền chặt cây, tiền bán cây là bao nhiêu, đưa số tiền ấy vào ngân quỹ nhà nước, hay làm công tác xã hội hay làm gì với số tiền ấy. Rồi loại cây nào sẽ được chọn thay cho cây đã chặt. Thời gian nào thì chính thức chặt cây. Nếu đàng hoàng như thé, tôi tin cả xã hội sẽ đồng thuận.

Còn cứ làm một cách dấm dúi, chụp giật như thành phố vừa rồi mà còn mong nhân dân ủng hộ, mong có sự đồng thuận thì đó chỉ là chuyện ở trên mây.

Chính vì thế, cánh báo chí cứ hỏi gỗ khai thác đưa về đâu, bán bao nhiêu. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Cũng chính vì cái này mới có chuyện chặt cây. Bởi vừa rồi mang danh nghĩa thay cây sâu mọt, nhưng thực chất chỉ là trò ngụy trang trá hình để các vị khai thác gỗ, vì những cây các vị chặt có sâu mọt đâu. Nhiều cây gỗ cực đẹp, có tuổi thọ hàng trăm năm, giá lên đến mấy trăm triệu, đấy là theo định giá của dân. Mà định giá không khó lắm. Dân kinh tế, các nhà buôn gỗ có thể tính được ngay. Dân biết thực chất vấn đề , các nhà báo cũng biết ngay vấn đề nên họ cứ truy hỏi. Và các vị lãnh đạo thành phố thì lúng túng như gà vướng tóc.

Tất nhiên rồi sắp tới, các vị sẽ trả lời, và rồi cũng sẽ rất minh bạch, sẽ khó có chuyện xà xẻo thật. Nhưng đó là sự minh bạch khi không thể không minh bạch. Vì thế và chẳng có gì đáng để chúng ta phải chờ đợi những câu trả lời ấy nữa. Vì khi người dân cần câu trả lời thì lãnh đạo thành phố không trả lời. Còn bây giờ chỉ là sự hợp thưc hóa những chuyện khuất tất.

Tuy nhiên cũng vẫn cần thanh tra, nhưng thanh tra để quy trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể. Và tốt nhất, đúng như mấy vị luật sư nói, nên chuyển việc này cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để thanh tra chính phủ vào cuộc. Chứ Hà Nội gây ra sự cố động trời, Hà Nội lại Thanh Tra. Việc cần làm rõ trách nhiệm của ông Thảo, lại để ông Thảo chỉ đạo thanh tra của ông Thảo làm rõ, thế thì còn thanh tra cái nỗi gì.

Chuyện thật cứ như đùa. Ai mà tin được. Trẻ con cũng không tin chứ đừng nói dân. Vấn đề cần thanh tra là các loại cây họ chặt, có đúng sâu mọt như họ nói không?. Điều này không khó, cứ xem những bức ảnh báo chí đã chụp, rồi xem những thước phim dân quay, biết ngay thôi.

Vì thế tôi đã nói ngay, nói trắng phớ ra rằng đây là trò lừa đảo ngoạn mục giả danh cái đẹp. Người ta đã mượn cớ chỉnh trang thành phố, mượn cớ bảo đảm an toàn cho dân nhưng thực chất là việc khai thác gỗ và bán gỗ quý.

Muốn được người dân và toàn xã hội đồng thuận, không phải khó khăn gì. Chỉ cần thực sự công khai minh bạch ngay từ đầu, như tôi đã nói, và làm đúng như yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và làm tử tế là dân ủng hộ ngay.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Quang ghi

Đăng bởi: Ngô Minh | 25.03.2017

TRƯỚC TƯỢNG ĐÀI C GÁI

ĐỌC BỘ SÁCH ” NGÔ MINH TÁC PHẨM”, TẬP 3:

TRƯỚC TƯỢNG ĐÀI C GÁI

 Ngô Minh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt 20 năm trời, Ngư Thủy, cái xã bé nhỏ nơi góc biển Nam Quảng Bình quê tôi đã có một sự tích lớn làm nức lòng người : Đó là huyền thoại Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy anh hùng 5 lần bắn cháy tàu chiến Mỹ! Những ngày ấy, chỉ một Đại đội 37 cô gái thôi (sau này bổ sung có thời điểm lên 91 người), rứa mà C Gái Ngư Thuỷ đã được nhiều vị lãnh tụ nổi tiếng về thăm như chủ tịch Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro, đồng chí Trường Chinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng,… Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyễn Giáp đã hai lần về nghiên cứu chiến lược bảo về bờ biển và thăm C Gái ngay ở trận địa, cùng ăn cơm đạm bạc với các nữ pháo thủ. Cơm dọn ra trên trận địa pháo. Những hòm đạn được kê làm bàn. Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng đoàn đám phán của ta tại Hội đàm Paris cũng đã về thăm C Gái. Ông để lại mấy câu thơ : Chiều nay Xuân Thủy thăm Ngư Thủy / Trời biển mông mông đất Quảng Bình / Giặc Mỹ hay đâu cồn cát trắng / Anh hùng toàn những gái xuân xanh .Thăm C Gái còn có  các đoàn Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ Đức.v.v…  Chưa từng có một đơn vị pháo binh nhỏ ( lại là dân quân) lại được nhiều người nổi tiếng trong và ngoài nước đến thăm như thế. Đã 40 năm chiến tranh qua rồi vẫn có nhiều đoàn khách từ khắp cả nước vượt đường sá xa xôi về thăm các chị. Tặng quà, chụp ảnh đươi chân tượng đài. (Đọc tiếp…)

Choáng với bà vợ 15 ngày nhường giường cho chồng và gái bia ôm

Đêm tân hôn anh lao vào chị, sau đó lăn ra ngủ mặc chị mong manh choáng váng. Ngay đêm đó, chị đã có những dự cảm một tương lai bất hạnh, nhưng cũng không ngờ có ngày phải bế con nhường giường cho cô gái bia ôm sau câu hỏi trâng tráo của chồng.

Bây giờ, chị đã là giám đốc của một công ty thành đạt, tên tuổi được nhiều người biết đến. Không ai nghĩ bà giám đốc ấy đã có thời sống mà như chết khi ngày phải cơm nước cho bồ nhí của chồng, tối phải nhường chiếc giường hạnh phúc cho đôi tình nhân hú hí.

Sai lầm chết người lấy chồng để chạy trốn tình yêu

Tự thuật một dòng ngắn ngủi về quá khứ của mình, chị Đỗ Thị Thanh Hương (SN 1965, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) buột miệng hai từ: cùng cực.

Tuổi thơ của chị là những cơn ác mộng với người cha luôn đắm chìm trong men rượu. Ông uống rượu thay nước, có hơi men là lôi vợ con ra hành hạ. Trên tấm lưng nhỏ nhoi của chị, chồng chéo những lằn roi, là những lần chạy trối chết để tránh cán cuốc của cha vì không mua được rượu chịu. Nhiều đêm chị thức trắng nghe những tiếng nấc xé lòng của người mẹ sau cơn thịnh nộ của cha.

Năm 17 tuổi, chị yêu say đắm, nhưng tình yêu không vượt qua được quan niệm môn đăng hộ đối của cha mẹ chàng trai bởi nhà Hương quá nghèo.

Mối tình đầu chưa nguôi ngoai, chị được một thanh niên hiền lành trong xóm để mắt tới. Mấy tháng sau họ nên duyên vợ chồng. Hương kể, cuộc hôn nhân của mình chẳng khác gì một cuộc trốn chạy.

Chị trốn chạy khỏi mối tình đầu, trốn chạy khỏi “địa ngục trần gian” của người cha nát rượu. Nào ngờ nơi chị đến, sóng gió còn lớn hơn gấp nhiều lần. “Đêm tân hôn anh lao vào tôi, sau đó lăn ra ngủ mặc tôi mong manh choáng váng. Ngay đêm đó, tôi đã có những dự cảm một tương lai bất hạnh”, chị tâm sự.

ngoại tình, tình địch
Chị Hương đã nở nụ cười hạnh phúc sau cuộc hôn nhân “địa ngục”

Quả đúng như vậy, cuộc sống những ngày sau đong đầy nước mắt. Hết việc nhà chị lại tất tả ra đồng làm từ sáng đến tối mịt. Buổi trưa chỉ có đùm cơm, ít muối vừng mang theo (đó là còn hạnh phúc hơn bát cơm nửa phần cháy khét buổi chiều mẹ chồng để lại).

Những vụng dại buổi đầu của chị liên tục bị gia đình chồng chê bai, xỉa xói, chửi bới thậm tệ. Chị nói, nếu gia đình chồng thương yêu thì vất vả mấy chị cũng chịu được, vẫn cố theo ý nhà chồng. Song mọi nỗ lực bị chối bỏ, chị quyết định ra ở riêng.

Nhẫn nhịn phục vụ tình địch

Bắt đầu cuộc sống mới, anh chị cất căn nhà lá nho nhỏ ở tạm trên đất mẹ chị cho. Anh không làm ruộng như trước mà đi rừng tìm trầm. Chị một buổi đi làm thuê, một buổi đi học bổ túc. Một năm sau chị lấy được bằng cấp 3, tham gia công tác phát thanh xã, sau đó làm cô nuôi dạy trẻ.

Năm 1986, có cuộc thi viết kịch bản cho thiếu nhi, chị mạnh dạn đăng ký tham dự và đoạt giải nhất. Năm đó chị được Hội Nhà văn tỉnh Đồng Nai kết nạp làm thành viên. Cuộc sống mới mở ra, chị hạnh phúc vì đã thực hiện được ước mơ của mình, nhưng bi kịch mới lại xuất hiện.

Nhờ năng khiếu bẩm sinh, và mong muốn có nhiều tiền cho gia đình, chỉ 8 năm trong nghề, chị đã sáng tác được gần 70 tác phẩm và viết nhiều bài trên những tờ báo uy tín. Có tiền, chị xây nhà cửa khang trang, mua đất, xe cộ, biếu cha mẹ hai bên và mua vàng cất giữ.

Anh thì thay đổi tính nết. Từ một người đàn ông lam lũ, chân chất, anh bỗng bắt đầu tập tành nhậu nhẹt, suốt ngày tụ tập cafe rồi hát karaoke, bỏ mặc vợ con. Bao năm vất vả, nay có tiền, chồng thoải mái một chút cũng là chuyện thường, chị nghĩ vậy nên để anh thỏa sức vui vẻ.

Nhưng một ngày, chị chết đứng khi nghe tin chồng đang vui vẻ với gái bia ôm. Chứng kiến chồng và cô gái bán bia ôm đang ôm nhau tình tứ, chị chỉ muốn lao đến sỉ vả, xé họ ra thành trăm mảnh, nhưng lòng tự trọng đã ngăn lại. Chị bước lại mỉa mai: “Sao anh phải lén lút thế này cho thiên hạ chê cười. Anh thương ai cứ dắt về nhà, em cưới cho”. Không ngờ chồng làm thật. Mấy hôm sau chị đang lui cúi nấu nướng, anh dẫn tình nhân về ra mắt “bà lớn”.

“Ăn cơm xong, cô ta vẫn ngồi đó, họ không nói gì với tôi. Sau đó, cô ta đi thay bộ quần áo ngủ rồi vào phòng của vợ chồng tôi nằm. Anh ấy đi theo vào lên giường nằm kế bên nhân tình” chị nhớ lại.

Sốc trước thái độ của hai người, chị cay đắng bế con ra khỏi nhà. Đêm ấy, người mẹ trẻ lội bộ 10 km, bất chấp nguy hiểm, băng rừng vào nhà cô bạn thân tá túc.“Vừa đi vừa khóc. Tôi cứ thế bước đi trong vô thức, lúc đến được nhà bạn tôi thì trời đã rất khuya, con gái đã ngủ rũ trên vai mình. Đêm đó tôi thức trắng. Tôi nghĩ đến cái chết, nhưng nghĩ đến con, nghĩ đến người chồng phản bội và ả nhân tình thì lại đổi ý”.

Sáng hôm sau, chị đưa con gái về, chồng và tình nhân đã đi mất. Chị thầm nhủ, có lẽ họ đã nhận ra sai lầm và sự trơ trẽn của mình.

Nhưng không, chiều đến anh lại chở người đó quay lại bắt chị phục vụ ăn uống. Tối đến, họ ôm nhau ngủ, chị lại bồng con đi xuyên rừng đến nhà bạn xin tá túc. Đến ngày thứ 15, anh đi về một mình và hỏi: “Em ơi, chừng nào em cưới vợ cho anh?”. Câu hỏi của chồng như muôn vàn lưỡi dao đâm vào trái tim Hương. Chị lặng lẽ đi vào nhà, một lúc sau cầm tờ đơn li dị ra, nhẹ nhàng: “Anh ký đi, em cưới vợ cho anh”.

Tìm lại phần đời đã mất

Sau ba năm ly thân, cuối cùng chị cũng phải nói ra nguyên nhân chia tay trước tòa. Tài sản chung đều do chị làm ra, nhưng khi chia tay anh đòi lấy một nửa. Chia xong, anh bán đất, cưới vợ lên Bình Phước lập nghiệp. Chị bồng con rời quê lên thành phố tìm quên.

Cuộc đời đã không lấy đi của chị tất cả, sau hơn 17 năm lăn lộn kiếm sống với đủ thứ nghề, bưng bê, rửa chén, viết thuê, chị đã khẳng định được mình qua niềm đam mê viết lách.

Giờ đây chị là giám đốc một công ty chuyên dịch thuật, cung cấp bản thảo, kịch bản phim truyền hình… Nhắc đến chuyện xưa, chị ngậm ngùi: “Vì quá tự tin nên mình đã có những lựa chọn chưa đúng. Nói như vậy không có nghĩa là tôi tha thứ cho chồng. Anh đã từng phản bội tôi, giờ lại nói vì tôi có thể từ bỏ vợ hiện tại là điều không thể chấp nhận được. Nhưng nếu như tôi đừng quá cứng rắn, cho chồng cơ hội sửa sai thì con gái tôi vẫn có cha, không sống khép kín, có phần ích kỷ và có phần mất lòng tin với đàn ông như hiện nay”.

“Chuyện ngoài chồng ngoài vợ của đàn ông là lẽ thường tình, và mỗi người phụ nữ đều có cách đối mặt khác nhau. Có người im lặng nhẫn nhịn, có người đay nghiến, sỉ vả, có người li dị. Tôi đã trải qua mọi cảm xúc đau khổ tột cùng trước khi quyết định ly dị. Cuộc sống bây giờ tạm gọi là thành công, song sau những trải nghiệm đó, tôi thấy mình cũng đã mắc sai lầm”./.

(Theo PLO)

Older Posts »

Chuyên mục